27 thg 12, 2013

Huyện Củ Chi báo cáo “ma” về lương thưởng tết


Báo cáo với UBND huyện Củ Chi và Sở LĐLTB-XH TPHCM về tình hình lương, thưởng tết năm 2013, Phòng LĐTB-XH huyện Củ Chi cho biết, đã ghi nhận hơn 800 doanh nghiệp (DN) về tình hình lương thưởng tết.



Trong đó có 323 DN báo cáo bằng văn bản và qua điện thoại các mức chăm lo lương, thưởng cho hàng ngàn lao động dịp cuối năm.


Thế nhưng, khi liên lạc với các DN này để tìm hiểu thêm thông tin, chúng tôi bất ngờ về mức độ xác thực của số liệu báo cáo mà Phòng LĐTB-XH huyện Củ Chi đưa ra.


Con số không có thực

Bất ngờ ở chỗ, trong số 323 DN có báo cáo về tình hình lương thưởng tết, phần lớn là DN “ma” đã giải thể, đóng cửa hoạt động từ lâu, hoặc có địa chỉ trong báo cáo nhưng đã chuyển địa điểm đi nơi khác.


Cụ thể, đến Công ty TNHH Xây dựng Tân Sơn Nam theo địa chỉ ghi trong báo cáo là số 12 Phạm Thị Hối, khu phố 7, thị trấn Củ Chi thì được nhiều người dân ở đây cho biết, từ nào giờ chưa nghe có tên công ty này.

Tại địa chỉ 720 tổ 5, khu phố 2, thị trấn Củ Chi, nơi DN tư nhân Hoài Thúy đặt trụ sở theo báo cáo, nhưng đến nơi lại treo bảng hiệu công ty khác.

Bà Nguyễn Thị Lan, chủ nhà nói: “Trước kia họ có thuê nhà tôi mấy tháng, sau đó chuyển đi gần 3 năm nay rồi. Giờ không biết họ ở đâu”.


Tương tự, Công ty TNHH MTV May Đức Phát đăng ký địa chỉ trong báo cáo của huyện Củ Chi ở địa chỉ 87 Nguyễn Thị Triệu, thị trấn Củ Chi, nhưng khi chúng tôi đến thì lại là cơ sở sản xuất nước tinh khiết.


Chủ nhà cho biết: “Nào giờ không nghe nói có Công ty May Đức Phát, mà chỉ có Công ty May Đại Phát, nhưng ở cách đây hơn 1km”.


Đến Công ty TNHH TM Đại An Phát ở số 42 Nguyễn Thị Rư, thị trấn Củ Chi lại là khu nhà trọ cho công nhân thuê. Hỏi một người dân ở đây về tên công ty này, ai nấy đều ngơ ngác nói không biết.

Theo báo cáo của Phòng LĐTB-XH huyện Củ Chi, địa bàn ấp Cây Da (báo cáo ghi Cây Đa), xã Tân Phú Trung có 8 DN báo kế hoạch thưởng tết cho người lao động.

Thế nhưng, khi đưa danh sách cho Trưởng ấp Nguyễn Văn Tuấn xem thì ông lắc đầu: “Mấy công ty này nghe lạ lắm. Theo danh sách này thì tôi thấy chỉ có Công ty TNHH Thực phẩm Á Châu trên đường Hồ Văn Tắng là có thực, nhưng do tình hình khó khăn họ tạm đóng cửa từ đầu năm đến nay rồi…”.

Cũng trong danh sách DN báo cáo thưởng tết cho người lao động có tên Công ty TNHH Tư vấn xây dựng – thương mại Tây Bắc tại địa chỉ 37/10 Vườn Thuốc, nhưng ông Tuấn xác nhận không có số nhà trên.

Nhà ông Tuấn ở số 46, đối diện bên đường là số 37, 39, không có địa chỉ nào là 37/10 và cũng không có doanh nghiệp nào tên Công ty TNHH Tư vấn xây dựng – thương mại Tây Bắc như báo cáo của Phòng LĐTB-XH huyện Củ Chi.

Đến địa chỉ của DN tư nhân thương mại Phú Phi thuộc tổ 7, ấp Cây Da, chủ nhà cũng cho biết DN đã ngưng hoạt động từ 3 năm nay và cũng chưa hề có báo cáo nào cho cơ quan chức năng về mức lương, thưởng tết cho người lao động.

“Vẽ” báo cáo

Trong báo cáo của Phòng LĐTB-XH huyện Củ Chi có khoảng hơn 200 DN có số điện thoại liên lạc trong danh sách lương thưởng tết.


Thế nhưng, gọi thử vào khoảng 10 số máy, chúng tôi đều nhận được câu trả lời của tổng đài: “Số máy này không có thực…”.


Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Trương Văn Hai, Phó phòng LĐTB-XH huyện Củ Chi và một cán bộ của phòng tên là Thúy hào hứng cho biết, đến nay, có hơn 815 DN trên địa bàn huyện báo cáo về tình hình lương thưởng tết.



Trong đó, có 323 DN báo cáo bằng văn bản hoặc bằng điện thoại và đã được Phòng LĐTB-XH huyện lập danh sách để báo cáo các cấp.

Tiếp cận danh sách DN báo cáo tình hình lương thưởng năm 2013 với hơn 800 DN được “rút gọn” lại còn 323 DN, một cán bộ ở huyện Củ Chi hết sức bất ngờ.

Người này cho biết, đi kiểm tra hết hơi cũng chỉ còn một số DN thực tế có báo cáo. Lọc ra từ hơn 300 DN, cũng chỉ có một số DN còn “sống”, còn lại, “chết” mất tiêu rồi, lấy đâu ra lương thưởng mà báo cáo?

Danh sách trên được Phòng LĐTB-XH huyện Củ Chi gửi UBND huyện Củ Chi và Sở LĐTB-XH TPHCM để sở thống kê, báo cáo TP về tình hình lương, thưởng năm 2013.


Phải chăng Phòng LĐTB-XH huyện Củ Chi đang vẽ lên một bức tranh không có thật về lương thưởng tết?


Theo các Phòng LĐTB-XH, LĐLĐ các quận, huyện và Ban Quản lý KCX-KCN TPHCM, đến nay, rất ít DN báo cáo về vấn đề lương thưởng, chăm lo tết.

Số lượng DN có báo cáo về lương, thưởng tết đang có xu hướng mỗi năm mỗi giảm. Các KCX-KCN TPHCM cho biết, tính đến ngày 20-12-2013, chỉ có 150/1.000 DN có báo cáo về lương, thưởng tết.

Tại huyện Hóc Môn, đến nay có 83 DN/395 DN ngoài nhà nước có công đoàn cơ sở báo cáo kế hoạch chi trả tiền lương, thưởng tết cho CNLĐ…

LĐLĐ huyện Củ Chi cho biết, tính đến ngày 19-12, LĐLĐ huyện mới ghi nhận được 61 DN, trong tổng số 292 DN có công đoàn cơ sở trên địa bàn huyện có kế hoạch lương thưởng tết cho công nhân lao động.



Một Thế Giới




Huyện Củ Chi báo cáo “ma” về lương thưởng tết

Nợ nhiều như...công ty đào vàng !


Nhiều đơn vị, cá nhân tại thị trấn Khấm Đức (Quảng Nam) bị Công ty TNHH vàng Phước Sơn (thuộc Tập đoàn Besra) nợ hàng chục tỷ đồng. Cái tết cận kề, cuộc sống người dân rất lao đao vì chưa được thanh toán.



Nợ rau, nợ bún của người dân


Theo phản ánh của người dân tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, từ tháng 7.2013, Công ty TNHH vàng Phước Sơn (Công ty vàng Phước Sơn) mua rau, bún, mì sợi… của người dân nhưng chưa chịu thanh toán.


Đích thân họ vào tận nhà máy đòi nhưng đành ra về tay trắng.


Trường hợp của bà Lê Thị Bạch Tuyết (43 tuổi) bán bún, mì sợi tại chợ thị trấn Khâm Đức thường xuyên cung cấp bún mì cho Công ty vàng Phước Sơn thì nay bị công ty nợ với số tiền 53 triệu đồng.


Theo bà Tuyết, bà thường xuyên cung cấp bún, mì cho Công ty vàng Phước Sơn, trước đây sau mỗi tháng cung cấp bún, mì công ty thanh toán bằng cách chuyển qua tài khoản. Thế nhưng từ tháng 7.2013 bà thường xuyên cung cấp bún, mì nhưng công ty không chịu chuyển tiền.


Tính đến thời điểm đầu tháng 12.2013, Công ty vàng Phước Sơn nợ bà Tuyết với số tiền 53 triệu đồng.


“Tôi đích thân vào đòi nhưng phía công ty bảo là làm ăn lỗ, số tiền này sẽ chuyển từ từ. Công ty cứ bảo vậy, còn tôi lại bị người khác đòi vì mua gạo, nguyên liệu để sản xuất bún. Tiền công ty không chịu trả, tôi cũng không trả cho người khác nên không có vốn để quay vòng”, bà Tuyết buồn bã nói.


Thảm cảnh nhất là trường hợp của bà Dương Thị Hoa (62 tuổi) bị Công ty vàng Phước Sơn nợ lên đến 220 triệu đồng. Gian hàng của bà Hoa buôn bán rau, của quả tương đối nhỏ.


Thấy vậy, chúng tôi hơi ngạc nhiên về con số này? Bà Hoa liền giải thích: “Tôi làm gì có nhiều tiền đến vậy, buôn bán rau, quả ngày kiếm được vài chục ngàn đồng thôi. Để có rau, củ qua cung cấp cho Công ty vàng Phước Sơn, tôi thu mua từ 6-7 đầu mối ở dưới TP Đà Nẵng mua đi bán lại kiếm lời. Trước đây, công ty trả tiền đúng hẹn tôi có tiền trả cho họ nhưng nay công ty nợ, tôi nợ lại. Hiện tôi nợ các đầu mối họ tính lãi suất 2%”.


