30 thg 11, 2013

PVcomBank lên tiếng về vụ tự xưng nhân viên ngân hàng lừa đảo hàng trăm triệu đồng bằng chứng thư giả

PVcomBank chi nhánh Sài Gòn khẳng định không có nhân viên nào tên Nguyễn Hoàng Hải và các chứng thư bảo lãnh do đối tượng này đưa cho công CJ Vina Agri là hoàn toàn giả mạo.


Trên báo Lao động ngày 30/11 có bài “Lừa đảo hàng trăm triệu đồng bằng chứng thư ngân hàng giả mạo” của tác giả Phùng Bắc.


Theo bài báo thì đối tượng bị hại là Ông Lý Hải Minh (chủ trang trại chăn nuôi) tại ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TPHCM. Do cần tiền mua cám để phát triển đàn heo bán vào dịp Tết Nguyên đán sắp đến, nên ông Minh đã bị một người lạ xưng tên Nguyễn Hoàng Hải giả mạo là nhân viên của Ngân hàng PVcomBank có các hành vi lừa đảo hết sức tinh vi đó là làm giả chứng thư bảo lãnh của ngân hàng PVcomBank để thanh toán tiền cám cho Cty TNHH CJ Vina Agri và lấy phí bôi trơn là 7% trên tổng số tiền phát hành bảo lãnh.


Sau vụ ông Minh, ông Phùng Hữu Thành ở số 308 đường Nhuận Đức, tổ 6, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TPHCM, là chủ đại lý cấp 1 bán thức ăn gia súc vốn có quen biết với ông Minh, đồng thời cũng là khách hàng mua cám của CJ Vina Agri cũng bị lừa tương tự. Tuy nhiên, lần này công ty CJ Vina Agri đã tỉnh táo hơn và kiểm tra lại ngân hàng PVcomBank chi nhánh Sài Gòn thì phát hiện là bị giả mạo. Ngoài ra, khi Cty kiểm tra chứng thư trước đây là ông Minh nhận được từ ông Hải cũng đều giả mạo nốt, khiến các nạn nhân tá hỏa và trình báo lên cơ quan cảnh sát điều tra.


Sau vụ việc trên, chúng tôi đã liên hệ với PVcomBank chi nhánh Sài Gòn và PVcomBank hội sở thì được ngân hàng này cho biết, kể cả đối tượng tên Nguyễn Hoàng Hải và các chứng thư bảo lãnh đối tượng này đưa cho công ty CJ Vina Agri là hoàn toàn giả.


Cụ thể, PVcomBank cho biết, thời gian qua ngân hàng có nhận được các đơn đề nghị thanh toán của một số khách hàng về việc xác minh các chứng thư bảo lãnh do PVcomBank chi nhánh Sài Gòn phát hành số 000023/BL/2013 và các đề nghị khác về xác minh các chứng thư bảo lãnh số 000027/BL/2013; số 000012/BL/2013 và số 38/BLTT-SG do PVcomBank chi nhánh Sài Gòn phát hành.


Lừa đảo hàng trăm triệu đồng bằng chứng thư ngân hàng giả mạo Thư bảo lãnh của PVcomBank bị Nguyễn Hoàng Hải làm giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản[/caption]


Ngay sau khi nhận được yêu cầu của khách, PVcomBank đã kiểm tra toàn bộ các thông tin liên quan và khẳng định, PVcomBank chi nhánh Sài Gòn không phát hành các chứng thư bảo lãnh nói trên cũng như không có hồ sơ gốc liên quan (Thẩm định cấp tín dụng, hợp đồng).


Với cá nhân ông Nguyễn Hoàng Hải, người tự xưng là cán bộ của PVcomBank, ngân hàng khẳng định, kể từ khi thành lập PVcomBank chi nhánh Sài Gòn đến nay, ngân hàng chưa tuyển nhân viên nào có tên Nguyễn Hoàng Hải vào làm việc tại chi nhánh này.


PVcomBank cho biết thêm hiện ngân hàng đã có văn bản gửi cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Củ Chi, công an quận 12 TPHCM để khẳng định các thông tin trên và đề nghị hỗ trợ xử lý dứt điểm các đối tượng làm giả chứng thư bảo lãnh, đảm bảo uy tín cho PVcomBank.



Theo Trí Thức trẻ



PVcomBank lên tiếng về vụ tự xưng nhân viên ngân hàng lừa đảo hàng trăm triệu đồng bằng chứng thư giả

29 thg 11, 2013

Hàng trăm người bao vây tiệm vàng nghi vỡ nợ gần 170 tỷ

Khi biết tin chủ tiệm vàng ở Biên Hòa không còn khả năng chi trả với số nợ khổng lồ hơn trăm tỷ đồng, hàng trăm người đã kéo đến để đòi nợ.

Tối 28/11, hàng trăm người dân ở nhiều nơi trong tỉnh Đồng Nai kéo đến vây tiệm vàng Y.L (KP.5, P. Tân Hòa, TP.Biên Hòa) để đòi nợ. Ước tính sơ bộ, chủ tiệm vàng đã vay mượn của hàng trăm người với số tiền lên đến gần 170 tỷ đồng.


Theo thông tin ban đầu, vào chiều cùng ngày, có một chủ nợ đến gặp chủ tiệm vàng Y.L để đòi số tiền trên 2 tỷ đồng. Chủ tiệm cho biết không có tiền để trả. Bực tức, chủ nợ gọi điện cho một số “đàn em” kéo đến “dằn mặt”.


Chủ tiệm vàng gọi điện cho lực lượng công an địa phương và… tuyên bố vỡ nợ, không còn khả năng chi trả. Nhiều chủ nợ hay tin đã đã kéo đến để đòi tiền khiến khu vực xôn xao. Lực lượng công an, dân phòng được huy động để bảo vệ, giữ trật tự.


Các chủ nợ cho biết, họ cho chủ tiệm vàng Y.L vay hàng tỷ đồng với lãi suất từ 1,5 – 2,5%/tháng. Để tạo lòng tin, thời gian đầu chủ tiệm vàng luôn trả lãi đúng hạn. Vì vậy nhiều người sẵn sàng mang tiền đến để cho vay. Sau khi có tiền trong tay, chủ tiệm cho vay lại với lãi suất cao hơn để kiếm lời.


Tiệm vàng Y.L là ngôi nhà 3 tầng nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 1A. Gia đình kinh doanh vàng bạc đã nhiều năm và có uy tín trong khu vực. Sự việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.


Hàng trăm người bao vây tiệm vàng nghi vỡ nợ gần 170 tỷ


Zing/Tri thức



Hàng trăm người bao vây tiệm vàng nghi vỡ nợ gần 170 tỷ

28 thg 11, 2013

Lộ diện 3 nhà đầu tư đã mua gần 15% cổ phần VPBank từ OCBC


Tổng số tiền 3 cá nhân này phải bỏ ra để nắm 14,88% cổ phần VPBank từ OCBC là 55,5 triệu USD.



Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thông tin về việc thoái vốn của cổ đông chiến lược là Oversea-Chinese Banking Corporation Limited (OCBC). Theo đó, OCBC thoái toàn bộ 14,88% vốn, tương đương 85.830.457 cổ phần VPBank vào ngày 22/11 vừa qua.


Theo nguồn tin từ Singapore Bussiness Review, OCBC bán lại số cổ phần này cho 3 nhà đầu tư cá nhân Việt Nam là ông Huỳnh Bá Lân, bà Ngô Thu Thủy và bà Phạm Vũ Thị Như Hoàng.
Tổng số tiền 3 cá nhân này phải bỏ ra để nắm 14,88% cổ phần VPBank từ OCBC là 55,5 triệu USD, tương đương 69,3 triệu SGD.


Trước OCBC, công ty cổ phần đầu tư Châu Thổ, một cổ đông lớn khác sở hữu gần 15% VPBank cũng đã thoái vốn khỏi ngân hàng này cách đây 1 năm. Tuy nhiên danh tính của nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức nào đã mua cho đến nay vẫn là dấu chấm hỏi.




Không chỉ có vậy, năm 2012, người nhà ông Ngô Chí Dũng, chủ tịch HĐQT VPBank cũng thực hiện chuyển nhượng lượng lớn cổ phần VPBank.


Theo báo cáo quản trị năm 2012 thì bà Ngô Thị Khánh Hòa đã bán 25.220.570 cổ phần VPBank, tương đương tỷ lệ 4,99%; bà Ngô Thanh Hằng, bán 393.242 cổ phần, tỷ lệ 0,08% và bà Hoàng Anh Minh bán 11.743.966 cổ phần, giảm tỷ lệ sở hữu từ 3,47% xuống còn 0,99%. Tổng cộng 3 người nhà ông Dũng đã chuyển nhượng 37.367.787 cổ phần VPBank, tương đương 7,55% cổ phần của VPBank trong năm trước. Việc chuyển nhượng này chủ yếu là cấu trúc lại nhằm nâng cao tính tập trung quản lý số cổ phần này.

Lộ diện 3 nhà đầu tư đã mua gần 15% cổ phần VPBank từ OCBC

Theo Trí Thức Trẻ




Lộ diện 3 nhà đầu tư đã mua gần 15% cổ phần VPBank từ OCBC

Được tiếng làm ngân hàng: Lương bèo, sức kiệt

Lương thì giảm, công việc bận rộn chiếm hết thời gian sinh hoạt, chăm lo cho gia đình của nhân viên giao dịch nhà băng. Tại bộ phận dự án, ai cũng phải “chạy hết công suất” vì cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.


Là nhân viên ngân hàng – ai cũng cho là sẽ giàu, hoặc rất giàu. Sự thật, khi một báo cáo gần đây công bố 12 triệu đồng là lương trung bình của nhân viên nhà băng, ít người trong ngành thấy đúng. Phần lớn đều cho rằng, mức lương “hạng sang” đó không nằm trong tài khoản của mình. Thậm chí, họ còn phải mệt nhoài “cày cuốc” chỉ để nhận mức lương thấp hơn phân nửa.


Áp lực tăng, lương giảm


Ngành ngân hàng luôn là tâm điểm của vòng xoáy suy thoái kinh tế. Hầu hết các ngân hàng đều phải nếm mùi nợ xấu, tăng trưởng tín dụng chậm, vì thế, không khó tránh khỏi việc cắt giảm nhân sự, chi nhánh để tồn tại. Đối với những nhân sự còn trụ lại được cũng phải đối mặt việc lương thưởng bị cắt giảm mạnh. Khái niệm lương “khủng”, ngành “hot” gần như biến mất, nhất là với ngành ngân hàng.


Tại các ngân hàng, hiện mỗi bộ phận đều có những áp lực riêng, giao dịch áp lực về thời gian, tín dụng áp lực về chỉ tiêu… khiến nhiều nhân viên cho rằng mức lương nhận được quá “bèo” so với công sức bỏ ra.

Anh Nguyễn Bá Tân, cán bộ tín dụng một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) ở Tân Bình, cho biết, áp lực công việc luôn khiến anh cảm thấy căng thẳng, nhất là đối với cán bộ tín dụng. Bi kịch có thể đến bất cứ lúc nào nếu khách hàng vay mà không trả được nợ.


Cho vay khó bao nhiêu thì huy động khó bấy nhiêu. Thời buổi kinh tế khó khăn, huy động được vốn trở nên khó gấp đôi. Với nhân viên gia đình khá giả và có mối quan hệ rộng thì còn có cơ hội huy động đủ chỉ tiêu, chứ với người bình thường, ít mối quan hệ thì việc hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn khó hơn leo núi.


Theo chị Lê Hồng Hiếu, nhân viên tín dụng ngân hàng Phương Nam (Bình Thạnh), nhân viên dù tốt về chuyên môn nhưng không đạt chỉ tiêu thì coi như vẫn chưa hoàn thành công việc. Khi đó, lương giảm và thưởng cũng chẳng còn.


Công việc căng thẳng, áp lực, nhưng mức lương chị Hiếu nhận được chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian vật lộn với công việc, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do không chịu được áp lực về chỉ tiêu doanh số huy động, chị Hiếu quyết định thôi việc.


Lương ngân hàng rất khác biệt ở các bộ phận, vị trí, tùy theo tính chất công việc Lương ngân hàng rất khác biệt ở các bộ phận, vị trí, tùy theo tính chất công việc[/caption]


Đối với nhân viên giao dịch, lương thì giảm mà công việc lại quá bận rộn, chiếm hết thời gian sinh hoạt, chăm lo cho gia đình. Các nhân viên ở bộ phận dự án cũng phải “chạy hết công suất” vì các ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt.


Chị Nguyễn Thị Diệu – nhân viên giao dịch ngân hàng ACB (Gò Vấp) chia sẻ: “Đi làm từ sáng đến 8 giờ tối, lương cũng chỉ hơn 6 triệu đồng/tháng. Áp lực công việc, doanh số khiến tôi không còn thời gian dành cho gia đình. Bởi vậy, từ nội trợ, dọn dẹp nhà cửa đến đưa đón con đi học… đều dồn hết cho ông xã. Người nhà cũng không ngờ làm việc tại ngân hàng vất vả thế, đi sớm về muộn nên đôi lúc tôi cũng thấy ngại”.