Ngoài việc nợ những người buôn bán thường xuyên cung cấp lương thực, thực phẩm cho Công ty vàng Phước Sơn, thì cũng tại thị trấn này có nhiều các doanh nghiệp, đơn vị khác với tổng số hàng chục tỷ đồng.


Đơn cử như Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Phước Sơn bị Công ty vàng Phước Sơn nợ 4 tỷ đồng, hiện công ty này buộc phải đóng cửa cây xăng. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nghỉ, vận tải bị Công ty vàng Phước Sơn nợ hơn 4,5 tỷ đồng.


Khinh khủng hơn là Công ty khai thác vật liệu và xây dựng công trình Quảng An (có trụ sở tại thị trấn Khâm Đức) bị Công ty vàng Phước Sơn nợ hơn 24 tỷ đồng. Đơn vị này tham gia một số hạng mục tại nhà máy vàng Đăksa, thuộc Công ty vàng Phước Sơn.



Nợ thuế Nhà nước


Ngoài số tiền thuế mà Hải quan đề nghị truy thu lên đến trên 450 tỷ đến nay chưa có kết luận, theo thông tin UBND huyện Phước Sơn cho biết, Công ty Vàng Phước Sơn không chỉ nợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn mà còn nợ Nhà nước với số tiền lớn.


Trong năm 2013, Công ty vàng Phước Sơn nợ thuế Nhà nước hơn 140 tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên là 132 tỷ đồng, các khoản thuế khác gần 10 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2012, Cty còn nợ huyện Phước Sơn 4 tỷ đồng kinh phí theo cam kết đóng góp cho địa bàn (áp dụng theo Luật Khoáng sản, hai bên có biên bản thỏa thuận).


Trong kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII cử tri các huyện Phước Sơn đề nghị tỉnh chỉ đạo, đôn đốc Công ty TNHH Vàng Phước Sơn hoàn thành việc sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân xã Phước Đức.


Đặc biệt sửa chữa, nâng cấp mở rộng tuyến đường giao thông từ cầu Đăk Sa vào nhà máy vàng Phước Sơn, tăng cường các giải pháp để đảm bảo môi trường.


Ngoài ra, thực hiện hỗ trợ xã Phước Đức phát triển kinh tế – xã hội theo cam kết năm 2013. Thực hiện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương như quy định của Luật Khoáng sản.


Năm 2012, Công ty đã ký cam kết đóng góp cho huyện Phước Sơn 4 tỷ đồng nhưng đến nay chưa thực hiện.


Còn cử tri huyện Phú Ninh đề nghị tỉnh chỉ đạo Công ty Vàng Bồng Miêu đầu tư các công trình dân sinh, kinh tế – xã hội tại thôn Bồng Miêu như nhà văn hóa thôn, đường giao thông, xử lý rác, môi trường, hỗ trợ xã và lực lượng bảo vệ đã hứa trước đó.


Bên cạnh đó, xét thấy năng lực Công ty Vàng Bồng Miêu yếu thì không nên cho mở rộng diện tích khai thác.


Như chúng tôi đã đưa tin, đến nay Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu vẫn còn ngưng hoạt động. Riêng tại Công ty TNHH vàng Phước Sơn ngay sau khi có thông báo tạm ngưng vào ngày 27/11, buổi chiều cùng ngày ông Darin Lee – Giám đốc điều hành sản xuất đã có thông báo nội bộ về việc kết thúc việc tạm thời ngưng hoạt động. Hiện nay, mỏ vàng Đăksa tại Phước Sơn của công ty này vẫn hoạt động bình thường.


Một Thế Giới



Nợ nhiều như...công ty đào vàng !

25 thg 12, 2013

Gay cấn một vụ tranh chấp giao dịch ngân hàng

Nộp 150 triệu đồng tiền mặt vào tài khoản, nhận giấy xác nhận đã thu đủ tiền của phòng giao dịch Kỳ Đồng Ngân hàng ACB và ra về, một tiếng rưỡi sau chị Trần Thị Ngọc Dung (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) được nhân viên ngân hàng điện thoại thông báo mới nhận của chị 100 triệu đồng.


Tự động trừ tài khoản





Có thể kiện ra tòa

Theo luật sư Trần Xoa – giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, việc NH dựa vào camera để xác định số tiền nộp của khách hàng là không thỏa đáng. Theo ông Xoa, camera ở NH thường ghi toàn cảnh giao dịch, do vậy chỉ thấy hình ảnh rất mờ nên không thể hiện được gì cả. Chưa kể camera là của NH, và có thể bị tác động nên không thể xem là chứng cứ khi giải quyết vấn đề. Đặc biệt khi khách hàng có chứng cứ xác thực là tờ giấy xác nhận đã nộp đủ tiền của NH. Theo ông Xoa, nếu NH giải quyết không thỏa đáng, khách hàng có thể kiện ra tòa để yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề.



Theo trình bày của chị Dung, vào ngày 14-11 chị đến phòng giao dịch (PGD) Kỳ Đồng yêu cầu nộp 150 triệu đồng vào tài khoản. Do số tiền mang theo khá lớn nên chị chỉ ước lượng số tiền và đặt lên quầy chứ chưa kiểm đếm. Lúc này nhân viên NH lấy tiền xuống đếm và thông báo với chị mới có 140 triệu đồng, còn thiếu 10 triệu. Chị lấy thêm 10 triệu đồng đưa cho nhân viên. Giao dịch xong, nhân viên đưa chị phiếu thu xác nhận đã nộp đủ 150 triệu đồng.


Hơn một giờ sau, chị nhận được điện thoại của nhân viên NH thông báo mới nhận của chị 100 triệu đồng và yêu cầu chị kiểm tra lại. Chị Dung hẹn quay lại vào sáng hôm sau, đồng thời kiểm tra lại tất cả số tiền hiện có và thấy rằng không nộp thiếu 50 triệu đồng. Chị đã thông báo cho NH. Tuy nhiên đến cuối ngày, NH tự động trừ vào tài khoản của chị 50 triệu đồng.


Sáng 15-11, chị quay trở lại PGD Kỳ Đồng để khiếu nại nhưng cách giải quyết của nơi này không thỏa đáng nên chị đã lên hội sở gặp tổng giám đốc. Tại buổi gặp trực tiếp với tổng giám đốc ACB, chị Dung đã được ghi nhận nội dung khiếu nại. Sau đó làm việc trực tiếp với chị là bộ phận pháp chế, tuy nhiên nơi này lại yêu cầu chị phải xem camera để xác định số tiền đã nộp, nhưng chị từ chối xem camera vì khẳng định đã nộp đủ tiền và có giấy xác nhận đã nộp đủ tiền từ NH. Hơn nữa, theo chị, camera chỉ là chứng cứ gián tiếp, không phản ánh đầy đủ giao dịch, ngoài ra còn có những góc chết, những hình ảnh quá nhanh camera cũng không ghi kịp. “Bản thân tôi cũng sử dụng camera nên tôi hiểu rất rõ và không đồng ý việc sử dụng camera để coi như bằng chứng xác định số tiền nộp vào NH” – chị Dung nói.


NH cũng đưa ra bảng kê để chứng minh chị Dung nộp thiếu tiền. Tuy nhiên chị Dung cho rằng chị chỉ ký tên và ghi tổng số tiền vào bảng kê, do vậy chị không chấp nhận đó là chứng cứ để xác định số tiền chị đã nộp. “Việc NH cho rằng tôi nộp vào chỉ có 100 triệu đồng mà lại ghi 150 triệu đồng gây nhầm lẫn cho nhân viên giao dịch là không đúng, vì ngay từ đầu tôi đã nói với nhân viên NH là muốn gửi 150 triệu đồng, nhiều công đoạn trong quá trình giao dịch vẫn xác định rõ số tiền gửi vào là 150 triệu” – chị Dung nói.



Về lý do NH đưa ra là nhân viên NH nhầm cọc tiền 50 triệu đồng (100 tờ 500.000 đồng) là 100 triệu đồng, theo chị Dung là không thuyết phục vì hiện nay mệnh giá tiền lớn nhất chỉ có 500.000 đồng, nhân viên kiểm đếm lại là người chuyên kiểm đếm số tiền lớn, do vậy khó có sự lầm lẫn như vậy. “NH luôn tuân theo nguyên tắc phải kiểm đếm trước khi rời quầy, tôi không thể tin nổi là NH vừa xác nhận với khách hàng đã nộp đủ tiền rồi sau đó NH lại tự ý trừ tài khoản khi chưa có ý kiến của khách hàng” – chị Dung nói.


“NH có sai sót”


Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Nguyễn Đức Huy – giám đốc PGD Kỳ Đồng – thừa nhận nhân viên NH có sai sót. “Lỗi đầu tiên là nhân viên NH bất cẩn, kê tiền nhưng không tính ra số tiền chi tiết mà theo số tiền khách hàng ghi để hạch toán” – ông Huy nói. Sau khi khách hàng về, NH kiểm quỹ và phát hiện thiếu 50 triệu đồng nên đã kiểm tra lại chứng từ, xem lại băng hình camera của ngày hôm đó và xác định nhầm lẫn rơi vào tình huống này nên đã liên hệ khách hàng để thông báo nhầm lẫn. Theo đúng nguyên tắc, nhân viên chưa được hạch toán mà chỉ phong tỏa số tiền chênh lệch, nhưng ở đây nhân viên lại hạch toán về đúng 100 triệu đồng và đây là cái sai thứ hai. Sau đó NH phát hiện ra và đã cộng vào tài khoản cho chị Dung 50 triệu đồng, đồng thời phong tỏa số tiền này.


Cũng theo ông Huy, khi sự việc xảy ra trước tiên NH xem xét tường trình của nhân viên NH xem có hợp lý hay không. “Trường hợp này tường trình của nhân viên NH hợp lý. Nhân viên này đã làm tại NH 8-9 năm, tư cách đạo đức tốt, gia đình không khó khăn đến mức phải lấy số tiền đó để chi xài cá nhân. Hơn nữa theo quy trình nội bộ, nếu mất số tiền này thì nhân viên phải đền, do vậy khó có động cơ để nhân viên NH thực hiện hành vi gian lận trong trường hợp này” – ông Huy nói và cho biết khi phát hiện nhầm lẫn, NH đã đề nghị khách hàng hợp tác với NH để làm rõ nhưng không hiểu vì sao khách hàng hoàn toàn không hợp tác.


Liên quan đến phản ánh của chị Dung về bảng kê, ông Huy cho biết nếu làm đúng nguyên tắc khách hàng phải tự kê nhưng nhân viên muốn linh động thuận lợi cho khách hàng nên khách hàng chỉ ghi tổng số tiền và ký tên, nhân viên NH kiểm đếm tại chỗ trước mặt khách hàng và ghi vào bảng kê. “Sau sự việc này NH đã chấn chỉnh và sẽ kỷ luật nhân viên. NH cũng thay đổi, theo đó khách hàng sẽ phải tự ghi bảng kê chi tiết, nhân viên không ghi thay khách hàng như trước” – ông Huy cho biết.


Theo tuổi trẻ



Gay cấn một vụ tranh chấp giao dịch ngân hàng

2 người đàn bà “sau lưng” bầu Kiên

Trong vụ án bầu Kiên từ hành vi trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tải sản đều có bàn tay của những người đàn bà đứng sau Kiên giúp sức. Trong số đó nổi lên là 2 nhân vật, vợ và em gái Kiên, hai người này hiện đã thoát vòng lao lí.



2 người đàn bà quyền lực sau lưng Kiên


Cty CPĐT Thương mại B&B (Cty B&B), được thành lập ngày 8/12/2008, có vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng, do 3 cổ đông chính góp vốn là Nguyễn Đức Kiên (Chủ tịch HĐQT), Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên làm Tổng Giám đốc) và Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên).


Để mang lại lợi nhuận hơn 100 tỉ đồng cho bầu Kiên trong vụ kinh doanh vàng và “ẵm” trọn 25 tỉ đồng trốn thuế. Bầu Kiên đã được sự trợ giúp đắc lực của 2 người đàn bà – một vợ, một em gái.


Ngày 8/1/2008, Nguyễn Đức Kiên ủy quyền cho vợ mình là Đặng Ngọc Lan, kí Hợp đồng ủy thác cho Ngân hàng ACB kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, từ ngày 25/12/2008-31/12/2009, Công ty B&B kí văn bản ủy thác cho ngân hàng ACB mở trạng thái vàng bằng 117 lệnh (29 lệnh mua, 88 lệnh bán) và đã tất toán trạng thái bằng 142 lệnh đóng (89 lệnh mua, 55 lệnh bán). Tổng khối lượng trạng thái vàng mua và bán là 440.250 Ounce. Trừ chi phí vốn và phí ủy thác, công ty B&B thu lãi trên 100 tỉ đồng.


Vợ và em gái giúp bầu Kiên trốn thuế


Nắm bắt được Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng đầu năm 2009. Sau khi lãi trên 100 tỉ đồng từ việc kinh doanh vàng trái phép, để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp cho Cty B&B, dưới sự chỉ đạo của bầu Kiên, ngày 25/12/2008, bà Đặng Ngọc Lan kí Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với bà Nguyễn Thúy Hương, em gái Kiên.



Theo đó, bà Hương ủy thác cho Cty B&B, đầu tư vào việc kinh doanh vàng ghi sổ. Với số lượng mua bán là 600 nghìn lượng vàng SJC, (tương đương với 720 nghìn Ounce). Trong đó giao dịch trạng thái vàng nước ngoài là 45 nghìn Ounce; trạng thái vàng giao dịch trong nước là 37.500 lượng vàng SJC. Bà Hương không phải đặt cọc nhưng phải trả cho Cty B&B phí ủy thác là 1% lợi nhuận gộp.


Cũng trong ngày 25/12/2008, Đặng Ngọc Lan, Nguyễn Thúy Hương, Nguyễn Đức Kiên ký một phụ lục Hợp đồng đồng ý để cho Cty B&B ủy thác lại cho Ngân hàng ACB thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng. Bà Hương ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên đại diện quyết định và chỉ định Cty B&B thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán theo Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính.


Theo Hợp đồng và phụ lục Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính trên thì ngày 24/6/2009, Cty B&B xác định kết quả ủy thác đầu tư của bà Hương từ ngày 25/12/2008 – 24/6/2009 thu được lợi nhuận gộp là gần 69 tỉ đồng, (tính chẵn). Theo đó Cty B&B được hưởng 1% phí ủy thác là 68 triệu đồng. Còn bà Hương được hưởng 99% lợi nhuận gộp tương ứng số tiền 68 tỉ đồng. Sau đó số tiền này được trả vào tài khoản của bà Hương vào các ngày 27-30/6/2009.


Cơ quan điều tra kết luận, năm 2009, Cty B&B thực hiện các lệnh ủy thác cho Ngân hàng ACB mua bán vàng trạng thái thu được lãi suất trên 100 tỉ đồng. Nhưng chỉ bằng việc kí Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính, Cty B&B đã chuyển toàn bộ lợi nhuận kinh doanh vàng trạng thái của công ty cho bà Nguyễn Thúy Hương thụ hưởng để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền là trên 25 tỉ đồng.


Theo tài liệu, trong quá trình làm việc với cơ quan công an, bà Đặng Ngọc Lan thừa nhận có ký các hợp đồng ủy thác và phân chia lợi nhuận giữa Công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương, nhưng thời điểm ký hợp đồng này bà đang chuẩn bị sinh con nên không biết gì về việc kinh doanh vàng của công ty B&B. Mọi việc kinh doanh của Công ty B&B đều do bầu Kiên chỉ đạo và trực tiếp thực hiện.


Với bà Nguyễn Thúy Hương, em ruột của Nguyễn Đức Kiên cũng là cổ đông sáng lập Công ty B&B. Hương khai nhận có kí Hợp đồng ủy thác đầu từ tài chính với Cty B&B nhưng không trực tiếp đặt lệnh mua bán vàng mà ủy quyền cho anh trai mình – Nguyễn Đức Kiên quyết định đặt lệnh mua bán vàng hàng ngày với ngân hàng ACB.


Vì những lí lẽ đó mà 2 người đàn bà này đã thoát vòng lao lí!?


Theo Dân Trí




2 người đàn bà “sau lưng” bầu Kiên

Nợ xấu “chạy”... đẹp


Với tốc độ xử lý hiện nay, có lẽ chẳng cần phải hết năm 2014 hay tới 2015, mà chỉ trong đầu năm tới, nợ xấu sẽ không còn là mối lo ngại đối với nền kinh tế (!).



Nhiều ngân hàng đã và đang nỗ lực đưa nợ xấu ra ngoại bảng đồng thời đẩy mạnh các hoạt động cho vay. Tuy nhiên, liệu những chuyển động của khối nợ xấu trong thời gian qua, kể từ khi Cty quản lí tài sản của các TCTD VN (VAMC) được thành lập cho đến nay, có thể giúp các nhà băng thật sự rộng đường hoạt động?


Với những chuyển động hiện tại, xét trên bề mặt nợ xấu đang giúp các ngân hàng có thêm cơ hội để làm sạch bảng cân đối tài sản và đẩy mạnh tiếp cận khách hàng


Theo thông tin của Vụ trưởng Vụ chính sách Tiền tệ NHNN Nguyễn Thị Hồng công bố, tính đến ngày 16/12, Cty VAMC đã được mua hơn 28.000 tỉ đồng nợ xấu. Cũng theo NHNN, trong năm 2012 và 10 tháng đầu năm 2013 các TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro để tạo nguồn xử lý nợ xấu và đã chủ động xử lý một khối lượng lớn nợ xấu bằng nguồn dự phòng: Tổng số nợ xấu đã xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng năm 2012 và 10 tháng đầu năm 2013 là 105,9 tỉ đồng.


Sắp hết nợ xấu?


Như vậy, nếu tính theo số liệu nợ xấu mà Chánh Thanh tra NHNN công bố hồi giữa năm 2012 là 202.000 tỉ đồng (tương đương 8,6%), thì nợ xấu ước chỉ còn khoảng 100.000 tỉ đồng. Tức đã giảm được nợ xấu xuống còn khoảng 1/2. Và nếu căn cứ trên phát biểu của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại Kỳ họp Quốc hội trước là từ 2012 đến 2015 sẽ phấn đấu đưa nợ xấu về đúng thông lệ quốc tế dưới 3%, thì nợ xấu có thể nói về rất sát gần với mục tiêu. Năm 2014, “nhiệm vụ” tiếp theo của hệ thống NH dường như chỉ còn phải xử lí khối nợ xấu tương đương khoảng 1,5% nữa, là sẽ… đẹp?


Đây có thể là một tốc độ xử lí nợ xấu nhanh đáng ghi nhận. Và với tốc độ này, có lẽ chẳng cần phải hết năm 2014 hay tới 2015, mà chỉ trong đầu năm tới, nợ xấu sẽ không còn là mối lo ngại đối với nền kinh tế (!).


Phát sinh


Một khi các NH đã xử lí sạch nợ xấu, thanh khoản vững thì thị trường ngân hàng đang có vẻ sắp trời quang mây tạnh. Nhưng dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại phát sinh.


Để có thể xử lí 100.000 tỉ đồng nợ xấu mà số thực được VAMC mua và trả bằng trái phiếu đặc biệt chỉ khoảng 18.000 tỉ đồng, tức chưa tới 1/5 số nợ xấu đã xử lí, các ngân hàng đã phải trích lập dự phòng rủi ro một khoản làm hao hụt tổng tài sản và vốn tự có. Việc hao hụt này có khiến các nhà băng gặp khó về thanh khoản trong dài hạn hay sự dồi dào thanh khoản lúc này chỉ là bề mặt ngắn hạn?


Cùng với đó, trích lập dự phòng rủi ro cũng không có nghĩa là đã giải trừ được nợ xấu và hệ thống tín dụng không trích sẵn một khoản tiền tương đương với giá trị số nợ xấu bao gồm dư nợ gốc và được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng để dự phòng rủi ro tổn thất khi khoản nợ không được thanh toán theo cam kết biến thành nợ xấu; phần trích lập chỉ theo tỷ lệ khiêm tốn, được gọi là có “dự phòng rủi ro đầy đủ”.