Sau “bức bình phong” báo cáo


Theo báo cáo tài chính quý III và 9 tháng đầu năm 2013, phần lớn các ngân hàng như ACB, DongA Bank, Navibank, OceanBank… lợi nhuận đều giảm 10-30% so với năm 2012 khiến thu nhập của nhân viên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các ngành nghề khác, ngành ngân hàng vẫn giữ được ở mức thu nhập ổn định, bình quân trên 10 triệu đồng/tháng. MB, VietinBank có mức thu nhập khá cao, trên 17 triệu đồng. Các ngân hàng khác có thu nhập thấp hơn nhưng cũng ở mức 12-15 triệu đồng, như Sacombank, Techcombank, VPBank, BIDV…


Tuy vậy, trên thực tế, để được hưởng mức lương cao như vậy, một nhân viên ngân hàng cho biết chị làm ở ngân hàng A. đã hơn 4 năm, mỗi ngày vùi mặt ở cơ quan 10-11 tiếng. Thời điểm cuối quý hay cuối năm, nhiều khi phải làm từ sáng đến hơn 10h đêm. Tuy nhiên, mức lương chị đang được trả là hơn 7 triệu đồng/tháng.


Anh Hoàng Quân, nhân viên kinh doanh của ngân hàng VP Bank, phân trần, mức lương tháng của anh cũng chỉ 5-8 triệu đồng/tháng như nhiều nhân viên khác chứ không cao như công bố của ngân hàng. Số tiền này để trang trải cuộc sống và chi tiêu cá nhân anh cũng chưa đủ. Anh đã phải sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như thấu chi tài khoản, vay thế chấp lương và dùng thẻ tín dụng… ” để bù vào.


Lãnh đạo có chân trong Hội đồng quản trị một ngân hàng TMCP quy mô lớn thừa nhận, thu nhập trong ngành có sự phân hóa khá lớn giữa nhân viên và lãnh đạo cấp trung, cấp cao. Song vị này chia sẻ, dân ngân hàng không hề sung sướng bởi áp lực về giờ giấc, về doanh số cũng như rủi ro rất lớn.


Trên thực tế, chỉ có rất ít ngân hàng công bố mức thu nhập của Hội đồng quản trị bởi điều này được cho là hết sức “nhạy cảm”, và không phải thành viên nào trong Hội đồng quản trị cũng có mức thu nhập như nhau.


Theo nhiều chuyên gia, mức lương “khủng” giành cho nhân sự cấp cao ngành ngân hàng là thỏa đáng, bởi tính chất công việc của họ có sự khác biệt so với các ngành khác và phải chịu trách nhiệm cao hơn nên không có chuyện lãnh đạo nhà băng mà… an nhàn.


Lý giải về mức lương, thu nhập bình quân, một lãnh đạo trong ngành ngân hàng cho rằng, thu nhập bình quân thực chất là chỉ tiêu được tính toán dựa trên các khoản chi cho lương, phụ cấp trên tổng số nhân sự của cả ngân hàng gồm cả lãnh đạo và nhân viên. Mức lương nhiều hay ít tùy thuộc vào từng bộ phận, vị trí. Có những bộ phận hưởng mức lương vài chục triệu đồng, có bộ phận chỉ ở mức 4-6 triệu đồng/tháng. Bởi vậy, con số trên cũng chưa phản ánh chính xác thu nhập của nhân viên ngân hàng.


VEF


Được tiếng làm ngân hàng: Lương bèo, sức kiệt

Đại diện gói tài trợ 10 tỉ USD lộ chân tướng kẻ chuyên lừa đảo

Ngày 28/11, đường dây nóng báo Lao Động nhận được thông tin của bạn đọc phản ánh, liên quan đến dự án “viện trợ 10 tỉ USD”, họ đã mất tiền tỉ để được ông Paul Lê Hùng “giúp đỡ”.


 “Đại gia” mượn tiền


Lần theo các tài liệu do ông Paul Lê Hùng cung cấp, phóng viên phát hiện có nhiều người mất tiền, có nguy cơ tán gia bại sản vì tin lời ông Hùng. Trong số này, ông Lê Văn Đăng – Giám đốc Cty CP đầu tư xây dựng phát triển Đồng Tháp Mười (trụ sở tại huyện Tân Phước, Tiền Giang), là “đối tác” của ông Hùng – vừa là nạn nhân mất tiền, vừa bị người khác tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Ông Lê Văn Đăng – một trong những nạn nhân đang tố dấu hiệu lừa đảo của ông Paul Lê Hùng với phóng viên Lao Động.

Theo trình bày của ông Nguyễn Văn Lắm – Giám đốc Cty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Hữu Lợi (trụ sở tại huyện Châu Thành, Tiền Giang) – đầu năm 2012, ông Lê Văn Đăng đến Cty của ông Lắm bàn việc hợp tác kinh doanh, đầu tư xây dựng công trình giao thông, cụ thể là đường tỉnh 878 và 871B.


Ông Đăng đưa ra bộ hồ sơ gồm nhiều giấy tờ chứng minh tỉnh đang kêu gọi đầu tư và giấy tờ chứng minh hỗ trợ vốn vay của tập đoàn tài chính Hoa Kỳ do ông Paul Lê Hùng làm đại diện tại Châu Á – Thái Bình Dương.


Theo đó, bộ hồ sơ do ông Paul Lê Hùng làm “đại diện” đang có nguồn vốn “cho không” cực lớn, mỗi năm sẽ giải ngân cho Việt Nam 10 tỉ USD mà không đòi hỏi gì. Ngoài những giấy tờ đóng mộc tiếng nước ngoài có màu đỏ, bộ hồ sơ còn có những tài liệu đóng mộc nổi, do ông Paul Lê Hùng ký, xác thực về tài trợ.


Ông Lê Văn Đăng - một trong những nạn nhân đang tố dấu hiệu lừa đảo của ông Paul Lê Hùng với phóng viên Lao Động. Ông Lê Văn Đăng – một trong những nạn nhân đang tố dấu hiệu lừa đảo của ông Paul Lê Hùng với phóng viên Lao Động.[/caption]


Sau khi hai bên ký kết hợp tác, ngày 6/2/2013, ông Paul Lê Hùng gửi cho ông Đăng và ông Lắm mỗi người một văn bản “ủy nhiệm tiếp nhận vốn vay”, nội dung Cty JOES đồng ý cho Cty LIZ (Limited Investments Zoone, LP, USA) do chính ông Paul Lê Hùng làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ được vay vốn đầu tư 650 triệu USD vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nam. Nay Cty LIZ ủy nhiệm cho Cty Đồng Tháp Mười và Cty Hữu Lợi được quyền tiếp nhận 100 triệu USD để làm đường Thủ Thừa – Hòa Khánh ở Long An.


Theo tài liệu do ông Lắm và ông Đăng cung cấp, ngay trong ngày “ủy nhiệm tiếp nhận vốn vay” ngày 6/2/2013, ông Paul Lê Hùng có một biên nhận nhận của ông Đăng 40.000USD. Trước khi có “ủy nhiệm” này, có thêm một biên nhận khác đề ngày 25/12/2012, ông Paul Lê Hùng ký nhận của ông Đăng 30.000USD. Ngoài ra, ông Lắm còn tố cáo ông Đăng mượn của ông 1,5 tỉ đồng để “quan hệ” và “làm thủ tục”.


Sau khi báo chí đăng bài về dự án viển vông này, cả ông Lắm và ông Đăng mới biết mình bị lừa. “Theo đuổi dự án này, tôi kiệt quệ về kinh tế lẫn tinh thần.


Khi tôi hết tiền, ông Paul Lê Hùng mấy lần kêu đưa tiền để ông đi “quan hệ”. Tôi khổ quá, đưa mỗi lần 2 triệu đồng ông Paul Lê Hùng cũng cầm luôn” – ông Đăng nói.


Tán gia bại sản vì dự án


Ngoài ông Đăng và ông Lắm đứng ra “tố” ông Paul Lê Hùng, một số người có liên quan đến “dự án” này cũng bắt đầu gọi cho PV đề nghị cung cấp thông tin. Ông Lê Văn Đăng cho biết, suốt mấy ngày qua ông mất ăn mất ngủ vì bị nhiều chủ nợ khác đòi tiền.


“Theo dự án này, nhiều lúc tôi phải vay nợ xã hội đen. Hiện giờ tổng nợ của tôi lên đến 4 tỉ đồng. Mãi đến khi báo đăng, tôi mới biết mình đã tin nhầm người, tin vào một dự án không tưởng. Bây giờ nợ nần chồng chất, chắc sẽ giải tán Cty rồi bán vườn, bán đất để trả nợ. Mình ngu mình chịu chứ không thể mất chữ tín với mọi người” – ông Đăng nói.


Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lắm cho biết, ngoài hàng loạt giấy tờ đóng dấu chìm, dấu nổi, ông Paul Lê Hùng còn gửi kèm một tờ trình của liên danh LIZ (ông là giám đốc) – Vạn Phú Gia (trụ sở tại quận 7, TPHCM) gửi Bộ GTVT xin được làm chủ đầu tư các dự án BT và BOT “từ cấp tỉnh tới cấp quốc gia”. “Mới đây, tôi lần theo địa chỉ của Cty này thì phát hiện trụ sở chỉ rộng chừng… 4m2! Lúc này tôi mới hỡi ơi, nhưng tiền thì mình đã mất rồi”.


Tối 28/11, PV đã lần theo “địa chỉ liên hệ” của ông Paul Lê Hùng ở TPHCM. Đây là một căn nhà cấp 4 nằm trong hẻm nhỏ, được ông Paul Lê Hùng thuê và chuẩn bị trả. Ngày 28/11, PV nhiều lần gọi điện cho ông Paul Lê Hùng để xác minh thông tin, nhưng ông liên tục bấm máy bận, một lúc sau thì máy tắt hẳn, không liên lạc được.


Lao động


Đại diện gói tài trợ 10 tỉ USD lộ chân tướng kẻ chuyên lừa đảo

27 thg 11, 2013

Ba giám đốc chiếm đoạt hơn 175 tỷ đồng của Vietinbank

Ngày 27/11, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và bắt giam 3 giám đốc doanh nghiệp tư nhân về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu tài liệu.



Các nghi can gồm: Cao Thành Duy (Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp 68); Ngô Thị Mai Hoa (Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Ninh Bình) và Nguyễn Tuấn Sơn (Giám đốc Cty cổ phần Giải pháp mạng và phân phối máy tính). Riêng bị can Sơn bị khởi tố về cả hai tội danh trên, hiện không có mặt ở nơi cư trú.


Do nợ nhiều cá nhân và một ngân hàng có chi nhánh tại Ninh Bình, Hoa đã lập nhiều công ty khác nhau cho người nhà và nhân viên đứng tên, sau đó lập khống hợp đồng, hoá đơn giá trị gia tăng làm thủ tục vay 50 tỷ đồng tại Vietinbank Hoàng Mai. Số tiền vay được, Hoa sử dụng để trả các món nợ đã vay từ trước.


Ngoài ra, Hoa còn sử dụng pháp nhân của công ty vay ngân hàng này 3,8 triệu USD để nhập khẩu nông sản. Mặc dù công ty của Hoa đã thế chấp toàn bộ nông sản nhập khẩu trị giá tương đương 78 tỷ đồng cho Vietinbank Hoàng Mai nhưng Hoa đã tự ý bán toàn bộ số hàng hoá này, không trả nợ cho ngân hàng.


Tương tự, bị can Nguyễn Tuấn Sơn cũng đã làm giả các hồ sơ, hoá đơn để vay gần 9 tỷ đồng, mất khả năng thanh toán; bị can Cao Thành Duy cũng còn nợ ngân hàng hơn 20 tỷ đồng.


Ba giám đốc chiếm đoạt hơn 175 tỷ đồng của Vietinbank


Theo Tiền Phong




Ba giám đốc chiếm đoạt hơn 175 tỷ đồng của Vietinbank

Ngân hàng ngoại rút hết vốn khỏi VPBank

VPBank vừa chia tay cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất là Ngân hàng Singapore Oversea-Chinese (OCBC), sau khi đơn vị này bán toàn bộ hơn 85,8 triệu cổ phiếu, tương đương gần 15% vốn điều lệ.

Ngân hàng Oversea-Chinese (OCBC) – nhà băng lâu đời nhất Singapore, vừa chuyển nhượng toàn bộ hơn 85,8 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Theo thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và VPBank, OCBC cho biết họ chính thức không còn là cổ đông từ ngày 22/11.


Trước khi chuyển nhượng, OCBC sở hữu 14,88% cổ phần và là cổ đông nước ngoài duy nhất cũng như lớn nhất tại VPBank. OCBC rót vốn lần đầu vào VPBank từ tháng 3/2006 khi mua lại 10% cổ phần với giá gấp khoảng 4,5 lần mệnh giá. Tháng 8/2008, nhà băng ngoại này lại rót tiếp khoảng 25,5 triệu USD để nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 15%. Hiện vẫn chưa có thông tin về chủ nhân mới của số cổ phần mà OCBC đã chuyển nhượng.


Như vậy, chỉ trong vòng một năm, 2 cổ đông lớn đã thoái vốn khỏi VPBank. Trước OCBC, cuối tháng 12/2012, Công ty cổ phần Đầu tư Châu Thổ cũng bán toàn bộ hơn 86,5 triệu cổ phiếu VPBank. Trước khi bán, Đầu tư Châu Thổ cũng nắm gần 15% cổ phần và là cổ đông lớn nhất.