Tỷ lệ này, cụ thể theo quy định của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, mức trích lập dự phòng rủi ro của các NH cho từng nhóm 1,2,3,4,5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Riêng nợ nhóm 5 mà các khoản nợ chờ Chính phủ xử lí thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng của từng tổ chức tín dụng.


Câu hỏi là có bao nhiêu phần trăm nợ nhóm 4, nhóm 5 trong tổng số 100.000 tỉ đồng nợ xấu đã được “làm sạch”? Và bao nhiêu phần trăm trong số nợ nhóm 5 là nợ thuộc khoản “chờ Chính phủ xử lí”? Và các tổ chức tín dụng đã trích lập nợ nhóm này “theo khả năng” ra sao? Bởi chỉ cần một sự xê xích nhỏ thì tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, “làm sạch” nợ xấu của các TCTD trong các khoản nợ 2 nhóm 4, 5 sẽ khiến giá trị nợ xấu được trích lập dự phòng rủi rothay đổi không nhỏ.


Nói một cách khác, trên thực tế nếu TCTD trích lập dự phòng và chấp nhận thiệt hại về mình bằng việc giảm lợi nhuận, thậm chí giảm vốn tự có, thì xem như nợ xấu được xử lý. Nhưng bản thân các TCTD đã giảm vốn tự có tới đâu và tương ứng mức độ nào chưa xác định được, thì cũng rất khó để có thể xác định mối nguy khối nợ xấu đang còn tồn đọng trong hệ thống tín dụng đối với các nhà băng, và sau nữa là với nền kinh tế.


Một lo ngại khác là bản chất của việc hạch toán ngoại bảng khi VAMC mua nợ xấu song không trả tiền mà trả bằng trái phiếu đặc biệt. Có người cho rằng đây sẽ là một khoản vốn rất “sinh lợi” đối với các nhà băng vì giá vốn rất rẻ khi lãi suất tái cấp vốn chỉ còn 5%, thấp hơn so với mức lãi suất tái cấp vốn hiện hành theo quy định là 2%. Nhưng khi nào thì các nhà băng mới được nhận được khoản tái cấp vốn đó là một vấn đề. Cần nhớ, việc các nhà băng có trái phiếu đặc biệt để thế chấp tái cấp vốn là việc của… các nhà băng, còn việc của NHNN, với tư cách người cho vay cuối cũng, sẽ quyết đoạt thời điểm cho vay tái cấp vốn tùy thuộc vào thời điểm NHNN quyết định cung tiền ra hay hút tiền về.


Chạy đua trước tháng 6/2014?


Dù lo ngại, song những chuyển động trong xử lí nợ xấu của TCTD vẫn đã và đang giúp nhiều NH tạm thời “thở phào” và có thể mạnh tay đẩy hoạt động tín dụng cho vay đối với khối DN.


Vấn đề là theo các chuyên gia, việc đẩy nhanh tín dụng và tiếp cận tín dụng của DN hiện nay, dường như cũng không còn phụ thuộc sự tắc nghẽn của nợ xấu nữa (vì ít nhất nó đã tan một phần?).


TS Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận xét, tại thời điểm hiện nay xử lý nợ xấu không còn là vấn đề gây cản trở cho việc tín dụng nữa. Các tổ chức tín dụng hiện nay có tiền để cho vay, thậm chí còn muốn cho vay nhưng cầu tín dụng quá thấp, các DN không có nhu cầu vay ngân hàng vì sản xuất, kinh doanh còn khó khăn. Quy lại vấn đề hiện nay chính là khó khăn ở bên cầu chứ không phải bên cung tín dụng.


Như vậy, vấn đề được nhận diện là đang gây khó khăn cho DN, khiến DN không dám tự tin, chủ động khơi dòng vốn tín dụng, không phải là nợ xấu mà chính là sức mua, mãi lực trong nền kinh tế, là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nội địa chưa cao, hàng tồn kho còn lớn và các đơn hàng xuất khẩu cũng chậm kí cho quí I lẫn các quý còn lại của năm sau.


Vì lẽ đó, năm 2014, với những chuyển động hiện tại, xét trên bề mặt nợ xấu đang giúp các ngân hàng có thêm cơ hội để làm sạch bảng cân đối tài sản và đẩy mạnh tiếp cận khách hàng, trước khi bước vào thử thách thực hiện Thông tư 02. DN theo đó, cũng đang có cơ hội để tiếp cận tín dụng tốt hơn, nhất là trước tháng 6/2014.


Nhưng sau tháng 6/2014, nợ xấu có tăng lên và tiếp tục cản trợ khả năng tiếp cận tín dụng của DN hay không? Điều đó phụ thuộc vào việc trong9% tín dụng đã tăng trưởng trong năm 2013, có bao nhiêu khoản vay được DN vay để đảo nợ và làm đẹp nợ, đồng thời giúp giảm tỷ trọng nợ xấu của các NH.



Diễn đàn doanh nghiệp




Nợ xấu “chạy”... đẹp

Tín dụng không đạt mục tiêu, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá chính xác


Hiệu quả kinh doanh của các TCTD thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập – chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012.


Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 12/12/2013 tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn mức tăng của năm 2012 (8,91%) nhưng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là 12%.


Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.


Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu giảm nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác.


Hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập – chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do tác động bất lợi của những khó khăn trong nền kinh tế. Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút.


Ngoài ra, Tổng cục thống kê cũng công bố số liệu về thị trường bảo hiểm với tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 ước tính đạt 44,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012. Trong đó, phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 24 nghìn tỷ đồng, tăng 5%, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 20,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11%.

Theo Trí Thức Trẻ




Tín dụng không đạt mục tiêu, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá chính xác

23 thg 12, 2013

Thế chấp vàng giả, "rút ruột" ngân hàng gần 20 tỷ

Sau gần 1 tuần lễ bị bắt giữ để điều tra về hành vi dùng vàng giả thế chấp ngân hàng rút tiền thật xảy ra tại Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Cái Nước, 3 đối tượng trong vụ án gây xôn xao dư luận này đã bị khởi tố.



Chiều nay (23/12), nguồn tin riêng của PV Dân Việt cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam đối với Dương Thanh Tuấn (37 tuổi), nhân viên kiểm định vàng thuộc Phòng giao dịch Đầm Cùng (Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện Cái Nước); Dương Minh Giỏi (30 tuổi, em ruột của Tuấn) và Phan Văn Hải (34 tuổi, cùng ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Như Dân Việt đã thông tin, trước đó, 3 đối tượng này bị Công an huyện Cái Nước bắt giữ để điều tra hành vi lừa đảo ngân hàng. Theo cơ quan công an, Tuấn được xác định là người cầm đầu đường dây dùng vàng giả thế chấp ngân hàng để chiếm đoạt tiền.


Thông tin ban đầu, do nợ nần nên Hải và Giỏi tìm đến Tuấn nhờ giúp, sau khi nghe em trai và Hải trình bày, Tuấn đã nhận lời. Sau đó 3 đối tượng này đã mua vàng giả rồi nhờ hàng trăm người là nông dân, trong đó có cả học sinh, mang giấy chứng minh nhân dân giao dịch với ngân hàng thế chấp vàng để vay vốn, mà Tuấn là người thẩm định vàng giả thành vàng thật, để cho đồng bọn rút hơn 19 tỷ đồng.


Toàn bộ số tiền trên được các đối tượng sử dụng vào việc trả nợ và cá độ bóng đá, đá gà ăn tiền…



Theo Dân Việt


Thế chấp vàng giả, "rút ruột" ngân hàng gần 20 tỷ

Nhân viên ngân hàng lừa 8,6 tỉ đồng để ăn chơi

TAND tỉnh Long An vừa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Bùi Văn Vũ 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, buộc bị cáo phải trả lại cho các bị hại số tiền 8,6 tỉ đồng.


Theo hồ sơ, để có tiền tiêu xài cá nhân, trả nợ, ăn chơi và đánh bạc, trong thời gian làm việc tạiNgân hàng TMCP Bản Việt chi nhánh Long An, Vũ lợi dụng mối quan hệ quen biết với một số người có hoạt động cho vay đáo hạn ngân hàng, nói dối với họ là mình cần vay tiền cho khách hàng vay lại với lãi suất cao.


Tuy nhiên, Vũ đã dùng số tiền này để ăn chơi, lấy nợ mới trả nợ cũ và đánh bạc. Căn cứ vào lời khai của Vũ và các bị hại, các giấy mượn tiền thể hiện Vũ còn nợ tiền vay của các bị hại 8,6 tỉ đồng.


Toàn bộ số tiền mà Vũ có hành vi gian dối để mượn và chiếm đoạt của số người trên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (từ tháng 8.2012 đến tháng 11.2012).


Sau đó, Vũ xin nghỉ việc và lánh mặt không trả nợ thì bị các nạn nhân tố cáo.


Theo Lao động



Nhân viên ngân hàng lừa 8,6 tỉ đồng để ăn chơi

22 thg 12, 2013

Hai công ty ngoại “vơ vét” vàng của Việt Nam rồi… bỏ chạy?

Liên tục than vãn, dọa dẫm, gây áp lực trước việc bị truy thu thuế và tăng thuế suất, Besra Gold Inc đã đẩy những cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam vào những tình huống bị động hoàn toàn.


Lợi nhuận bí ẩn


Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty THHH khai thác vàng Bồng Miêu đã gửi văn bản số 637 TB-13/BGM cho UBND tỉnh Quảng Nam và các ban ngành liên quan thông báo việc nhà máy này phải tạm ngưng hoạt động để khắc phục sự cố sạt lở đường và nhiều hạng mục khác trong nhà máy do bão lũ.


Trước đó, vào ngày 6.8.2013 Besra Gold đã có thông báo gửi đến các cơ quan truyền thông và kiến nghị lên Bộ tài chính phản đối việc tăng thuế suất tài nguyên vàng từ 15-25%.


Besra Gold với hai công ty con của mình là Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu và Công ty TNHH vàng Phước Sơn dọa sẽ đóng cửa nếu kế hoạch thuế suất khoáng sản tăng lên vào năm 2014.


Không những phản đối việc tăng thuế tài nguyên, Besra Gold thậm chí còn kiến nghị giảm mức thuế suất cũ từ 15% xuống còn 6%, thuế thu nhập doanh nghiệp từ 40% xuống còn 32%.


Quan điểm của Bộ Tài chính là hiện nay nên hạn chế việc khai thác tài nguyên quý hiếm với trữ lượng có hạn, sản lượng khai thác khó quản lý, khuyến khích những doanh nghiệp thăm dò, khai thác vàng hiệu quả nên mức thuế suất tài nguyên đối với vàng cần tăng lên mức kịch trần.


Besra Gold gây áp lực bằng cách dọa nếu hai Công ty vàng lớn nhất Việt Nam này đóng cửa thì gần 1.600 lao động sẽ thất nghiệp, ngân sách sẽ thất thu, các khoản vay từ ngân hàng không thể trả và những tác động đến kinh tế xã hội cho tỉnh Quảng Nam, nơi hai công ty vàng này đang hoạt động.


Trước những động thái “dọa Nhà nước” của Besra Gold, thời điểm đó ông Phạm Quang Tú – Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) cho rằng việc doanh nghiệp kêu như vậy là do doanh nghiệp cứ kêu lên hòng có lợi.


Về mặt lợi nhuận của Besra Gold từ khi được cấp phép khai thác hai mỏ vàng lớn nhất ở Quảng Nam cho đến nay vẫn là một bí ẩn.


Cơ hội để biến dọa dẫm thành sự thật



Trong thông báo số 637-13/BGM ông Lê Minh Kha – Tổng giám đốc Công ty THHH khai thác vàng Bồng Miêu nêu: Mưa lũ và sạt lở đất nghiêm trọng đã làm hư hỏng đoạn đường từ Tam Kỳ đến mỏ, từ mỏ vào núi Kẽm bị hư hỏng vì vậy xe cộ không thể lưu thông được.


Văn bản này cũng nêu rõ mặc dù đang cố gắng hết sức nhưng vì lý do bất khả kháng nên công ty buộc phải ngưng mọi hoạt động sản xuất.


Công nhân được thông báo nghỉ việc tạm thời vào lúc 2h chiều ngày 16.11.2013 cho đến khi được thông báo làm việc trở lại. Tất cả các nhân viên đang làm việc tại Mỏ Bồng Miêu sẽ nhận được mức lương tối thiểu được Chính phủ quy định là 1.650.000 đồng/tháng. Số công nhân hiện tại của Bồng Miêu khoảng 750 người.


Một số bộ phận vẫn làm việc để đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực nhà máy và đảm bảo tài sản của công ty (những nhân viên đi làm thì vẫn nhận lương bình thường).


Ở Phước Sơn, công nhân được thông báo tạm nghỉ việc từ lúc 10 đêm 26.11.2013 và hưởng lương tối thiểu như trên cho đến khi tình trạng được giải quyết, do một số nhân viên nhà bếp chặn đường đi qua thôn 4 xã Phước Đức.


Nguyên nhân là do công ty đang gặp khó khăn về sản xuất và tài chính (giá vàng giảm 30% từ đầu năm đến nay, hàm lượng vàng khai thác cũng thấp hơn nhiều so với những năm trước), nên phải cắt giảm chi phí bằng cách đóng cửa các bếp ăn tại Đà Nẵng và Phước Sơn. Nguyên nhân đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu khả dĩ hợp lý vì lý cần khắc phục thiệt hại do mưa lũ, nhưng nguyên nhân đóng cửa mỏ vàng Phước Sơn có nhiều điểm không rõ ràng.


Hơn và gần 1 tháng trôi qua, 2 mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn của Besra Gold vẫn chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại.


Khi chúng tôi đến thị trấn Khâm Đức – đại bản doanh của Công ty TNHH vàng Phước Sơn người dân và nhất là những hộ buôn bán trong chợ Khâm Đức vẫn không ngớt bàn tán về việc Công ty TNHH vàng Phước Sơn đang đóng cửa.


Một số người buôn bán chuyên cung cấp nhu yếu phẩm cho mỏ vàng Phước Sơn đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì bị công ty này nợ tiền thông qua một đầu mối chuyên cung cấp thực phẩm.


Xin được nhắc lại là ngay thời điểm hai công ty vàng lớn nhất Việt Nam này tuyên bố ngừng hoạt động, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu hơn 300 kg cho Besra Gold.


Theo đó Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu được xuất khẩu bổ sung 82,7 kg vàng nguyên liệu có hàm lượng từ 60-99,99%.


Công ty TNHH vàng Phước Sơn được xuất khẩu bổ sung 244 kg vàng nguyên liệu có hàm lượng từ 60% đến 99,99%. Tất cả đều qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất.


Theo các ông chủ mỏ vàng ở Phước Sơn, việc Besra Gold tạm ngừng hoạt động khai thác ở Bồng Miêu và mỏ Đăk Sa ở Phước Sơn chỉ là “đòn gió”.


Đối với mỏ vàng Bồng Miêu, việc đóng cửa có thể chấp nhận được vì trữ lượng mỏ này còn lại ít, hơn nữa Besra đã “ăn đủ” rồi. Riêng tại mỏ vàng Đăk Sa không dễ gì Besra nhả ra vì đây là nơi mà tất cả các ông chủ mỏ vàng Phước Sơn đều mơ ước.


Một thế giới


Hai công ty ngoại “vơ vét” vàng của Việt Nam rồi… bỏ chạy?

"Bầu" Kiên có gánh tội thay ai?

Việc bà Đặng Thị Ngọc Lan – vợ và bà Nguyễn Thúy Hương – em gái ruột của “bầu” Kiên thoát vòng lao lý, có nhiều nghi ngại rằng: Là do Kiên đã nhận hết, gánh hết tội.


Bầu Kiên sắp bị đưa ra xét xử như một trong những đại án lớn nhất của năm nay. Việc bà Đặng Thị Ngọc Lan – vợ và bà Nguyễn Thúy Hương – em gái ruột của “bầu” Kiên thoát vòng lao lý, có nhiều nghi ngại rằng: Là do Kiên đã nhận hết, gánh hết tội. 2 người phụ nữ này có “dấu chân” trong các phi vụ buôn bán vàng trái phép – một trong những tội trạng lớn nhất của Nguyễn Đức Kiên.

Vợ “bầu” Kiên, bà Đặng Ngọc Lan vốn là Tổng giám đốc Công ty B&B – nơi mà Nguyễn Đức Kiên đã dùng để thực hiện một loạt các hoạt động kinh doanh trái pháp luật của mình. Đặng Ngọc Lan đại diện Công ty B&B ký hợp đồng số 01-VGSHĐUT.08 ủy thác đầu tư kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB với nội dung: Công ty B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo chỉ thị bằng văn bản của Công ty B&B.


Công ty B&B thu được tổng số tiền lãi hơn 100 tỉ đồng từ việc thực hiện hợp đồng kinh doanh vàng với Ngân hàng ACB, theo chỉ đạo của Kiên, Đặng Ngọc Lan với tư cách là đại diện Công ty B&B ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/UTĐT với Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) và cùng với Kiên ký Phụ lục hợp đồng số 010109/UTĐT-PL 01 để chuyển cho Hương lần thứ nhất là hơn 78 tỉ đồng.


Sau đó Công ty B&B và Hương chỉ ký xác nhận khoản lợi nhuận với nhau là hơn 31 tỉ đồng. Thông qua việc ký hợp đồng này, Đặng Ngọc Lan đã giúp cho Nguyễn Đức Kiên chuyển số tiền lợi nhuận doanh nghiệp thu được là hơn 100 tỉ đồng sang cho cá nhân Nguyễn Thúy Hương. Qua đó đã giúp Kiên thực hiện hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền là 25 tỉ đồng.


Trong quá trình làm việc với cơ quan công an, bà Đặng Ngọc Lan khai: Lan có ký các hợp đồng ủy thác và phân chia lợi nhuận giữa Công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương nhưng trong thời điểm ký hợp đồng này Lan đang chuẩn bị sinh con nên không biết gì về việc kinh doanh vàng của công ty B&B. Mọi việc kinh doanh của Công ty B&B đều do bầu Kiên chỉ đạo và trực tiếp thực hiện.


Việc bà Lan giúp Nguyễn Đức Kiên trốn 25 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại công tyB&B của Đặng Ngọc Lan đã đủ yếu tố cấu thành tội Trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ Luật hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức.


Thế nhưng, trong thời điểm ký hợp đồng này bà Lan đang nghỉ chuẩn bị sinh con nhỏ, không biết và không tham gia gì vào việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty.


Cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng: Để đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật, cơ quan này đã quyết định không xử lý hình sự đối với Đặng Ngọc Lan.


Với bà Nguyễn Thúy Hương, em ruột của Nguyễn Đức Kiên cũng là cổ đông sáng lập Công ty B&B. Cá nhân Hương không được cấp phép kinh doanh vàng, đầu tư tài chính nhưng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thúy Hương đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính, ký xác nhận khoản lợi nhuận.


Lợi nhuận này Hương không cho hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 mà hạch toán vào năm 2010. Việc làm của Hương đã giúp Nguyễn Đức Kiên trốn hơn 25 tỉ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty B&B.


Nguyễn Thúy Hương đã khai rõ với cơ quan công an: Hương không có kinh doanh gì nhưng theo chỉ đạo của Kiên, Hương có ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính và phụ lục hợp đồng với công ty B&B để chuyển lợi nhuận từ công ty B&B và Ngân hàng ACB do Kiên thực hiện.



Số tiền lợi nhuận thu được sau đó Hương đã chuyển lại cho Kiên sử dụng. Hành vi của Nguyễn Thúy Hương đã đủ yếu tố cấu thành tội Trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ luật hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức. Tuy nhiên, Nguyễn Thúy Hương là em gái Kiên, là người ký hợp đồng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, không biết và không tham gia gì vào việc kinh doanh, hưởng lợi cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật, cơ quan công an đã không đề nghị xử lý hình sự đối với Nguyễn Thúy Hương.