9 tháng vừa rồi, VPBank tăng trưởng tín dụng với tốc độ ấn tượng nhất ngành là 28%. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng không cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái do phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu khá lớn.



Theo vnexpress.vn



Ngân hàng ngoại rút hết vốn khỏi VPBank

Những vụ kiện ngân hàng "thật như đùa" ở Việt Nam


Khách đi kiện ngân hàng vì bực mình mất vài ngàn đồng, nhân viên ngân hàng ôm sổ đỏ thế chấp tại ngân hàng của khách đi cắm,…


Khách đi kiện ngân hàng vì bực mình mất vài ngàn đồng, nhân viên ngân hàng ôm sổ đỏ thế chấp tại ngân hàng của khách đi cắm, giám đốc ngân hàng hứa suông làm khách mất cả trăm triệu… là những vụ kiện hy hữu của khách hàng đối với giới ngân hàng thời gian qua.


Bực mình khi mất thêm 5.500 đồng


Ông Quang, một khách hàng của VCB, ở Tp.HCM, ngày 3/4/2013, ông đến trụ ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) để rút 15 triệu đồng. Mọi khi ông chỉ cần giao dịch ba lần (mỗi lần được rút 5 triệu đồng), tốn phí rút tiền là 3.300 đồng.


Tuy nhiên, thời điểm đó, trụ ATM ở đây chỉ còn tiền mệnh giá 50.000 đồng nên ông buộc phải rút đến tám lần, mỗi lần được 1.750.000 đồng, mất 8.800 đồng tiền phí mà vẫn chưa đủ số tiền định rút.


Bực mình khi mất thêm 5.500 đồng so với mọi khi mà chưa đủ số tiền cần có, ông Quang vào phòng giao dịch của VCB ở địa chỉ trên khiếu nại. VCB đã tiếp xúc và giải thích, nhưng ông không hài lòng và đã gửi đơn khởi kiện yêu cầu VCB trả lại… 5.500 đồng.


TAND quận 1 (nơi VCB đặt trụ sở) đã thụ lý vụ kiện. Và ông Quang cũng đã đóng tạm ứng án phí 200.000 đồng theo thông báo của tòa này. Cuối tháng 9, tòa đã tiến hành hòa giải nhưng bất thành.


Vị khách tự tin nói về việc đòi lại 5.500 đồng: “Tôi tin mình sẽ thắng kiện. Việc đi kiện là nhằm để ngân hàng nhận lỗi, công khai sửa chữa. Đây là thiện chí xây dựng chứ không phải phá hoại”.


Bị kiện vì làm mất sổ đỏ của khách


Làm mất “sổ đỏ” của khách hàng, một chi nhánh Ngân hàng NNPTNT từng bị tòa án tuyên buộc bồi thường hơn 2,6 tỉ đồng và cắt luôn tiền lãi.


Theo đó, khổ chủ vay Chi nhánh NH NNPTNT Tân Lập (TP.Buôn Ma Thuột) 800 triệu đồng, thời hạn vay 12 tháng, thế chấp một sổ đỏ. Tuy nhiên, “sổ đỏ” của khách hàng này bị nhân viên phòng giao dịch – đem ra ngoài cầm cố vay tiền cho cá nhân.



Sau nhiều lần khiếu nại không được giải quyết, đồng thời bị bên mua thúc bách bồi thường 4 tỉ đồng, khách hàng đã khởi kiện đòi Chi nhánh NH NNPTNT Tân Lập bồi thường hơn 2 tỉ đồng cộng lãi phát sinh.


Sau đó, TAND TP.Buôn Ma Thuột xét xử sơ thẩm, tuyên buộc Chi nhánh NH NNPTNT Tân Lập phải bồi thường cho khách 2 tỉ đồng và lãi suất hơn 614 triệu đồng, do làm mất sổ đỏ của khách. Tòa tuyên người khởi kiện chỉ trả 800 triệu nợ gốc, không phải trả lãi cho Chi nhánh NH NNPTNT Tân Lập.


Tuy nhiên sau đó, vụ việc diễn biến theo chiều hướng khác, cho thấy rất nhiều điều bất ngờ hy hữu trong việc xử lý tài sản thế chấp ngân hàng để trả nợ.


Tin lời giám đốc ngân hàng, mất trắng 400 triệu đồng


Tin lời một giám đốc ngân hàng, ông Ngô Đăng Chính chuyển gần 400 triệu đồng vào tài khoản của một doanh nghiệp có xe tải bị ngân hàng trên xiết nợ để được mua lại chiếc xe này. Tuy nhiên, sau đó ông Chính vừa không mua được xe, vừa bị mất trắng số tiền trên – thông tin trên báo Dân Việt.


Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên- Huế mời ông về phòng làm việc của bà để bàn việc mua xe ô tô tải của một công ty bị ngân hàng này xiết nợ.


Tuy nhiên, sau đó ông Chính không mua được chiếc xe này và bị mất luôn số tiền gần 400 triệu chuyển khoản để mua xe bởi trót nộp vào tài khoản của công ty xiết nợ. Nạn nhân của vụ việc sau đó cho biết đã nộp đơn lên TAND thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên- Huế) để khởi kiện bà Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nam Thừa Thiên- Huế.


Theo nội dung đơn kiện, ông Chính đòi bà này bồi thường số tiền 394 triệu đồng cộng với lãi suất đã chiếm đoạt của ông Chính qua việc lợi dụng sự tín nhiệm của ông này.


Trước đó, ngân hàng Vietinbank đã cử tổ công tác vào làm việc với ông Chính. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, đại diện Vietinbank thoái thác trả lại tiền cho ông Chính và khuyên ông Chính rút đơn khiếu nại để được ngân hàng này… hỗ trợ.


Ngân hàng kiện khách vay “bóng chim tăm cá”


Đến hạn trả nợ, DN bỏ trốn khỏi nơi cư trú, che giấu địa chỉ cư trú. Ngân hàng khởi kiện, nhưng tòa không thụ lý vụ án vì không xác định địa chỉ người bị kiện.


Theo phản ánh của NHTMCP Quân đội (MB), đăng trên Thời báo Ngân hàng, từ thời điểm ngày 31/5/2011, đơn vị này có cho một DN vay hơn 100 tỷ đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ, khách hàng đã thế chấp cho MB các tài sản gồm: 3 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, 2 xe ô tô, 68 thiết bị máy móc và hàng tồn kho, hàng tồn kho luân chuyển là hạt nhựa công nghiệp và khoản phải thu.


Đến tháng 10/2012, khách hàng phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng đã nhiều lần thông báo yêu cầu khách trả nợ nhưng khách hàng không có thiện chí trả nợ. Tháng 11/2012, người đại diện theo pháp luật của DN đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, theo xác minh thông tin MB được biết đối tượng này đã đi sang nước ngoài (Canada).


MB đã tiến hành thủ tục khởi kiện khách hàng nhằm thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên, khi MB và một số nguyên đơn dân sự khác khởi kiện thì được Tòa án hướng dẫn và giải thích đối với trường hợp bị đơn đã bỏ đi khỏi nơi cư trú trước khi Tòa án thụ lý vụ việc thì Tòa án ra quyết định “đình chỉ giải quyết vụ án” theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự.


Đồng thời, trả lại đơn khởi kiện cho ngân hàng với lý do chưa có đủ điều kiện khởi kiện vì một trong các điều kiện là nguyên đơn phải cung cấp được địa chỉ của bị đơn. Vụ việc này gây lo ngại về tiền lệ các vụ việc khó xác định nơi cư trú của khách vay gây thiệt hại cho giới ngân hàng.



Theo Infonet




Những vụ kiện ngân hàng "thật như đùa" ở Việt Nam

Từ việc rút tiền bằng sổ tiết kiệm giả, hé lộ đường dây mua bán đô la giả


Trước đó đối tượng đã liều lĩnh sử dụng một sổ tiết kiệm giả mang tên Khinh, có số dư 72 tỷ đồng, đến ACB Bắc Giang để làm thủ tục rút 3 tỷ đồng.


Ngày 26/11, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang đã báo cáo tiến độ điều tra và khởi tố vụ án hình sự lưu hành giấy tờ có giá giả và lưu hành tiền giả với khối lượng lớn xảy ra tại Bắc Giang và một số tỉnh phía Nam. Qua điều tra đã bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan đến vụ án.


Trước đó, Triệu Văn Khinh, trú tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cùng Nguyễn Hoàng Giai, trú tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh và Nguyễn Anh Đức, trú tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã liều lĩnh sử dụng một sổ tiết kiệm giả mang tên Khinh, có số dư 72 tỷ đồng, đến Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Bắc Giang (ACB Bắc Giang) để làm thủ tục rút 3 tỷ đồng.


Qua kiểm tra trên hệ thống máy tính của ngân hàng, nhân viên giao dịch phát hiện sổ tiết kiệm trên là giả nên đã báo ngay cho cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành bắt giữ 3 đối tượng Khinh, Giai và Đức.


Tại cơ quan điều tra, Khinh và đồng bọn khai nhận được Lê Thanh Phong, trú tại TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau và Trần Văn Tám, trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang giao cho sổ tiết kiệm giả có số dư 72 tỷ đồng nêu trên.


Ngoài hành vi lưu hành giấy tờ có giá giả, Khinh còn khai đã cùng Giai sang Trung Quốc mua 10 ngàn USD giả hết 140 triệu đồng đem vào TP Hồ Chí Minh giao cho Tám tiêu thụ. Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt Phong, Tám và Dương Hoàng Anh, trú tại quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh (đồng bọn của Phong và Tám).


Quá trình điều tra đến nay xác định: Cuối năm 2010, Tám quen Nguyễn Văn Tân, trú tại TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Tân cho biết đang tìm mua thùng tiền đôla Mỹ có mệnh giá từ 1 USD đến 100 USD giả và các loại USD có mệnh giá 1 triệu USD, 10 triệu USD, 1 tỷ USD để thu hồi lại theo “đặt hàng” của Chính phủ Mỹ. Để làm tin với Tám, sau này, Tân có đưa cho Tám một giấy ủy quyền bằng tiếng Anh và bản dịch ra tiếng Việt, có nội dung Chính phủ Mỹ ủy quyền cho Tám thu mua đô la mệnh giá 100 USD giả. Kèm theo giấy ủy quyền là một bản hợp đồng có ghi sẵn giá mua là 67% (tức 100 USD giả được mua với giá 67 USD thật).


Từ việc rút tiền bằng sổ tiết kiệm giả, hé lộ đường dây mua bán đô la giả


Với một bản hợp đồng béo bở, đổi tiền giả lấy tiền thật như vậy, dĩ nhiên là Tám đồng ý. Tám tiếp tục viết giấy ủy quyền cho Phong, Đức, Tuấn để mọi người cùng tham gia tìm kiếm đôla giả.


Thông qua Giai, Đức gặp Khinh và được Khinh nhận lời cung cấp đôla giả; nhưng với yêu cầu là phải ứng trước tiền thật để mua với giá 180 triệu/ lốc (tương ứng với 10 ngàn USD giả). Ngày 9/8/2013, Giai cùng Khinh sangTrung Quốc mua được 10 ngàn USD giả, đem vào TP Hồ Chí Minh, thông qua các trung gian đưa đến cho Tám để Tám giao cho Tân.


Thấy mọi việc êm xuôi, Tân bảo Tám đưa Khinh vào TP Hồ Chí Minh để ký hợp đồng mua 506 triệu USD giả. Tiền mua USD giả sẽ được Tântrả bằng sổ tiết kiệm. Thực chất là “lấy mỡ nó rán nó”, Khinh sẽ nhận được sổ tiết kiệm giả để trả cho số tiền giả Khinh mua về. Tám cũng được Tân làm cho một số tiết kiệm giả với số dư 600 ngàn USD để ra ngân hàng rút tiền lo chi phí đi lại.


Được biết, theo chỉ đạo của Tám, sổ tiết kiệm mang tên Khinh phải được rút tại Lạng Sơn thì mới trót lọt (?), nhưng vì tỉnh này không có chi nhánh ACB nên Khinh cùng đồng bọn quyết định rút tiền tại Bắc Giang. Cơ quan điều tra xác minh tại ACB Bắc Giang thì số sêri trên sổ tiết kiệm giả là của một người ở Vĩnh Long, có số dư 1 triệu đồng đã được tất toát trước thời điểm Khinh rút tiền 2 ngày…


Có lẽ, lòng tham đã khiến các đối tượng trong đường dây này trở nên mị muội, bởi ngoài sổ tiết kiệm, ngân hàng còn lưu dữ liệu trên hệ thống máy tính được nối mạng với các chi nhánh trên toàn quốc. Kể cả có nhặt được sổ tiết kiệm thật mà người nhặt đi rút còn khó, huống gì một sổ tiết kiệm giả, không có dữ liệu trong máy tính lại có thể rút được tiền ra từ ngân hàng!


Còn số USD giả mà Tân đặt mua, thực chất không có chuyện Chính phủ Mỹ thu mua tiền giả, mà do chúng nại ra để tổ chức lưu hành tiền giả.


Trong vụ án này, một số đối tượng vẫn chưa xác định được, nên chưa có điều kiện truy bắt để thu hồi 10 ngàn USD giả.


Vụ án đang được cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang điều tra làm rõ.



Công an nhân dân




Từ việc rút tiền bằng sổ tiết kiệm giả, hé lộ đường dây mua bán đô la giả

26 thg 11, 2013

Nhà giàu Trung Quốc đổ tiền ra nước ngoài

Người giàu Trung Quốc hiện được ước tính có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Các lĩnh vực ưa thích của họ là bất động sản, các bộ sưu tập, tác phẩm nghệ thuật hay kim cương.

Theo WealthInsight, người giàu Trung Quốc hiện có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Còn hãng tư vấn Boston Consulting cho rằng con số này chỉ là 450 tỷ USD, nhưng sẽ tăng gấp đôi trong ba năm tới.


Nghiên cứu khác của Bain Consulting thì tiết lộ một nửa giới siêu giàu nước này (những người có tài sản từ 16 triệu USD trở lên) đang có của cải ở bên ngoài. CNBC nhận xét đây là một trong những cuộc dịch chuyển tài sản lớn và nhanh nhất hiện nay.


Không chỉ đổ tiền ra nước khác, ngày càng nhiều nhà giàu Trung Quốc cũng di cư sang theo. Nghiên cứu mới nhất của tạp chí Hurun và Bank of China cho thấy hơn một nửa triệu phú Trung Quốc đang cân nhắc hoặc chuẩn bị di cư ra nước ngoài.


Nhiều chuyên gia cho biết người giàu muốn bảo vệ tài sản, sức khỏe cho họ và gia đình. Họ cũng muốn có môi trường tốt hơn cho con cái, như trường học hàng đầu và không khí trong lành. Peter Joseph – thành viên Hiệp hội Đầu tư tại Mỹ cho biết: “Dù là vì lý do chính trị, học tập hay môi trường, khi kết hợp các yếu tố này với nhau, anh sẽ nhận ra với khối tài sản hiện tại, người giàu Trung Quốc muốn tìm kiếm cơ hội mới cũng là điều dễ hiểu”.


Một số người cho rằng đây là hệ quả tất yếu của việc giàu lên. Oliver Williams – nhà phân tích tại WealthInsight cho biết người giàu Trung Quốc để khoảng 13% tài sản tại nước ngoài. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn trung bình toàn cầu 20% – 30%.


Tuy nhiên, phần lớn người Trung Quốc đưa tài sản ra bên ngoài theo cách bất hợp pháp hoặc nằm trong hệ thống kinh tế ngầm. Trung Quốc kiểm soát dòng vốn rất chặt. Công dân nước này thường không được phép mang quá 50.000 USD ra khỏi quốc gia. Vì thế, họ đã mang đi chính xác bao nhiêu tiền là số liệu rất khó nắm được.


Thời gian gần đây, người Trung Quốc đua nhau đầu tư ra nước ngoài. Trong 12 tháng, tính đến hết tháng 3, nhà giàu nước này đã mua tổng cộng hơn 8 tỷ USD bất động sản Mỹ, theo Hiệp hội bất động sản nước này. Zhang Xin – một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, đồng thời là CEO hãng bất động sản SOHO China cũng mua một căn nhà ở Manhattan (Mỹ) với giá 26 triệu USD.


Bất động sản Mỹ là khoản đầu tư ưa thích của người giàu Trung Quốc Bất động sản Mỹ là khoản đầu tư ưa thích của người giàu Trung Quốc[/caption]


Nhà giàu nước này còn đổ tiền vào các bộ sưu tầm và tác phẩm nghệ thuật. Wang Jianlin, người giàu nhất Trung Quốc, đồng thời là nhà sáng lập hãng bất động sản Dalian Wanda tháng trước đã mua một bức tranh của Picasso trong phiên đấu giá của Christie’s với 28 triệu USD. Theo các nhà đấu giá và phòng triển lãm, khách Trung Quốc luôn rất mạnh tay trong các sự kiện như thế này.


Kim cương và rượu vang cũng không phải ngoại lệ. Các nhà buôn cho biết hơn nửa số kim cương được Christie’s đấu giá ngày hôm qua thuộc về người mua Trung Quốc. Hôm 23/11, thùng rượu vang đắt nhất thế giới với các chai Romanée-Conti năm 1978 cũng được bán tại Hong Kong (Trung Quốc) với giá 476.000 USD cho một người Trung Quốc.


Theo cộng đồng ngân hàng



Nhà giàu Trung Quốc đổ tiền ra nước ngoài

Vay ngân hàng 50-100 triệu đồng để lấy vốn làm ăn

Ngân hàng thường nhìn vào hiệu quả của phương án kinh doanh nhiều hơn là tài sản thế chấp. Ngay cả không có “sổ đỏ”, bạn vẫn vay được vài chục triệu đồng để “dắt túi” làm ăn nếu có mức lương cố định và mục đích rõ ràng.

Chia sẻ gần đây trên chuyên mục Tiền của tôi của Phóng viên, không ít độc giả cho biết muốn mở cửa hàng tạp hóa, buôn bán quần áo, đồ cho mẹ và bé… trên mạng nhưng còn băn khoăn vì vốn liếng khá mỏng. Như bạn Bùi Trọng Nghĩa, hiện đang có quán Internet với 25 máy nay Nghĩa muốn vay ngân hàng để mở rộng kinh doanh thêm một quán nữa. Tương tự, Chị Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sau khi nghỉ sinh con, chị dự tính vay thêm khoảng 50 triệu đồng để nhập hàng quần áo, đồ dùng từ Nhật về bán qua mạng, vừa tiện chăm con và có thu nhập.


Trên thực tế, đây đều là những nhu cầu vay vốn khá phổ biến và được các ngân hàng “rộng cửa” chào đón cho khách vay. Tuy nhiên, tùy vào khẩu vị rủi ro và số vốn người vay yêu cầu mà có ngân hàng cho vay tín chấp, có nhà băng lại yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.


Nếu bạn có thu nhập cố định hàng tháng từ 8-10 triệu đồng và chỉ cần vay vài chục triệu để bổ sung vốn kinh doanh nhỏ lẻ, hình thức vay tín chấp có thể phù hợp. Ông Lê Anh Hưng, Trưởng phòng quản lý sản phẩm Khối Dịch vụ Tài chính cá nhân của HSBC – cho biết, nhà băng này sẵn sàng cho vay 50-250 triệu đồng theo hình thức tín chấp cho các khách hàng cá nhân. “Điều kiện là bạn phải có thu nhập trước thuế tối thiểu 8 triệu, hợp đồng lao động ít nhất một năm và làm việc tối thiểu 3 tháng theo hợp đồng này. Hạn mức giải ngân tối đa 10 lần thu nhập và thời hạn vay nhiều nhất là 4 năm”, ông Hưng cho biết.


Ngoài HSBC, nhiều ngân hàng nội địa khác cũng cho vay tín chấp theo hình thức và điều kiện khá tương tự. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn hình thức này nếu chấp nhận chi phí vay lớn (do lãi suất thường cao hơn một chút) và thu nhập hàng tháng của bạn khá.


Ngược lại, nếu không có hưởng lương hàng tháng và không đủ điều kiện vay tín chấp, các hộ kinh doanh có thể thế chấp nhà đất hoặc chính cửa hàng đang hoạt động ổn định để vay vốn. Như ở Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) và nhiều đơn vị khác đều nhận cả bất động sản của cha mẹ vợ/ chồng, miễn có giấy tờ hợp pháp và sẵn sàng cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Đại diện VietBank cho biết hiện rất nhiều khách hàng cá nhân đã chọn cách này để bổ sung vốn lưu động như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả lương, vay mở rộng – nâng cấp cơ sở kinh doanh v.v….


Ngoài nhận “sổ đỏ”, một số nơi còn nhận tài sản thế chấp là cửa hàng để hỗ trợ khách vay vốn. Trao đổi với VnExpress, ông Rahn Wood – Giám đốc Ngân hàng bán lẻ VIB – cho biết, 2 tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của mùa kinh doanh nên lãi suất tại ngân hàng cũng ưu đãi hơn. Ông tư vấn, nếu muốn vay tầm 50-100 triệu đồng để kinh doanh tại nhà, mở cửa hàng, bạn có thể vay tối đa từ một đến 3 năm theo hình thức bổ sung vốn kinh doanh hoặc theo kiểu đầu tư tài sản cố định (mua, thuê cửa hàng lâu năm trả tiền một lần)… “Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh thu dưới 20 tỷ, tổng tài sản dưới 10-20 tỷ, không quá 10 lao động nộp bảo hiểm xã hội cũng nên vay kiểu này”, ông nói.


Bạn nên lên phương án kinh doanh kỹ càng trước khi vay vốn bởi đây là tiêu chí quan trọng nhất khiến các ngân hàng duyệt hồ sơ. Bạn nên lên phương án kinh doanh kỹ càng trước khi vay vốn bởi đây là tiêu chí quan trọng nhất khiến các ngân hàng duyệt hồ sơ.[/caption]


Trên thực tế, việc vay vốn làm ăn với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ được các ngân hàng đang tỏ ra rất hào hứng. Tuy nhiên, các nhà băng đều nhấn mạnh, họ quan tâm nhiều nhất tới tính khả thi trong các phương án vay vốn thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào tài sản thế chấp và thu nhập. Một đại diện của VietBank khuyến cáo, trước khi vay cần lên phương án trả nợ, sử dụng vốn hiệu quả để nhanh chóng được giải ngân. “Nếu muốn mở cửa hàng, dù kinh doanh nhỏ lẻ bạn cũng nên chọn một địa điểm phù hợp (có thể là trên mạng), sau đó xác định khách hàng mục tiêu và những nguồn cung cấp nguyên vật liệu, hàng tốt nhất. Việc chuẩn bị nhân sự cũng như tham khảo thông tin từ nhiều nguồn rất quan trọng”, vị này tư vấn.


Để tránh sập những “bẫy” tín dụng không đáng có, một chuyên gia của VIB khuyên bạn nên tính toán sao cho hàng tháng vẫn tích lũy được khoảng 10-20% thu nhập sau khi đã trừ đi hết các khoản chi tiêu và trả nợ ngân hàng để tránh bị áp lực trả nợ.


Ngoài ra, một trong những sai lầm của nhiều người Việt Nam trong văn hóa tín dụng là khi vay vốn thì quá vội vàng, hào hứng mà không tìm hiểu kỹ lãi suất, thời hạn, cách tính phí phạt trước khi đặt bút ký các hợp đồng. Do đó, bạn nên nhớ, luôn phải tính toán thật kỹ càng trước khi thiết lập mối quan hệ tín dụng với bất cứ ai chứ không chỉ riêng với ngân hàng.


Theo vnexpress.vn



Vay ngân hàng 50-100 triệu đồng để lấy vốn làm ăn

Vì sao nhà băng “chán” doanh nghiệp thủy sản?


Số doanh nghiệp ngành thủy sản phát sinh nợ xấu tăng quá nhanh tại các tổ chức tín dụng…



“Nếu như họ chỉ chí thú làm ăn đúng ngành nghề, quản trị dòng tiền tốt, không đầu tư dàn trải vào đất đai thì khi thị trường xuất khẩu gặp khó, họ không lụn bại nhanh như vậy”, một cán bộ của ngân hàng BIDV thốt lên khi nói về một số doanh nghiệp thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, tại hội thảo về hoạt động tín dụng ngân hàng cho khu vực này, diễn ra hôm 25/11 tại Vĩnh Long


Ngân hàng dư vốn, lãi suất thấp. Doanh nghiệp cần vốn. Nhưng hai bên lại không gặp nhau. Được thụ hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách tín dụng của Chính phủ cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn của Ngân hàng Nhà nước, nhưng do thị trường khó khăn, cộng với khả năng quản trị yếu kém và đặc biệt là sau cú sốc của các doanh nghiệp thủy sản Bình An, Phương Nam, Sông Hậu…, không ít ngân hàng đang ngoảnh mặt với doanh nghiệp nuôi trồng chế biến thủy sản.


Không phải bỗng dưng các ngân hàng lại thờ ơ với doanh nghiệp thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, khi mà trước đó, các doanh nghiệp vẫn có thị trường xuất khẩu tốt, nguồn thu ngoại tệ dồi dào, khiến cho một số đơn vị trở thành “nàng công chúa” với nhiều ngân hàng ve vãn xung quanh.


Thế mạnh kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung vào lúa gạo và thủy sản, do đó, nhiều năm nay, phần lớn các tổ chức tín dụng trên địa bàn đều tập trung nguồn lực vào hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đã có sự phân hóa trong dư nợ tín dụng giữa lúa gạo và thủy sản.


Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến hết tháng 9/2013, nếu như dư nợ cho vay thu mua lúa gạo đạt 21.667 tỷ đồng, tăng 27,35% so với dư nợ thời điểm 31/12/2012, chiếm 77,18% tổng dư nợ cho vay thu mua lúa gạo toàn quốc, thì dư nợ cho vay thủy sản tại đây lại rất thấp.


Cụ thể, 9 tháng đầu năm, doanh số cho vay nuôi trồng, thu mua chế biến thủy sản đạt 54.796 tỷ đồng, trong khi dư nợ đạt 36.526 tỷ đồng, chỉ tăng 3,77% so với thời điểm 31/12/2013, một tỷ lệ quá thấp so với 27,35% của lúa gạo.