Có nhiều người vẫn nghi ngại rằng, chính “bầu” Kiên đã gánh tội thay vợ, thay em nhưng kỳ thực – nếu cơ quan công an không xem xét đến tính nhân đạo thì chắc chắn, vợ và em gái của Nguyễn Đức Kiên cũng khó có thể thoát khỏi vòng lao lý – kể cả là khi “bầu” Kiên nhận hết vào mình.


Petrotimes


"Bầu" Kiên có gánh tội thay ai?

Thưởng tết bằng gạch, quần đùi, giấy vệ sinh

Kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ. Không có tiền thưởng cho nhân viên vào dịp tết, nhiều công ty đã nghĩ ra những hình thức thưởng “lạ đời” như thưởng giấy vệ sinh, thưởng quần đùi, thưởng gạch,…


Thưởng tết bằng… 70 cái quần đùi


Công ty thưởng tết bằng 70 cái quần đùi/mỗi nhân viên này hoạt động trong lĩnh vực may mặc, có trụ sở đặt tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.


Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty cũng không có gì khá khẩm, đơn hàng liên tục giảm sút. Năm trước, tết đến mỗi nhân viên của công ty được thưởng một tháng lương, nhưng năm nay công ty rơi vào cảnh thua lỗ nên không giải quyết được thưởng tết.


Để khích lệ tinh thần nhân viên, không có tiền chi thưởng công ty đã dùng ngay sản phẩm của công ty để thưởng tết. Tuy nhiên, trong thời tiết lạnh giá của mùa đông như hiện nay, việc công ty thưởng mỗi nhân viên 70 cái quần đùi lại bị đánh giá là “vừa vô duyên, vừa vô dụng”.


Thưởng 200 viên gạch


Năm nay, một công ty vật liệu xây dựng có trụ sở tại đường Lương Ngọc Quyến, TP.Thái Nguyên đã quyết định thưởng tết cho mỗi nhân viên bằng 200 viên gạch.


Giám đốc của công ty này chia sẻ, lĩnh vực vật liệu xây dựng trong vài năm gần đây bị ảnh hưởng nặng nề khi thị trường bất động sản đóng băng. Nhất là trong năm 2013, công ty gần như điêu đứng vì nhiều dự án tạm dừng quá lâu, nhu cầu xây, sửa nhà của người dân cũng không có. Vì vậy, không những không có lợi nhuận, mà hàng tồn kho của công ty cũng chất đống.


Do đó, tết năm nay, thay vì thưởng tiền như mọi năm, công ty đã quyết định thưởng cho mỗi nhân viên 200 viên gạch. Nếu tính với giá bán hiện tại, số thưởng này tương đương với khoảng 2 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu dễ dàng bán lấy tiền, công ty đã không đến mức phải mang gạch ra thưởng cho nhân viên.


Thưởng Tết bằng 10 bịch giấy vệ sinh


Chuyện “thật như đùa” này xảy ra tại một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông ở Hà Nội. Công ty T.V thành lập từ năm 2008, những năm đầu kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động kinh doanh tốt nên luôn có thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ tết.


Nhưng từ năm 2011, nền kinh tế suy thoái khiến hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng. Cả năm, công ty chỉ ký được vài hợp đồng quả cáo, lợi nhuận đạt được chẳng bao nhiêu, thậm chí có năm còn thua lỗ. Năm ngoái, công ty phải cắt giảm một loạt nhân sự để tiết kiệm chi phí.


Năm nay, tình hình hoạt động của công ty cũng chưa khá hơn nên cuối năm chủ doanh nghiệp này rất băn khoăn về chuyện thưởng tết. Đang lúc “bối rối”, giám đốc công ty này chợt nhớ đến 30 thùng giấy vệ sinh đang chất đầy một góc phòng.


Giám đốc công ty T.V chia sẻ: “Đúng là thưởng bằng giấy vệ sinh cũng kỳ, nhưng thực ra giấy vệ sinh thì nhà nhà, người người đều cần đến. Đây cũng là loại giấy tốt, tôi đã tham khảo ngoài thị trường, có giá đến hơn 30.000 đồng/ dây 10 cuộn. Nếu chia đều cho nhân viên ở công ty thì mỗi người sẽ được 10 dây, tương đương với 300.000 đồng”.



Thưởng tết bằng gạch, quần đùi, giấy vệ sinh

19 thg 12, 2013

Phi vụ Huyền Như lừa nhóm bầu Kiên 718 tỉ: Kẻ cắp gặp bà già

Trong những đại án kinh tế vừa qua, dư luận đặc biệt chú ý đến “cặp đôi”: bầu Kiên – Huyền Như. Phi vụ làm ăn mà Huyền Như lừa nhóm bầu Kiên 718 tỉ đồng đã hé lộ những chiêu bài tung hứng đồng tiền trong giới “giang hồ” tài chính.



Huyền Như “rắc thính” câu “cá lớn” bầu Kiên


Nhắc đến bầu Kiên trong giới tài chính ngân hàng, một thời nhiều dân kinh doanh đều “kính nể”. Kính nể vì cái đầu của bầu Kiên “nảy số” mà nhiều người không thể nghĩ đến, hoặc nghĩ ra nhưng không ai có đủ bản lĩnh và cái “tầm” để làm. Điển hình như vụ bầu Kiên kinh doanh tài chính trái phép như “làm xiếc” với số tiền lên đến 1 tỉ USD. Hay vụ bầu Kiên chỉ đạo cổ đông của mình tại công ty B&B “diễn trò” trốn thuế ẵm 25 tỉ đồng trong phi vụ kinh doanh vàng mà nhiều người phải “tròn mắt”.


“Cáo già” trong giới tài chính và cực kì cẩn thận, chắc chắn trong làm ăn kinh tế đặc biệt trong những phi vụ làm ăn lớn, nhưng giờ để bầu Kiên nói một lời về Huyền Như thì có lẽ ông Bầu này vẫn phải “ngả mũ” chào thua về độ liều của Huyền Như. Bởi, trước khi bị bắt, Huyền Như đã kịp “tặng” cho bầu Kiên và những thành viên chủ chốt của Ngân hàng ACB một cú lừa ngoạn mục trong một vụ làm ăn mà có lẽ giờ đây nhiều người trong số này vẫn còn ấm ức.


Vào tháng 3/2010, lúc này Ngân hàng ACB đang để tồn đọng một lượng tiền lớn mà không biết kinh doanh vào đâu. Thường trực HĐQT phải triệu tập một cuộc họp gấp có sự tham gia của ông Trần Mộng Hùng và Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), với vai trò là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng, Hội đồng đầu tư, Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB.


Tại cuộc họp này, để giảm áp lực bị lỗ khi nhận tiền tiết kiệm nhưng không cho vay được. Ông Trần Mộng Hùng đã đưa ra phương án giảm lãi suất huy động tiền gửi. Lúc này bầu Kiên lên tiếng và có ý kiến chỉ đạo, không được giảm tổng tài sản của Ngân hàng ACB, đồng nghĩa với việc không được giảm lãi suất huy động tiền gửi. Nắm bắt được ý “ông Bầu”, Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT bày “mưu lược”: đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên của Ngân hàng ACB “ôm” tiền đi gửi tại các Ngân hàng để vừa nhận được lãi suất tiền gửi, vừa được hưởng “hoa hồng” từ các chương trình khuyến mại theo quy định từng ngân hàng. Thấy “mưu” của Lý Xuân Hải hay, bầu Kiên là người đầu tiên tán thưởng đồng ý.


Sau đó các thành viên HĐQT là ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã thống nhất nội dung và kí biên bản.



Thống nhất “mưu kế” xong, nhưng có lẽ tất cả các cái đầu của Ngân hàng ACB lúc này đều không biết rằng, ở đầu bên kia tại một Ngân hàng khác đang có một “siêu lừa” Huyền Như đã “rắc thính thơm” chờ các “con cá lớn” của Ngân hàng ACB cắn câu.


“Mồi, lưỡi câu ” của Huyền Như có giá 718 tỉ đồng


Với mục đích “gửi tiền tại các Ngân hàng khác ngoài việc lãi suất để còn được hưởng, “hoa hồng” từ các chương trình khuyến mại hấp dẫn” và được thống nhất của Thường tực HĐQT, Hội đồng đầu tư và sáng lập của Ngân hàng ACB, từ ngày 27/6/2011 đến 5/9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo cho Kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa ủy thác số tiền gần 718 tỉ đồng tính chẵn, (con số thực 718.908.000.000 đồng), cho 19 nhân viên của mình “ôm” tiền đi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TPHCM. Thời hạn tiền gửi từ 3-6 tháng. Với lãi suất 14%/năm; lãi suất thỏa thuận ngoài Hợp đồng từ 3,7%- 13%/năm.


Sau khi nhận ủy thác, 17 nhân viên Ngân hàng ACB đã “vác” 668 tỉ đồng (tính chẵn) gửi vào Vietinbank Chi nhánh TPHCM. 2 nhân viên khác còn lại ôm nốt số tiền 50 tỉ đồng gửi vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè.


Chờ “các con cá lớn” đã chính thức cắn câu, lúc này Huỳnh Thị Huyền Như đang nắm quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TPHCM, thản nhiên “nẫng” luôn toàn bộ số tiền mà bên Ngân hàng ACB gửi vào thông qua nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt. Vụ “nẫng” tiền của Huyền Như đã gây thiệt hại nặng cho Ngân hàng ACB.


Có lẽ trong xã hội, chúng ta từng được nghe nhiều chuyện lừa đảo một vài trăm triệu hay một vài tỉ không nấy gì làm lạ. Nhưng “máu liều” của Huỳnh Thị Huyền Như “ẵm” liền một lúc tới 718 tỉ đồng của Ngân hàng khác thì quả thực người đời xã hội gọi Huyền Như là “siêu lừa” hay “đại đại liều” cũng không có gì ngạc nhiên.