Số doanh nghiệp ngành thủy sản phát sinh nợ xấu tăng quá nhanh tại các tổ chức tín dụng

Ngay cả với cá tra, một trong những thế mạnh đặc thù khu vực này, tín dụng 9 tháng đầu năm cũng tăng èo uột với doanh số chỉ 34.713 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9/2013 đạt 23.173 tỷ đồng, chiếm 63,44% dư nợ cho vay thủy sản toàn khu vực, và chỉ tăng 1,74% so với thời điểm 31/12/2012.Một điểm sáng duy nhất trong chính sách tín dụng đối với nuôi trồng, chế biến thủy sản là các ngân hàng vẫn còn mặn mà với con tôm khi doanh số cho vay đạt 28.102 tỷ đồng, dư nợ đến 30/9 đạt 16.607 tỷ đồng, tăng 31,19% so với đầu năm.

Cũng vì vậy, tính đến 30/9/2013, 5 ngân hàng thương mại do nhà nước chi phối vốn trên địa bàn đã gia hạn nợ cũ từ 15/8/2012 trở về trước là 8.720 tỷ đồng, tương ứng với 4.554 lượt khách hàng. Trong đó, dư nợ gia hạn đến 6 tháng trên 5.868 tỷ đồng; từ 6 – 12 tháng trên 1.987 tỷ đồng; trên 12 – 24 tháng là 862 tỷ đồng.


“Đừng quá ỷ lại vào ngân hàng. Mở rộng tín dụng mãi, coi đó là đòn bẩy để vực mà không được thì một ngày nào đó, chính cái đòn bẩy đó sẽ trở thành đòn thọc vào chính mình”, chuyên gia Lê Thẩm Dương (Đại học Ngân hàng Tp.HCM) phát biểu.


Còn theo đại diện BIDV, chất lượng tín dụng khu vực này đang bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó dư nợ cho thủy sản bị ngưng trệ, nợ xấu trong khu vực này tăng nhanh. Thực tế này đã nảy sinh tình trạng ngân hàng dư vốn, lãi suất thấp nhưng niềm tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại bị rạn nứt, khiến cho tín dụng đóng băng.


Do đó, BIDV cho rằng, trước hết, nên tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ lãi suất, ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực như thủy sản, lúa gạo và chế biến hàng xuất khẩu.


Thứ hai, số doanh nghiệp ngành thủy sản phát sinh nợ xấu tăng quá nhanh tại các tổ chức tín dụng, điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận ngân hàng mà còn khiến các ngân hàng không muốn tiếp tục cho vay. Vì vậy, ngoài các biện pháp “khoanh, giãn, hoãn, xóa” nợ, Ngân hàng Nhà nước cần có thêm những biện pháp khác hỗ trợ ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu trong ngành thủy sản.


Thứ ba, do đặc thù cho vay thủy sản luôn có giá trị tài sản bảo đảm thấp, trong khi giao dịch của doanh nghiệp với đối tác lại chủ yếu bằng tiền mặt nên ngân hàng rất khó quản lý dòng tiền. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp tháo gỡ khó khăn về tài sản thông qua một cơ chế đặc thù nào đó.


Thứ tư, Nhà nước cần nhanh chóng rà soát, quy hoạch ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản đảm bảo nguồn cung phù hợp với nhu cầu, rà soát, phân loại các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực sản xuất để tổ chức tín dụng không bị cuốn theo trào lưu “cứ thủy sản là cho vay” như trước đây.


Thứ năm, nghiên cứu xem xét để điều chỉnh tăng giới hạn cho vay khách hàng bằng tiền mặt để phù hợp hơn với tập quán kinh doanh của doanh nghiệp, hộ dân tại đồng bằng sông Cửu Long thay vì chỉ ở mức 100 triệu đồng như hiện nay.



Vneconomy




Vì sao nhà băng “chán” doanh nghiệp thủy sản?

Dịch vụ làm hồ sơ phát hành chứng thư bảo lãnh thanh toán ngân hàng

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra rất nhiều vụ án liên quan đến chứng thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng: Seabank , eximbank ,… và các đơn vị kinh tế trên địa bàn trong và ngoài nước . Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra , tại sao đã có chứng thư bảo lãnh từ phía ngân hàng rồi mà các đơn vị này vẫn làm đơn tố cáo các ngân hàng vì lý do không nhận được tiền từ các chứng thư bảo lãnh này ? Vậy chứng thư bảo lãnh là gì ? Tầm quan trọng của chứng thu bảo lãnh ?./


Chứng thư bảo lãnh là gì ?


Chứng thư bảo lãnh là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 ( Bên bán hàng )./


Ví dụ :


Hợp đồng kinh tế giửa Bên A (bán) Bên B (mua) do chưa có sự tin tưởng vào nhau về khả năng thanh toán nên Bên A(bán) yêu cầu bên B phải có chứng thư bảo lãnh thanh toán ngân hàng. Nếu bên B vi phạm hợp đồng hoặc đến thời hạn thanh toán mà bên B không thanh toán cho bên nhận bảo lãnh ( B ên A ) thì bên bảo lãnh sẽ tự động dùng tài sản của bên được bảo lãnh hoặc dùng tài sản của bên bảo lãnh để thanh toán cho bên A (trường hợp bảo lãnh vô điều kiện). Nếu là bảo lãnh có điều kiện thì căn cứ vào điều kiện cấp bảo lãnh mà bên bảo lãnh( Ngân hàng ) sẽ thanh toán cho bên A theo điều kiện ghi trong văn bản bảo lãnh./


Tầm quan trọng của chứng thu bảo lãnh ?


Thư bảo lãnh đã có từ rất lâu nhưng chưa thực sự phổ biến , tuy nhiên thời gian gần đây ( 03/10/2012 ) Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong thông tư  này quy định rõ : Khi các cá nhân , doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế kinh doanh với nhau bằng hình thức chuyển khoản , đặt cọc , hợp đồng có giá trị kinh tế lớn , doanh nghiệp nước ngoài ,…thì bắt buộc phải có chứng thư bảo lãnh từ phía ngân hàng để đảm khả thanh khoản khi có tranh chấp xảy ra ./



Điều kiện để phát hành chứng thư bảo lãnh ?


Cá nhân , doanh nghiệp muốn phát hành chứng thư bảo lãnh thì phải có tài sản thế chấp : Bất động sản , động sản , tài sản có giá trị ( sổ tiết kiệm,…)


Ngoài ra cá nhân , doanh nghiệp phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực tài chính :


+Khách hàng doanh nghiệp :


- Giấy phép thành lập doanh nghiệp , mã số thuế


- Báo cáo tài chính trong năm


-Báo cáo quý  6 tháng 1 lần


-Báo cáo thuế ( 3 tháng gần nhất )


-Báo cáo nội bộ


-Hợp đồng ký kết các loại ( đầu vào , đầu ra , hóa đơn dịch vụ …)


-Hợp đồng kinh tế dành cho bên nhận bảo lãnh , không quá 2 tuần kể từ ngày ký


-Các chứng từ có liên quan dành cho bên bảo lãnh về tài sản thế chấp ( biên bản bổ sung hội đồng thành viên , người thân , anh em , họ hàng ,…)


+ Khách hàng cá nhân :


- Bản sao CMND/ hộ chiếu của người đứng tên vay (và hôn phối, nếu có)


- Bản sao giấy phép lao động/ visa và thẻ tạm trú còn hiệu lực đối với những người không cư trú và người nước ngoài tại Việt Nam


- Bản sao giấy kết hôn (nếu có)


- Nếu có thể, bản sao sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng trước đó của một hoặc các tài khoản Thanh toán/ Tiết kiệm/ Tiền gửi có kỳ hạn vay


- Bản gốc thông báo trả lương gần nhất


- Giấy xác nhận hoặc thư giới thiệu của nơi đang làm việc


- Bản sao chi tiết trả thuế gần nhất – Phiếu thông tin về Người bảo lãnh (nếu có)


- Bản sao Hóa đơn mua xe (nếu vay mua xe mới)


- Thông tin về Doanh nghiệp – Bản sao giấy phép hành nghề/ hoạt động kinh doanh (nếu có)


- Nếu có thể, bản sao báo cáo tài chính của 2 năm trước


- Phiếu thông tin về Người bảo lãnh (nếu có)


- Bản sao hóa đơn mua xe (nếu vay mua xe mới)…


-Đối với cá nhân tư danh : GPKD , HĐKT , Sổ sách ghi chép , hóa đơn chứng từ , hình ảnh kinh doanh….


**************


Chúng tôi là nhà cung cấp dịch vụ , nếu bạn có thắc nào cần giải đáp ,xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại :


0906549640 hoặc 0168960175  Hoặc email: dichvunganhangvietnam@gmail.com



Dịch vụ làm hồ sơ phát hành chứng thư bảo lãnh thanh toán ngân hàng

25 thg 11, 2013

Kinh doanh nhỏ dễ vay vốn

Khoản vay vài chục hoặc trăm triệu đồng để mở cửa hàng, tạp hóa… của cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang được giải ngân mạnh, trong khi tín dụng món lớn vẫn tắc.


Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo của Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank) cho biết, tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp tăng chậm nhưng tiến độ giải ngân cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ lại khá tốt. Nhiều khách hàng muốn mở cửa hàng bán quần áo, đồ gia dụng hay tạp hóa chỉ cần vay từ một đến hai trăm triệu đồng là khả thi. “Còn lại, nhà cung cấp sẽ cho công nợ một phần. Nhiều khách hàng sau khi vay vốn, mỗi tháng trừ chi phí, trả lãi cũng thu về chục triệu, thậm chí hơn”, ông nói.


Ông Lê Anh Hưng – Trưởng phòng quản lý sản phẩm Khối Dịch vụ Tài chính cá nhân của HSBC – cho biết, nhu cầu về sản phẩm vay này ngày càng cao nên hầu hết các ngân hàng, kể cả nước ngoài lẫn nội địa đều đưa ra nhiều sản phẩm. Theo quan sát của ông, với mức vay trung bình từ 100 triệu đến 300 triệu đồng, các hộ gia đình có thể khởi nghiệp và kinh doanh hiệu quả.


Tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, từ đầu tháng 8 đến nay cũng giải ngân mới cho hơn 1.000 món vay theo dạng này. Ngoài các khoản cho vay tiêu dùng (mua sắm đồ dùng, ôtô, vay mua – sửa chữa nhà cửa), lượng khách cá nhân, hộ kinh doanh vay để bổ sung vốn lưu động như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả lương, nâng cấp cơ sở… cũng tăng mạnh.


Báo cáo tài chính quý III của nhiều ngân hàng mới công bố cũng chứng minh xu hướng này khi khoản mục tín dụng cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tăng mạnh, thậm chí có nơi còn bù đắp khá đáng kể cho mảng doanh nghiệp. Tại Ngân hàng Quốc tế (VIB), trong khi cho vay sau 9 tháng với doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn đều giảm so với đầu năm thì nhóm cá nhân và các khách hàng khác tăng trên 6%.



Tương tự, ở Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), tín dụng tăng trưởng mạnh cũng có đóng góp không nhỏ từ cho vay khách hàng cá nhân. Theo ông Phan Huy Khang – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Sacombank, tín dụng cho cá nhân tăng so với các kỳ trước, đóng góp 45% tổng dư nợ của cả ngân hàng. Sau 9 tháng, tín dụng tại Sacombank tăng 13% và dự kiến cả năm sẽ tăng 18%.


Tại Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), một trong những đơn vị có lợi thế về cho vay doanh nghiệp lớn và khối SME, dư nợ tại khối khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh có giảm nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng, nhóm  khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh vẫn chiếm hơn 23% tổng dư nợ của cả ngân hàng – chỉ xếp sau nhóm công ty cổ phần.


Một trong những nguyên nhân khiến vay vốn làm ăn nhỏ lẻ dễ thở hơn được giới lý giải do sự đóng băng quá lâu của khối doanh nghiệp. Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần vốn có thế mạnh trong bán buôn và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nói thẳng: “Nhờ cho vay nhóm này tăng mạnh mà tín dụng được bù đắp lớn chứ nếu chỉ trông chờ vào SME thì không ổn”.


Theo một nhân viên tín dụng, hầu hết các doanh nghiệp từ nhỏ, vừa đến lớn hiện nay gặp nhiều khó khăn do đòn bẩy tài chính quá lớn, nợ xấu cao chưa giải quyết nên hồ sơ tín dụng khó được duyệt. “Trong số các khách hàng cá nhân hiện nay, không ít người trước làm doanh nghiệp nhưng phải ngừng hoạt động. Nay họ đứng ra cùng vợ vay vốn mở cửa hàng. Làm nhỏ lẻ có khi lại dễ sống”, anh này nhận định.


Trái ngược với các doanh nghiệp – cầu tín dụng thấp do hàng tồn kho nhiều nên không dám mở rộng sản xuất, nhu cầu vay vốn để kinh doanh nhỏ lẻ của các cá nhân lại ngày một cao. Theo nhiều chuyên gia, kinh tế khó khăn trì trệ kéo dài, không ít người sau khi nghỉ sinh con đã không thể quay trở lại nơi làm việc cũ. Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, phá sản đã khiến các ông chủ từng thất bại khi mơ làm ăn lớn muốn thu hẹp sản xuất. “Họ tự mở cửa hàng, buôn bán tại nhà, bán online là những lựa chọn ngắn hạn nhưng sáng suốt lúc này”, một chuyên gia kinh tế nói.


Theo vnexpress



Kinh doanh nhỏ dễ vay vốn

Nguyên phó giám đốc Vifon bị đề nghị 30 năm tù

Bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới lập nhiều chứng từ giả, chiếm đoạt hàng chục tỷ của nhà nước, các cựu lãnh đạo công ty Vifon bị đề nghị mức án từ 21 đến 30 năm tù.


Ngày 25/11, sau 5 ngày xét xử, xác định bà Nguyễn Thanh Huyền (58 tuổi, nguyên phó giám đốc Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon) là người chủ mưu, chỉ đạo cấp dưới lập 59 phiếu thu, chi giả để chuyển 10 tỷ đồng của công ty Vifon sang tài khoản cá nhân nhằm chiếm đoạt, VKSND TP HCM đã đề nghị tòa cùng cấp tuyên phạt bị cáo mức án từ 18 đến 20 năm về tội Tham ô tài sản. Bà này còn bị quy kết đã cùng bộ sậu của mình Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt thêm 8 tỷ đồng với mức hình phạt được đề nghị 10-12 năm tù. Tổng hợp, bà Huyền bị đề nghị 30 năm tù. Đây là mức án cao nhất đối với bị cáo được áp dụng khung hình phạt tù có thời hạn.


Là người trực tiếp ký duyệt các phiếu chi, tạo điều kiện cho bà Huyền chiếm đoạt tiền, bị cáo Nguyễn Bi (64 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty Vifon) còn bị cho là lợi dụng chức vụ quyền hạn để lấy 2,3 tỷ đồng. Với hành vi này, ông Bi bị đề nghị 19-21 năm tù về các tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Ngoài ra, 3 vị cán bộ khác của công ty này là Đàm Tú Liên (52 tuổi, nguyên kế toán trưởng Vifon), Dương Thị Mẫn (66 tuổi, nguyên kế toán thanh toán) và Ca Thị Thu Hồng (56 tuổi, nguyên thủ quỹ) bị đề nghị từ 5 đến 8 năm tù về cùng tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Theo nội dung vụ án, từ năm 2002 đến 2006, lợi dụng quá trình cổ phần hóa của Công ty Vifon, ông Bi và bà Huyền đã chỉ đạo cấp dưới lập khống nhiều phiếu thu, chi để chuyển lòng vòng 18 tỷ đồng của nhà nước và các cổ đông sang các tài khoản cá nhân để chiếm đoạt. Trong đó, riêng bà Huyền tham ô hơn 10 tỷ.


Để chiếm đoạt số tiền này, hai cựu lãnh đạo của Vifon ra những quyết định khen thưởng sai quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới lập phiếu chi khống, chuyển tiền từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty vào các tài khoản cá nhân. Hầu hết số tiền này đều được bà Huyền hợp thức hóa dưới dạng tiền góp vốn của cá nhân. Các bị cáo Liên, Mẫn và Hồng biết việc làm sai trái này nhưng vẫn tiếp tay cho bà Huyền cùng ông Bi chiếm đoạt số tiền lớn.



Phiên tòa dự kiến sẽ tuyên án vào chiều 26/11.


Theo Vnexpress



Nguyên phó giám đốc Vifon bị đề nghị 30 năm tù

24 thg 11, 2013

Giúp Dương Chí Dũng trốn có phạm tội có tổ chức?

Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án bảy bị can nguyên là cán bộ Công an TP Hải Phòng, cán bộ hải quan… tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo Điều 275 Bộ luật Hình sự.


Việc công an đề nghị truy tố các bị can về tội danh trên tưởng không có gì phải bàn cãi nhưng có ý kiến băn khoăn, rằng tội danh trên nhất thiết phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, tức phạm tội có tổ chức theo khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự.


Băn khoăn trên liệu có đúng? Về lý luận, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức là nói nên quy mô, tính chất của vụ án.


Phạm tội có tổ chức khác với tổ chức phạm tội. Luật hình sự nước ta không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tổ chức (pháp nhân). Vì vậy, không có khái niệm tổ chức phạm tội trong Bộ luật Hình sự. Mặc dù trong xã hội vẫn có thể có một số tổ chức phạm tội dưới hình thức “băng, đảng” do một số người thành lập hoặc có sự cấu kết để hoạt động phạm tội.


Cũng có ý kiến cho rằng cần có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “nhóm tội phạm có tổ chức” để trừng trị một số đối tượng thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm có tổ chức để thực hiện một số tội đặc biệt nguy hiểm như: khủng bố, giết người, rửa tiền, buôn bán người, sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, đó là chuyện sắp tới, còn hiện nay chưa có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với “tổ chức phạm tội”.


Phạm tội có tổ chức khác với người tổ chức trong vụ án có đồng phạm, vì người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm, nói lên vai trò, nhiệm vụ của một người trong một vụ án có đồng phạm. Còn phạm tội có tổ chức lại nói lên quy mô của tính chất, mức độ nguy hiểm mà tội phạm đó đã xảy ra.


Tất nhiên phạm tội có tổ chức bao giờ cũng có người tổ chức(người cầm đầu) nhưng không phải chỉ có người tổ chức mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng này mà những người tham gia đều bị coi là phạm tội có tổ chức.


Phạm tội có tổ chức cũng khác với hành vi tổ chứctrong một số tội phạm như: tổ chức tảo hôn (Điều 148), tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197), tổ chức đánh bạc (Điều 249), tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275).


Khái niệm “tổ chức” mà nhà làm luật quy định trong các tội phạm cụ thể nêu ở trên là hành vi phạm tội; một người cũng có thể thực hiện được hành vi tổ chức. Do đó, đối với hành vi tổ chức trong các tội phạm này không coi là tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức” vẫn có thể áp dụng đối với các tội trên nếu vụ án có đủ dấu hiệu thỏa mãn tình tiết “phạm tội có tổ chức”.


Trở lại vụ án trên, việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài là hành vi khách quan của cấu thành tội phạm, các bị can trong vụ án này mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi nhưng đều cấu thành tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.


Việc các bị can có bàn bạc, phân công… không ảnh hưởng đến việc định tội. Nếu vụ án có đồng phạm thì tất cả bị can đều bị áp dụng chung một điều khoản quy định tại Điều 275 Bộ luật Hình sự; nếu có phạm tội có tổ chức thì các bị can còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức” chứ không thể mặc nhiên xem các bị can tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn là phạm tội có tổ chức.



Theo phapluat TPHCM



Giúp Dương Chí Dũng trốn có phạm tội có tổ chức?

Nhận nhầm tiền giả, khó khiếu nại ngân hàng

Thời gian gần đây, một số bạn đọc Tuổi Trẻ phản ảnh khi rút tiền tại ngân hàng (NH) còn nguyên niêm phong nhưng kiểm đếm tại NH khác lại phát hiện lẫn tiền giả.


Quay trở lại khiếu nại thì NH chi tiền từ chối giải quyết với lý do tiền đã ra khỏi NH.


Chị N.T.D. (Thích Quảng Đức, Q.Phú Nhuận) cho biết vừa qua chị có nhận số tiền 400 triệu đồng tại chi nhánh NH S. trên đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận. Tuy nhiên, khi nộp vào một NH khác lại phát hiện một tờ tiền giả mệnh giá 100.000 đồng. NH này lập biên bản bấm lỗ và thu hồi tiền giả. Cầm tờ biên bản quay lại NH S. xin gặp lãnh đạo thì chị D. nhận được câu trả lời “tiền đã đem ra khỏi quầy thì NH không còn trách nhiệm”, NH cũng hỏi chị tại sao không kiểm tra ngay tại quầy. Trong khi đó, vì tin tưởng các bó tiền được cột chặt, còn nguyên giấy niêm phong nên chị D chủ quan không kiểm lại.


Trao đổi về vấn đề này, bà Lê Thị Thanh Hằng, phó giám đốc NH Nhà nước TP.HCM, cho biết về nguyên tắc niêm phong bó tiền chỉ có giá trị trong nội bộ NH. Người đứng tên trên niêm phong sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số tiền do họ kiểm đếm khi tiền còn trong NH. Khi đã chi tiền cho khách hàng, NH sẽ xé niêm phong, đồng thời yêu cầu khách hàng kiểm tra lại tiền trước khi rời khỏi NH. Nếu NH không xé niêm phong, khách hàng chủ quan không cần kiểm đếm, khi về nhà phát hiện có tiền giả NH thường từ chối giải quyết.


Bà Hằng khuyến cáo khi giao dịch tiền mặt khách hàng phải kiểm đếm trước khi rời quầy để khi phát sinh sự cố có thể khiếu nại ngay.


Theo tuoitre



Nhận nhầm tiền giả, khó khiếu nại ngân hàng

23 thg 11, 2013

Ngân hàng chạy nước rút thế nào?


Từ thực tế nợ xấu, nợ quá hạn, từ thực tiễn vấp phải trong những năm qua, chắc chắn ngân hàng phải có sự cảnh tỉnh, thu hẹp, thận trọng hơn khi cho vay.



Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng sau 10 tháng đầu năm đạt 6,8%. Tuy nhiên, trong hai tháng còn lại, mỗi tháng tín dụng phải tăng khoảng 2% thì ngành ngân hàng mới có thể hoàn thành kế hoạch năm là 12%. Dư luận quan tâm là ngành ngân hàng sẽ chạy nước rút như thế nào để đạt được mức tăng trưởng này?


Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa VN ông Cao Sỹ Kiêm.


- Hai tháng còn lại của năm nay, với tình hình này và những khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết của doanh nghiệp và nền kinh tế thì tăng trưởng chắc chắn nhất là khoảng 10 hoặc hơn 10%, mỗi tháng tăng khoảng 1 hoặc hơn 1% thì có thể coi là tăng trưởng có chất lượng. Còn nếu như tính thời vụ cao, khả năng vay vốn của doanh nghiệp tăng nhanh, những vướng mắc được tháo gỡ triệt để hơn thì có thể nhích lên một chút.


- Hai tháng cuối năm 2012 từng diễn ra hiện tượng tín dụng tăng trưởng rất mạnh so với 10 tháng trước đó. Kịch bản này có thể xảy ra với năm nay không, thưa ông?


- Theo tôi, khả năng xảy ra với năm nay hạn chế hơn, tất nhiên không loại trừ 100%. Nhưng cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải rút kinh nghiệm. Nếu cho vay và quản lý lỏng lẻo, thì trước hết doanh nghiệp sẽ gánh chịu thiệt thòi và ngân hàng cũng sẽ phải gánh chịu khi không thu hồi được nợ, biến thành nợ xấu… Từ thực tế nợ xấu, nợ quá hạn, từ thực tiễn vấp phải trong những năm qua, chắc chắn phải có sự cảnh tỉnh, thu hẹp, thận trọng hơn khi cho vay.


- Gần đây Ngân hàng nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp. Ông đánh giá thế nào về biện pháp tình thế này?


- Trong tình hình hiện nay, giữa ngân hàng và doanh nghiệp có thể bàn luận, phân tích những nội dung, vướng mắc cụ thể để cùng linh hoạt giải quyết. Bây giờ những dự án mà xét về tiêu chuẩn thì vi phạm, nhưng nếu họ chứng minh được dự án có hiệu quả và sẽ ký kết tay đôi hoặc tay ba, bảo đảm thu hồi được, cán bộ tín dụng thẩm định, thấy có khuynh hướng như thế, sẽ cùng thống nhất, cùng chịu trách nhiệm để giải quyết. Đấy là cách vận dụng linh hoạt chứ không thể hạ chuẩn cho vay.


- Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế và ngành ngân hàng, theo ông, có nhất thiết phải hoàn thành kế hoạch về tăng trưởng tín dụng 12% của năm nay không, hay chỉ coi đó là mục tiêu định hướng để phấn đấu?


- Mục tiêu theo cách chỉ đạo của QH, Chính phủ vài năm trở lại đây mang nhiều tính định hướng. Điều này phụ thuộc vào khả năng kiểm soát, quản lý và phấn đấu của doanh nghiệp. Cho nên mục tiêu 12% là mục tiêu phấn đấu, nhưng nếu đạt được thì nó đảm bảo các cân đối khác mà chúng ta đã tính toán. Nhưng nếu vì phấn đấu đạt số lượng, mục tiêu ấy mà có sai sót, gây ra nợ xấu, không thu hồi được thì lại bất lợi hơn việc bảo đảm tăng khoảng 10%. Nhưng tôi cho rằng, hiện nay với nhu cầu vốn của doanh nghiệp thì tăng 12% là mức rất thấp, nếu chúng ta chỉ đạo tốt, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, đạt mức này thì rất đáng khuyến khích.



- Thưa ông, nếu tăng trưởng tín dụng đạt kế hoạch 12% thì có giúp GDP tăng thêm không, vì đã dự kiến GDP cả năm tăng khoảng 5,5%?


- Tín dụng có độ trễ, có kết quả năm nay là do đầu tư từ năm trước ra sản phẩm, năm ngoái đầu tư, sau độ trễ tác động vào nền kinh tế. Còn những khoản cho vay cuối năm nay, trừ hàng tiêu dùng phục vụ tết, giải phóng hàng tồn kho hoặc bán trong năm thì có tác dụng trực tiếp, còn các dự án đầu tư thì đẩy cho sang năm. Năm nay mà cho vay tích cực thì đóng góp cho năm nay một phần thôi, còn đẩy cho sang năm, tác động đến kế hoạch 2014.