Và sau này, khi vụ án được Cơ quan CSĐT lãm rõ, siêu lừa Huyền Như còn chiếm đoạt tiền của nhiều tổ chức, cá nhân khác lên đến gần 4.000 tỉ đồng.


Dân Trí




Phi vụ Huyền Như lừa nhóm bầu Kiên 718 tỉ: Kẻ cắp gặp bà già

Siêu lừa Huyền Như "bán đứng" cả chị ruột trong canh bạc lừa đảo

Không chỉ câu kết với các “đối tác”, cấp dưới, siêu lừa Huyền Như còn khai thác triệt để niềm tin từ chị ruột nhằm thỏa mãn mục đích. Hậu quả, Như đã gây ra vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng, đẩy chị gái vào con đường phạm pháp.



Những sai phạm của Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm đã được cơ quan công an hoàn tất kết luận điều tra chuyển VKSND truy tố và đang chờ ngày đưa ra xét xử.


Thủ đoạn câu kết, móc nối tinh vi để trục lợi tiền từ các cá nhân, tổ chức của Huyền Như khiến nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương – Vietinbank chi nhánh TPHCM được “tôn” là “siêu lừa”. Tuy nhiên, người ta cảm thấy đáng sợ hơn khi đến cả chị ruột của mình là Huỳnh Mỹ Hạnh cũng bị Huyền Như lợi dụng làm “công cụ” trong những phi vụ lừa đảo.

Huỳnh Thị Huyền Như là vợ của một Phó Giám đốc Chi nhánh Vietinbank. Bản thân Như trước khi bị bắt (ngày 6/10/2011) là Phó Phòng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank, chi nhánh TPHCM. Đồng thời, Huyền Như còn là thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông (ORS).


Để thỏa mãn khát vọng làm giàu một cách nhanh chóng, từ năm 2007 trở đi, Huyền Như đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng, cá nhân… Chính nguồn vốn “ảo” mạnh này nên từ những năm 2009 – 2011, Huyền Như trở thành một tay có “máu mặt” trong lĩnh vực môi giới chứng khoán. Chưa dừng lại ở đó, Như lao vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Để có tiền, Như tiếp tục vay lãi suất cao. Thế nhưng, bất động sản những năm này bất ngờ như trái bong bóng xì hơi nên bao nhiêu công sức của Huyền Như đều đổ sông đổ bể.


Kinh doanh thất bại, bị chủ nợ liên tục hối thúc sau lưng, Huyền Như mất khả năng thanh toán. Giở chiêu “bứt râu ông nọ cắm cằm bà kia” cũng không đủ nên Huyền Như liền lấy kinh nghiệm, nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức chuyên ngành của mình để móc nối nhiều đối tượng làm con dấu, hồ sơ giả, chữ ký giả… để lừa đảo lấy tiền “giải quyết khủng hoảng”. Chỉ trong vòng 18 tháng, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huyền Như và “chân rết” đã thực hiện hàng loạt phi vụ và lừa đảo trót lọt gần 5.000 tỷ đồng.

Trong số những cá nhân “cùng thuyền” trên hành trình phạm pháp, không chỉ là đối tác, cấp dưới, bạn bè… còn có cả chị ruột của Huyền Như là Huỳnh Mỹ Hạnh.


Huỳnh Mỹ Hạnh (SN 1972, quê tỉnh Tiền Giang, HKTT tại 242/4 Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh, TPHCM). Người chị lớn hơn Huyền Như 6 tuổi này được em gái cơ cấu vào vị trí Phó Giám đốc Công ty CP đầu tư Hoàng Khải. Công ty này do Huyền Như và Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) cùng thành lập từ năm 2007. Như làm giám đốc nhưng góp vốn bằng bất động sản, Tuấn là thành viên góp 500 triệu đồng.


Tuy lĩnh vực hoạt động của công ty này là để kinh doanh xuất nhập khẩu gạo nhưng thực chất là một sân chơi “tạm nhập tái xuất” các khoản vay mượn, đầu tư của Như. Để có người thừa ủy quyền của mình “đứng mũi chịu sào” trên sân chơi cần độ tin cậy cao nhất này, từ tháng 12/2008, Huyền Như đã “đặt” chị gái Huỳnh Mỹ Hạnh vào chiếc ghế “nóng” Phó Giám đốc vào đầu năm 2011 từ vị trí nhân viên.


Với chức vụ này, Hạnh được em gái trực tiếp chi trả khoảng lương bọt bèo mỗi tháng từ 3-8 triệu đồng. Công việc hàng ngày của Phó Giám đốc đều do Huyền Như phân công, chủ yếu là giao nhận tiền với các cá nhân theo chỉ đạo của Như và lập sổ ghi chép việc giao nhận tiền của các nhân viên Công ty CP Đầu tư Hoàng Khải và Công ty CP Đầu tư Phương Đông.

Theo chỉ đạo của Như, Hạnh đã mở tổng cộng 7 tài khoản tại các ngân hàng Vietinbank, Eximbank, Agribank, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để thực hiện giao dịch chuyển tiền đến các cá nhân cho Như vay tiền lãi suất cao, đứng tên giúp Như trong việc mua nhiều bất động sản, đứng tên thay Như trong việc vay tiền tại các ngân hàng… Quá trình điều tra cho thấy, Huỳnh Mỹ Hạnh đã ký 4 hợp đồng cầm cố vay tổng cộng 55,3 tỷ đồng từ hồ sơ giả của em gái.


Tại cơ quan điều tra, Hạnh khai nhận dù biết rõ quy định của ngân hàng khi cho vay vốn, người ký hồ sơ vay tiền phải chịu trách nhiệm thanh toán với ngân hàng, muốn vay tiền ngân hàng phải có tài sản thế chấp, tài sản thế chấp phải là tài sản hợp pháp của người vay… Tuy nhiên, những tài sản thể hiện trên giấy tờ đi vay, hợp đồng vay do Hạnh đứng tên đều được Như soạn thảo sẵn, Hạnh chỉ đến ngân hàng ký xác nhận theo yêu cầu của Như.


“Tôi không có tiền gửi tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, không có nhu cầu vay tiền và cũng không có tài sản thế chấp tại Ngân hàng VIB chi nhánh TPHCM. Tuy nhiên, vì quá tin tưởng và muốn giúp đỡ em gái nên tôi đã ký vào các hợp đồng vay tiền”, trích bút lục Hạnh khai tại cơ quan điều tra.


Chính việc “nhắm mắt làm liều” vì sự tin tưởng, thương yêu em gái mà Huỳnh Mỹ Hạnh đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm giúp sức. Khung hình phạt mà Huỳnh Mỹ Hạnh có thể bị kết án từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Một viễn cảnh về sự tan vỡ của gia đình, sự chia lìa của người mẹ với 2 đứa con (lớn sinh năm 1998, nhỏ sinh năm 2005) đang hiện hữu ./


Theo Dân Trí




Siêu lừa Huyền Như "bán đứng" cả chị ruột trong canh bạc lừa đảo

Thị trưởng Tokyo từ chức vì bê bối tài chính


Ông Inose buộc phải từ chức sau khi nhận 50 triệu yên (tương đương 484.500 USD) từ chuỗi khách sạn đầy tai tiếng Tokushukai trước khi bầu cử diễn ra.


Hãng tin Reuters đưa tin hôm nay (19/12), Thị trưởng Tokyo vừa nộp đơn xin từ chức sau khi bị phát hiện dính dáng đến scandal tài chính. Sự kiện xảy ra chỉ 3 tháng sau khi ông vừa giúp Tokyo giành quyền đăng cai Olympic 2020.


Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản vẫn cam kết sẽ tổ chức tốt thế vận hội này và sự việc Thị trưởng Naoki Inose từ chức sẽ không ảnh hưởng đến quá trình tổ chức Olympic.


Inose đảm nhận vị trí Thị trưởng thủ đô của Nhật Bản cách đây 1 năm. Ông buộc phải từ chức sau khi nhận 50 triệu yên (tương đương 484.500 USD) từ chuỗi khách sạn đầy tai tiếng Tokushukai trước khi bầu cử diễn ra.



“Tôi không thể tiếp tục công việc chuẩn bị cho Olympic và Paralympic Games, nơi mà lòng tự hào dân tộc đóng vai trò quan trọng”, Inose nói trong cuộc họp báo. “Tôi cảm thấy rất có lỗi với người dân Tokyo và Nhật Bản. Hãy cho phép tôi gửi lời xin lỗi chân thành nhất’.


Một cuộc bầu cử để chọn ra người kế nhiệm ông Inose sẽ được tổ chức vào tháng 2/2014, truyền thông Nhật Bản cho biết.

Theo Trí Thức Trẻ/Reuters




Thị trưởng Tokyo từ chức vì bê bối tài chính

Vỡ nợ 300 tỷ nhưng chủ tiệm vàng lớn nhất Biên Hòa vẫn ung dung!


Dù có người đã trả tới 11 tỉ đồng nhưng chủ tiệm vàng Ý Loan vẫn không chịu bán nhà để trả cho các chủ nợ, trong khi đó vẫn thu tiền cho thuê xưởng mộc vài chục triệu, sống ung dung.


Chiều 18.12, bà Nguyễn Thị Loan, một người cho tiệm vàng Ý Loan vay hơn 12 tỉ đồng, cho biết sau khi Ban đại diện chủ nợ thanh lý hết số vàng còn trong tiệm vàng Ý Loan, thu được 4,89 tỉ đồng, rồi dùng 4 tỉ để lấy “sổ hồng” ra thì vợ chồng bà chủ tiệm vàng đổi ý không chịu bán.


“Dù căn nhà này đã có người trả tới 11 tỉ đồng, so với thời giá bây giờ là rất tốt nhưng vợ chồng bà Đinh Thị Loan, chủ tiệm vàng Ý Loan, vẫn không chịu bán, cứ đòi giá 13-14 tỉ đồng. Mà họ là chủ sở hữu căn nhà trên, họ không chịu ký bán thì chúng tôi biết làm sao.


Nhờ chính quyền thì phường nói đây là việc dân sự, không can thiệp và trả lại đơn. Vậy thì người dân biết bấu víu vào đâu để đòi lại tiền?”, bà Loan bức xúc.