- Vậy ông dự báo thế nào về khả năng tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 với mục tiêu GDP sẽ tăng khoảng 5,8%?


- Năm 2014, theo tôi sẽ tích cực hơn, vì những kết quả thực hiện của năm nay, kể cả việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu trong tài chính ngân hàng, đầu tư sẽ là kết quả cho năm sau. Thứ hai, những vấn đề tồn tại chúng ta đang giải quyết tích cực, những nội dung theo Nghị quyết 02, nút thắt của nền kinh tế chúng ta đang tháo ra dần, nền kinh tế đang phục hồi, chuyển biến theo hướng tích cực thì sang năm, yêu cầu tín dụng và khả năng giải quyết tín dụng sẽ tăng lên, tích cực hơn, có thể tăng khoảng 14-15%.


- Xin cám ơn ông!




Đại biểu nhân dân




Ngân hàng chạy nước rút thế nào?

Kiểm điểm, xem xét trách nhiệm với 2 cựu chủ tịch Agribank


UB kiểm tra trung ương cũng yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Nguyễn Ngọc Bảo -Chủ tịch Hội đồng Thành viên và ông Kiều Trọng Tuyến-Phó tổng giám đốc Agribank.



Theo TTXVN, ngày 22/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết quả kỳ họp thứ 21 của Ủy ban, diễn ra từ ngày 11 – 20/11, với nhiều nội dung đáng chú ý, trong đó có nội dung liên quan Agribank.


Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét và kết luận Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thiếu kiểm tra trong lãnh đạo, quản lý, để xảy ra một số vi phạm trong hoạt động tín dụng và bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.


Các ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị và ông Nguyễn Thế Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank có khuyết điểm thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong thực hiện nhiệm vụ được giao, gây một số hậu quả.


Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các ông Đỗ Tất Ngọc và Nguyễn Thế Bình; nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Agribank và các ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Agribank.


Theo Trí Thức Trẻ/TTXVN




Kiểm điểm, xem xét trách nhiệm với 2 cựu chủ tịch Agribank

Bạc tỷ có cơ mất trắng, cảnh báo từ những sàn vàng "chui"


Đầu tư trên sàn vàng là một hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngoài. Từ năm 2010 hoạt động này đã bị cấm.


Tuy nhiên, trên thực tế, hiện có nhiều sàn vàng “chui” vẫn ngang nhiên hoạt động, dưới danh nghĩa các công ty tư vấn, môi giới, ủy thác đầu tư…


Chính vì kinh doanh trái phép, nên những vụ nhà đầu tư bị chủ sàn lừa hoặc “cướp” tiền bằng các thủ đoạn tinh vi, đã không đến “tai” cơ quan chức năng. Nguy cơ những vụ gom tiền tỷ của dân rồi bỏ trốn ra nước ngoài, những vụ đâm chém nhau để đòi nợ đã hiển hiện ngay trước mắt.


Lách luật để tồn tại


“Thời buổi này muốn 1 vốn 100 lời, chỉ có thể là đầu tư sàn vàng. Sau khi bạn nộp khoản tiền ký quỹ, chúng tôi sẽ áp dụng chính sách “đòn bẩy kích cầu” để tạm ứng cho bạn số tiền gấp từ 100 đến 500 lần số tiền đã nộp. Từ lúc này, bạn đã có thể giao dịch mua bán vàng với thế giới. Lợi nhuận sẽ phát sinh từ khoản chênh lệch giá vàng mua vào và bán ra. Đã có một bạn trẻ khởi nghiệp chỉ với 200 USD, sau một “con sóng” – (một kỳ giao dịch), đã kiếm được số tiền 20.000 USD” – ông Hà, chủ sàn vàng KT ở phố Bà Triệu chào mời.



Những năm 2006 – 2009 hình thức kinh doanh vàng “ảo” trên mạng ở nước ta nở rộ như “nấm sau mưa”. Dân trong giới đồn đại người thúc đẩy loại hình kinh doanh này phát triển công khai tại Việt Nam chính là “bầu” Kiên. Từ năm 2010 hoạt động này bị đình chỉ, vì những hệ lụy gây ra cho đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện hoạt động kinh doanh vàng “ảo” vẫn tồn tại và biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau để “lách luật”.


Chị Hải – một nhà đầu tư cho biết: “Các sàn vàng “chui” bây giờ vẫn nhan nhản, nhưng núp dưới danh nghĩa các công ty tư vấn, môi giới, ủy thác đầu tư. Việc giao dịch dưới dạng các hợp đồng mua bán vàng vật chất, hợp đồng ủy thác đầu tư hàng hóa. Đây là chiêu “lách luật”, vì gọi là hợp đồng mua bán vàng vật chất, thực ra vẫn là giao dịch vàng tài khoản.


Vẫn theo chị Hải, hiện ở Hà Nội, ước tính có không dưới 20 sàn vàng trá hình đang hoạt động. Có thể điểm danh các “ông lớn” như công ty VGX ở Tòa nhà GP Hoàng Cầu; Công ty HBX ở phố Bà Triệu; Công ty Kim Thành ở phố Bà Triệu; Công ty Khải Thái.v.v”. Họ thường giới thiệu có liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài để tạo lòng tin lôi kéo các nhà đầu tư tham gia.


Trong vai nhà đầu tư tiềm năng đến tìm hiểu thông tin tại công ty VGX, chúng tôi được nhân viên lễ tân đón tiếp niềm nở và nói như “ru” về lợi nhuận có được từ đầu tư mua bán vàng. Công ty cam kết sẽ cập nhật kịp thời giá vàng trên thế giới để cung cấp cho nhà đầu tư quyết định mua vào hoặc bán ra.


Để tham gia sàn giao dịch vàng, nhà đầu tư phải nộp vào trước một khoản tiền nhất định, gọi là ký quỹ. Tiền ký quỹ tối thiểu là 100 USD, không quy định mức tối đa. Khoản tiền này đảm bảo cho nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán số vàng (gold) gấp 100 lần số tiền ký quỹ, đồng thời bao gồm luôn phí môi giới phải trả cho chủ sàn ngay khi phát sinh giao dịch. Tổng số phí thấp nhất là 10.000 đồng/1 lượng vàng được giao dịch.


Dân trong nghề cho biết, dù công ty có ứng trước cho khách số tiền “ảo” gấp 100 lần tiền ký quỹ, nhưng nếu thấy khách thua gần chạm đến số tiền này, lập tức công ty sẽ thao tác hủy giao dịch, để khách chỉ thua trong số tiền “thịt” của mình. Vậy nên, mở sàn vàng chỉ cần bỏ mấy nghìn đô thuê server (máy chủ) ở nước ngoài, thuê văn phòng, còn đâu là “mỡ nó rán nó” tức nhà đầu tư tự “nuôi” sàn bằng tiền của chính mình.


Ẩn họa phía sau những món lời


“Trên sàn vàng nhà đầu tư không chỉ đấu với nhau mà còn đấu với chính chủ sàn. Mặc dù luôn thể hiện mình chỉ là trung gian, chỉ làm vai trò môi giới (brocker), nhưng trên thực tế các chủ sàn chính là “nhà cái”, trực tiếp “ăn thua đủ” với nhà đầu tư” – chị Yến, một nhà đầu tư ở Hải Phòng đúc kết. Theo chị, chủ sàn có nhiều cách để ăn chặn tiền của người chơi, từ đơn giản đến tinh vi. Thông thường trước hoặc sau khi giá vàng biến động mạnh, “tự nhiên” đường truyền đứt hoặc nhập lệnh không được.


Đến khi mạng hoạt động trở lại thì giá vàng đã biến động theo chiều hướng khác, chủ sàn không đồng ý cho chốt giá tại thời điểm trước khi xảy ra sự cố, nên tài khoản nhà đầu tư “cháy” hết. Nhà đầu tư phản ứng thì chủ sàn giải thích hệ thống quá tải do có quá nhiều lệnh đổ về cùng lúc, công ty chỉ là trung gian, mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty nước ngoài.


Mới đây, trong đơn tố cáo gửi đến báo CAND, chị Khánh ở Phú Thọ cho biết: chị tham gia sàn vàng của công ty KT ở phố Bà Triệu từ tháng 9/2013, đã ký quỹ số tiền 50.000.000đ. Ngày 06/9/2013 chị đến công ty để tham gia phiên giao dịch mua bán vàng. Hồi 19h30 cùng ngày, giá vàng thế giới là 1.368,06 USD/ 1Ounce, chị đã bán ra 100 Ounces. Sau đó giá vàng hạ xuống mức 1.360 USD/1 Ounce. Đây là lúc thích hợp để chị Khánh mua vào, nhưng công ty KT đã can thiệp vào phần mềm giao dịch để không hiển thị mức giá này, do đó chị Khánh cùng nhiều khách hàng khác đã không biết để mua. Đợi lúc giá thị trường biến động ngược trở lại lên mức giá 1.377 USD/1 Ounce, thì công ty mới báo giá. Việc làm này khiến chị thiệt hại 2.000 USD, thay vì được hưởng 800 USD tiền lãi.


Ngày 27/9/2012 Cơ quan CSĐT – CATP Hà Nội tiếp nhận thụ lý đơn của bà Vũ Thị Thuận ở TP Hạ Long, Quảng Ninh, tố cáo Công ty CP Golden Star – ở số nhà 55 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội đã lừa đảo chiếm đoạt của bà số tiền gần 25 tỷ đồng. Trong đơn bà Thuận cho biết, vào ngày 05/11/2010, bà ký hợp đồng mua bán hàng hóa, thực chất là mua bán vàng qua mạng với công ty Golden Star. Sau khi ký hợp đồng, bà đã chuyển số tiền gần 25 tỷ đồng cho công ty. Đến ngày 13/4/2012 khi bà cần rút tiền ra, thì phát hiện công ty đã đóng cửa, ban lãnh đạo đã trốn biệt tăm.


Cùng chung cảnh ngộ với bà Thuận, chị Hằng – một nhà đầu tư ở Hà Đông kể lại: “đầu năm 2012 tôi tham gia đầu tư tại công ty DC ở Hoàng Mai, Hà Nội, đã ký quỹ số tiền 4.200 USD. Khi số tiền lãi phát sinh từ việc mua bán vàng của tôi lên đến 7.500 USD, thì công ty này đã xóa hết lịch sử giao dịch, đóng cửa ngừng hoạt động, giám đốc bỏ trốn. Gần một năm lặn lội, tôi mới tìm được tên giám đốc. Tôi dọa sẽ báo công an thì hắn mới trả lại tôi số tiền gốc và một nửa số tiền lãi”.


Vẫn theo chị Hằng, thì hiện nhiều sàn vàng “chui” đã chuyển từ hình thức môi giới mua bán vàng, sang huy động vốn với lãi suất cao dưới danh nghĩa ủy thác đầu tư. Theo đó, chủ sàn kêu gọi các nhà đầu tư giao vốn cho họ quản lý và kinh doanh, với mức lãi suất tiền gửi từ 5% đến 10%/tháng cho từng kỳ hạn 3 tháng hoặc 6 tháng. Vì lãi suất cao, nhiều người dân đã vượt qua cảnh báo về các nguy cơ rủi ro, xuất tiền ủy thác cho chủ sàn kinh doanh thay mình.


Chị biết có sàn chủ là người Hồng Kông đã huy động đến hơn 20 tỷ đồng của nhà đầu tư. Chị lo sau khi gom được một “mớ tướng”, ông này sẽ “bùng” ra nước ngoài, để lại bao nhà đầu tư “khóc dở, mếu dở”. Biết nhưng không dám nói, sợ sàn bị đánh sập thì các bạn chị lại không kịp rút số tiền đã chuyển cho công ty này.


Trở lại với đơn tố cáo của chị Khánh, buổi sáng 08/11/2013 chúng tôi đã đến xác minh tại trụ sở công ty KT. Ngoài phòng chờ có màn hình hiển thị biến động của giá vàng trên thế giới. Mới buổi sáng mà sàn đã nhộn nhịp, các nhà đầu tư chăm chú theo dõi biểu đồ hình núi trên màn hình, chốc chốc lại ra lệnh mua vào hoặc bán ra. Mặt ai nấy chăm chú, căng thẳng như đang trong một cuộc sát phạt đỏ đen. Người đi cùng chúng tôi nói khẽ: “chơi môn này dễ đau tim lắm. Bạc tỷ trôi vèo qua tay không dấu vết”.


Được biết nhóm PV đến tìm hiểu vụ việc theo đơn tố cáo của chị Khánh, ban lãnh đạo công ty có vẻ lo lắng. Khi tôi đặt câu hỏi: “các anh đang hoạt động theo hành lang pháp lý nào?” thì họ xin phép ra ngoài, một lúc sau quay vào báo có việc gấp, hẹn sẽ gặp làm việc vào hôm khác.


Hoạt động kinh doanh vàng “ảo” đang diễn ra công khai, ngang nhiên bất chấp pháp luật. Ẩn chứa nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư, nguy cơ gây mất an ninh trật tự. Vì vậy các cơ quan chức năng TP Hà Nội cần khẩn trương vào cuộc để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn những diễn biến khó lường. Chuyên đề CSTC sẽ tiếp tục chuyển đến bạn đọc những thông tin mới nhất.





Để cấm việc kinh doanh vàng “ảo”, TS.Nguyễn Đại Lai – (Phó Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) cho biết: “Thật đơn giản, muốn không còn “ảo” thì phải làm “thật”, tức phải mở lại sàn vàng và có những cơ quan cấp quốc gia đứng ra tổ chức, điều hành và quản lý”.


Chuyên gia cao cấp Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương) cũng cho rằng, để quản lý thị trường vàng tốt hơn, nên cho lập sàn vàng. Theo đó, thành viên tham gia sở giao dịch vàng là các công ty, các ngân hàng và cho ký quỹ với tỷ lệ cao để tránh rủi ro. Rút kinh nghiệm sàn vàng trước đây, sở giao dịch vàng cần có quy chế quản lý và được pháp luật hóa rõ ràng. Hơn nữa, việc này cũng sẽ hạn chế được sự bùng nổ của các sàn vàng chui.






Trong 4 năm phát triển tự do, kinh doanh sàn vàng đã gây ra nhiều hệ lụy phức tạp trong đời sống xã hội. Vì vậy, ngày 06/01/2010, Ngân hàng nhà nước đã ra Thông tư số 01/2010/TT-NHNN về việc bãi bỏ Quyết định số 03/2006. Theo đó, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh kể từ ngày 06/01/2010. Tuy nhiên, việc cấm và dẹp bỏ sàn vàng “chui”, dường như quá khó khăn.




Cảnh sát toàn cầu – CAND




Bạc tỷ có cơ mất trắng, cảnh báo từ những sàn vàng "chui"

22 thg 11, 2013

DN dùng chứng thư bảo lãnh 350 tỷ USD dởm để “săn” dự án


Đó là công ty CP ASEAN Đồng Tiến



Chiều 21/11, lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, trong quá trình thẩm tra năng lực của Công ty CP ASEAN Đồng Tiến (trụ sở đặt tại 106, đường 19, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP HCM do ông Nguyễn Quốc Hoài làm Chủ tịch HĐQT, đại diện theo pháp luật của Công ty) theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Phòng An ninh kinh tế (PA81) Công an tỉnh đã kết hợp với Cục A84- Tổng cục An ninh II, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- chi nhánh Hậu Giang xác minh, phát hiện DN này đã dùng chứng thư bảo lãnh trị giá 350 tỷ USD dởm.


Đại diện Công ty CP ASEAN Đồng Tiến cho biết Công ty TNHH Star Winner internationnal Hongkong (địa chỉ Suite 601, Tầng 6, Tòa nhà Hongkong and Macao, số 156-157 Connaught Road Center Hongkong) là đối tác bao tiêu sản phẩm cho dự án Khu liên hợp nhà máy chế biến lương thực Đồng Tiến Hậu Giang (đặt tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) do Công ty CP ASEAN Đồng Tiến làm chủ đầu tư.


Theo xác nhận từ phía Ngân hàng HSBC Hongkong, vào ngày 22/2/2013, ngân hàng này không phát hành chứng thư nào có giá trị 350 tỷ USD cho Công ty TNHH Star Winner International và trong tài khoản số 608416247 của DN này cũng không có 350 tỷ USD như ghi nhận trong chứng thư.


Lãnh đạo Phòng PA 81 cho biết thêm, ông Lâm Quang Thống – Tổng giám đốc điều hành Công ty CP ASEAN Đồng Tiến đã dử dụng chứng thư này trong hồ sơ xin được cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án kể trên, gởi UBND tỉnh Hậu Giang vào ngày 5/5/2013.


Một DN tại TP HCM cũng vừa có đơn gởi đến UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu xem xét dấu hiệu bất thường của ông Lâm Quang Thống với tư cách làm Tổng giám đốc của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Thương mại xây dựng Lâm Nhật Thống (đặt cùng địa chỉ với Công ty CP ASEAN Đồng Tiến), sau khi hai DN này ký hợp đồng giao nhận thầu thi công xây dựng công trình tại dự án Khu liên hợp kể trên.


DN dùng chứng thư bảo lãnh 350 tỷ USD dởm để “săn” dự án Chứng thư dởm trị giá 350 tỷ USD mà Công ty CP ASEAN Đồng Tiến kèm theo hồ sơ để xin được cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án Khu liên hợp Nhà máy chế biến lương thực Đồng Tiến Hậu Giang.[/caption]


Cùng chiều 21/11, nguồn tin riêng của PV CAND cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vào ngày 19/11 vừa qua đã ban hành quyết định thu hồi dự án kể trên của Công ty CP ASEAN Đồng Tiến.




Công an nhân dân




DN dùng chứng thư bảo lãnh 350 tỷ USD dởm để “săn” dự án

Lộ diện các công ty trá hình "nuốt" hàng chục tỷ đồng VAT


Có trường hợp một khách nước ngoài mang tiền vào Việt Nam, có xác nhận của Hải quan để thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho một số DN Việt Nam từ 5-7 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2,5-3,5 tỷ đồng.


Ngày 21/11, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Cục An ninh TC-TT-ĐT), Tổng cục An ninh II, Bộ Công an cho biết: Tổng cục An ninh II vừa bắt giữ 20 đối tượng và vận động 1 đối tượng trong đường dây lập công ty “ma” để mua bán hóa đơn nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tại các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Liên quan đến vụ án trên, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng chục tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT.


Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế diễn ra rất nghiêm trọng, không những gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước mà còn dẫn đến việc hoạch định chính sách sai do số liệu xuất khẩu hàng hóa không chính xác.


Khi doanh thu xuất khẩu cao hơn hàng trăm lần so với vốn điều lệ


Qua công tác nắm tình hình và trao đổi của ngành thuế, phát hiện từ khoảng tháng 8/2012 đến tháng 6/2013, số hồ sơ hoàn thuế và số tiến hoàn thuế GTGT trên cả nước có dấu hiệu tăng. Trong đó, đáng chú ý là số tiền hoàn thuế đối với cà phê, hàng nông sản tại Tây Nguyên và xuất khẩu hàng công nghệ phẩm qua cửa khẩu biên giới với Campuchia, tại các tỉnh Tây Nam Bộ. Tại các khu vực này, số tiền hoàn thuế GTGT tăng một cách bất thường.


Đi sâu xác minh, Cục An ninh TC- TT- ĐT phát hiện, tại Tây Nguyên có hàng chục doanh nghiệp (DN) kinh doanh nông sản, có dấu hiệu gian lận về thuế với phương thức hoạt động tinh vi, diễn ra trên diện rộng, có tổ chức. Thủ đoạn gian lận của các DN này thường là mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian (có hồ sơ mua qua 7 khâu), mua hàng tại các tỉnh không có hàng nông sản (cà phê mua tại Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh), tờ khai hàng xuất khẩu đều thuộc đối tượng miễn kiểm tra… sử dụng số lượng hóa đơn GTGT bất hợp pháp để kê khai đầu vào. Cá biệt, nhiều DN thuộc tỉnh Đồng Nai, chỉ trong vòng 5 tháng cuối năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013 đã bán cho các DN ở Tây Nguyên hàng chục nghìn tỷ đồng hàng hóa nông sản.


Với lượng hàng hóa này, nếu áp theo quy định, cơ quan thuế sẽ phải hoàn hàng nghìn tỷ đồng cho các DN xuất khẩu. Song khi xác minh về các DN bán hàng này, cơ quan thuế phát hiện các DN không có thực hoặc người đứng tên thành lập DN đã bỏ trốn. Một số DN xuất khẩu cà phê ở Tây Nguyên, mặc dù đã có hàng xuất khẩu, nhưng do mua hàng của các đầu mối từ trước nên vẫn bị các DN trung gian ở Đồng Nai khống chế bằng nhiều cách khác nhau nên vẫn phải mua hóa đơn của các đối tượng này. Vô hình trung, họ cũng trở thành đồng phạm trong vụ án…


Tình hình tại các tỉnh Tây Nam Bộ cũng diễn biến phức tạp không kém. Từ tháng 5 đến tháng 12/2012, tại các huyện biên giới, hàng chục DN của tư nhân đã được thành lập chỉ để xuất khẩu hàng hóa qua biên giới… Một chủ DN có thể thành lập nhiều DN, do những người thân trong gia đình đứng tên. Về phía DN nhập hàng tại Campuchia, cũng có quan hệ gia đình với DN tại Việt Nam. Điều đáng chú ý là số tiền hoàn thuế hàng năm của các đơn vị này thường vượt quá lượng vốn ban đầu rất lớn, trong khi đó số tiền nộp vào ngân sách hằng năm của DN xuất khẩu tiểu ngạch sang Campuchia thì phát sinh không đáng kể. Vào năm 2009 số tiền hoàn thuế tại tỉnh An Giang chỉ vào khoảng hơn 42 tỷ đồng thì đến năm 2012 đã lên tới gần 600 tỷ đồng.


Lộ diện các công ty trá hình "nuốt" hàng chục tỷ đồng VAT


Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các DN tại An Giang đã lợi dụng cơ chế miễn kiểm tra hải quan hoặc chỉ kiểm tra tỷ lệ 5% đối với hàng hóa xuất khẩu biên mậu và cơ chế thông thoáng, thành lập DN, cơ chế tự in hóa đơn và lợi dụng một phần địa lý vùng biên giới để dễ dàng quay vòng hàng hóa xuất khẩu (xuất khống một phần) hoặc khai khống số lượng giá trị hàng hóa xuất khẩu để lập hồ sơ hoàn thuế. Việc chuyển tiền Việt từ Campuchia vào Việt Nam qua xác nhận của Hải quan rất dễ dàng…


Có trường hợp một khách nước ngoài mang tiền vào Việt Nam, có xác nhận của Hải quan để thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho một số DN Việt Nam từ 5-7 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2,5-3,5 tỷ đồng. Hóa đơn đầu vào của các DN này thường sử dụng là hóa đơn của các DN đã bỏ trốn, mất tích… Tại An Giang, cơ quan thuế đã phát hiện hàng chục DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Các DN này chủ yếu là DN nhỏ, có vốn điều lệ từ 5-12 tỷ đồng.


Dùng chứng minh nhân dân giả và bị mất cắp để thành lập doanh nghiệp


Quá trình điều tra, Cục An ninh TC – TT – ĐT làm rõ thủ đoạn của các đối tượng phạm tội, bắt giữ hàng chục đối tượng tại các tỉnh Tây Nguyên. Tại khu vực này, nhóm đối tượng ở tỉnh Đồng Nai đã thành lập các DN “ma” để bán hóa đơn cho các DN kinh doanh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Các đối tượng đứng tên DN này, sau đó đã bỏ trốn…


Sau khi tập trung xác minh, Tổng cục An ninh II đã phá 2 đường dây lớn, bắt tạm giam hàng chục đối tượng, thu giữ hàng chục tỷ đồng. Cá biệt trong số đó có trường hợp 8 tháng đã mua bán hóa đơn trên 10 nghìn tỷ đồng. Tại các tỉnh Tây Nam Bộ, 10 DN tại tỉnh An Giang đã chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế của Nhà nước. Khi sự việc này bị phát hiện, giám đốc của một công ty TNHH đã ra đầu thú.


Trao đổi với phóng viên ngày 21/11, Thiếu tướng Nguyễn Hùng Lĩnh, Cục trưởng Cục An ninh TC-TT-ĐT đã cảnh báo về thủ đoạn của loại tội phạm này. Theo Thiếu tướng Nguyễn Hùng Lĩnh thì tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đã xảy ra từ lâu. Song khi thực hiện Nghị định 51/ 2010/ NĐ-CP ngày 14/5/2010 cho phép DN được tự in hóa đơn, một số đối tượng sau đó đã thành lập DN, tổ chức in hóa đơn và bán hóa đơn khiến hành vi mua bán hóa đơn diễn ra ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn. Từ các vụ án này cũng phát hiện những sơ hở của các cơ quan Nhà nước theo đó, để được hoàn thuế, DN xuất khẩu phải có chứng từ, chứng minh nguồn gốc hàng hóa; đã thực xuất hàng ra nước ngoài.


Trong đó, DN gốc bán hàng cho DN nước ngoài phải chứng minh đã nộp thuế VAT… Tội phạm đã lợi dụng sự sơ hở trong công tác quản lý, lập ra nhiều DN “ma” ở các địa phương khác nhau trong khi cơ quan thuế không có đủ điều kiện xác minh. Bên cạnh đó, theo quy định, với số lượng hàng hóa có giá trị trên 20 triệu đồng, hồ sơ kê khai để được hoàn thuế phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Song tội phạm đã dùng thủ đoạn tạo tiền lòng vòng, chứng minh bên mua có chuyển tiền cho bên bán…


Một hình thức nữa là các đối tượng thường dùng CMND giả hoặc CMND đã bị đánh cắp để thành lập DN. Một sơ hở nữa là thủ tục thành lập DN lại khá đơn giản, trong khi Sở Kế hoạch đầu tư của các tỉnh, thành phố thuộc TW đều không quản lý được được hoạt động của các DN này. Vụ án hiện đang được điều tra, làm rõ./



Công an Nhân dân




Lộ diện các công ty trá hình "nuốt" hàng chục tỷ đồng VAT