Trong khi đó, bà chủ tiệm vàng còn một xưởng mộc đem cho thuê thu mỗi tháng vài chục triệu đồng, sống nhởn nhơ. Nhưng “sổ đỏ” của xưởng mộc, bà chủ tiệm vàng cũng thế chấp ngân hàng mấy tỉ, nhà thì không chịu bán nên Ban đại diện chủ nợ cũng không làm cách nào có nguồn tiền giải chấp xưởng mộc trên để phát mãi.



“Chúng tôi là chủ nợ mà giờ giống như đi xin, lên gặp thì vợ chồng bà ấy vẫn tiếp, còn tuyên bố sẽ chẳng bao giờ phải đi tù nên không sợ. Nhà thì không chịu bán, nợ hàng trăm người thì cứ neo đấy mà tiền cho thuê vẫn thu đủ vào túi, sống phởn phơ chẳng lo nghĩ gì”, bà Loan cho biết.


Đêm 28.11, tiệm vàng Ý Loan, một tiệm vàng lớn nhất TP Biên Hòa (Đồng Nai) tuyên bố vỡ nợ. Việc vỡ nợ này xuất phát từ chuyện có người mua 100.000 USD trong ngày hôm đó, tiền hơn 2 tỉ đồng đã giao đủ nhưng tiệm vàng vẫn không giao đô theo như cam kết.


Tức mình người này tới “quậy” thì lúc đó, chủ tiệm vàng tuyên bố vỡ nợ. Điều kỳ lạ ở chỗ, dù biết mình đã mất khả năng thanh toán nhưng trước đó vài ngày, tiệm vàng vẫn huy động tiền của nhiều người khác.


Chỉ khi “cháy nhà mới ra mặt chuột” lúc đó mọi người mới té ngửa khi tiệm vàng này vay của hàng trăm người với số nợ lên tới khoảng 300 tỉ đồng. Thế nhưng, tài sản đâu chẳng thấy, chỉ còn một ít vàng nữ trang (sau đó Ban đại diện chủ nợ đứng ra bán được 4,89 tỉ đồng) và hai căn nhà, một xưởng mộc thì tất cả đã đem thế chấp ngân hàng.


Thậm chí, cả nhà còn có ý định bỏ trốn qua Mỹ nhưng “mưu sự bất thành” vì xin visa không được. Những dấu hiệu này đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng gần một tháng qua, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an tỉnh Đồng Nai) vẫn chẳng có động thái nào khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Một thế giới




Vỡ nợ 300 tỷ nhưng chủ tiệm vàng lớn nhất Biên Hòa vẫn ung dung!

Lừa ngân hàng gần 200 tỷ đồng


Để vay được nhiều tiền, đối tượng còn lập ra nhiều công ty do người nhà và nhân viên dưới quyền đứng tên. Sau đó, bị can này lập khống hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng làm thủ tục vay.



Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can Cao Thành Duy (Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp 68 – Công ty 68), Ngô Thị Mai Hoa (Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Ninh Bình) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nguyễn Tuấn Sơn (Giám đốc Công ty cổ phần Giải pháp mạng và phân phối máy tính) bị khởi tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức”, hiện đang vắng mặt tại nơi cư trú.


Do nợ nhiều cá nhân và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình nên Ngô Thị Mai Hoa đã sử dụng pháp nhân của công ty làm thủ tục vay vốn tại Vietinbank Hoàng Mai.


Để vay được nhiều tiền, Hoa còn lập ra nhiều công ty khác, do người nhà và nhân viên dưới quyền đứng tên. Sau đó, bị can này lập khống hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng làm thủ tục vay vốn 50 tỷ đồng tại Vietinbank Hoàng Mai.


Số tiền vay được, Hoa dùng trả các món nợ. Ngoài ra, Hoa còn sử dụng pháp nhân của công ty vay Vietinbank Hoàng Mai 3,8 triệu USD để nhập khẩu nông sản. Tại hợp đồng vay vốn, công ty của Hoa đã thế chấp toàn bộ nông sản nhập khẩu trị giá tương đương 78 tỷ đồng cho Vietinbank Hoàng Mai. Nhưng sau khi thế chấp, Hoa bán toàn bộ số hàng hóa này, không trả nợ cho ngân hàng. Hiện tại, công ty của Hoa còn nợ ngân hàng hơn 135 tỷ đồng.



Cơ quan điều tra cũng đã làm rõ, Nguyễn Tuấn Sơn làm giả hồ sơ pháp lý doanh nghiệp, hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng trị giá hơn 11,7 tỷ đồng để vay gần 9 tỷ đồng của Vietinbank Hoàng Mai. Lấy được tiền của ngân hàng, Sơn đã dùng mua bất động sản. Đến nay, công ty của Sơn còn nợ ngân hàng gần 20 tỷ đồng, không có khả năng trả nợ.


Tương tự, Cao Thành Duy đã thông đồng với Nguyễn Phùng Anh (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn chế tạo thiết bị tiết kiệm năng lượng ATD Minh Anh) lập khống hợp đồng mua bán dây cáp điện, lập khống hóa đơn giá trị gia tăng trị giá hơn 1,1 tỷ đồng để vay ngân hàng số tiền lớn. Duy nợ ngân hàng hơn 20 tỷ đồng.



Công an Tp. Hồ Chí Minh




Lừa ngân hàng gần 200 tỷ đồng

17 thg 12, 2013

Đình chỉ vụ án đối với Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB


Ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,9 tỷ đồng. Ngày 12/12/2013, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.



Theo nguồn tin từ báo Công an nhân dân, trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng, cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do liên quan đến việc uỷ thác gửi tiền nêu trên.


Cáo trạng nêu rõ ông Phạm Trung Cang có tham gia cuộc họp của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB vào ngày 22/3/2010 đề ra chủ trương uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.


Tuy nhiên, ngày 31/12/2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được ngân hàng chấp nhận. Vì vậy, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,9 tỷ đồng. Do đó, ngày 12/12/2013, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.



Trước đó, ngày 27/9/2012, Cơ quan công an đã công bố quyết định khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá- nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang- nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB. Những nguyên lãnh đạo của ACB này đã ra chủ trương cho ủy thác cho nhân viên dùng tiền Ngân hàng ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng. Các ông này cũng là người đồng phạm với Kiên và Hải về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Tuy nhiên, xét thấy các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có nhân thân tốt, có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra, có nơi cư trú rõ ràng và xét mức độ hành vi vi phạm, Cơ quan điều tra đã thống nhất với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao áp dụng biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú và cho tại ngoại.



Theo Trí Thức Trẻ




Đình chỉ vụ án đối với Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB

Dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn ngang nhiên hoạt động


Mặc dù NHNN đã đề nghị Bộ Công thương và Bộ Công an phối hợp quản lý hoạt động dịch vụ đổi tiền mệnh nhỏ hưởng chênh lệch, nhưng trên thực tế dịch vụ này vẫn ngang nhiên hoạt động.


Vào vai người đi đổi tiền, tại đoạn Đinh Lễ-Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), 2 người phụ nữ đeo túi trước ngực như biết được ý định của chúng tôi liền chạy ra đon đả: “Các em muốn đổi tiền à, đổi những tiền gì bọn chị đổi cho”? “Bọn em muốn đổi 3 triệu tiền mệnh giá 500-100.000 đồng. Các chị có không?”-Chúng tôi hỏi. “Yên tâm đi, tiền gì cũng có, còn nguyên seri, bao nhiêu cũng đáp ứng hết.”- Một chị to béo đáp.


Theo tìm hiểu của chúng tôi, tiền mệnh giá 5.000 và 1.000 đồng cùng được đổi ở mức 10 “ăn” 8,5, tức đổi 10.000 đồng thì chỉ được lấy về 8.500 đồng; mức 10 “ăn” 9 được áp đối với tiền mệnh giá 2.000 đồng và 100.000 đồng. Riêng tiền mệnh giá 500 đổi rất đắt. Để mua 100.000 đồng loại mệnh giá này phải mất 200.000-250.000 đồng tùy vào số lượng đổi. “Sở dĩ tiền mệnh giá 500 đồng được đổi với giá “cắt cổ” như vậy là bởi loại tiền này hiện giờ rất hiếm, không dồi dào như vài năm trước”.- Một trong hai người phụ nữ trên giải thích.


Không chỉ tại khu vực trên mà ở nhiều cổng chùa như chùa Hà (Cầu Giấy), phủ Tây Hồ…, dịch vụ này cũng rất sôi động. Giá đổi có phần đắt hơn, đặc biệt tiền mệnh giá 500 đồng, phải mất 250.000-300.000 đồng nếu đổi 100.000 đồng loại tiền này.



Trên mạng, giao dịch sôi động không kém. Chỉ cần vào website doitienmoi.vn hay một số website khác, khách hàng có thể đổi được đủ loại theo nhu cầu. Chúng tối bấm số điện thoại được đưa ra trên mạng, một phụ nữa nhấc máy. Sau khi biết nhu cầu của chúng tôi, chị này cho biết, mức phí rất khác nhau tùy loại tiền. Chẳng hạn, tiền mệnh giá 1.000 đồng và 2.000 đồng cùng chịu mất mức phí 10%, tức đổi 1 triệu thì mất 100.000 đồng. Tiền mệnh giá 5.000 đồng mất 12% phí, tiền 20.000 đồng chịu phí 6%; tiền 50.000 đồng và 100.000 đồng mất phí lần lượt là 4% và 3%. Riêng tiền mệnh giá 500 đồng chịu mức phí đến 100%, tức đổi 1 triệu đồng thì phải mất phí 1 triệu đồng.


Theo chị này giới thiệu, nếu đổi từ 10 triệu đồng trở lên sẽ được phục vụ tận nhà mà không mất phí vận chuyển, còn đổi dưới mức trên phải đến tận nơi nhận hoặc mất phí để được chuyển đến nhà. Mức phí bao nhiêu tùy khoảng cách xa hay gần. Thời gian “cửa hàng” này làm việc là từ 8h đến 19h.


Như vậy, bất chấp lệnh cấm của cơ quan chức năng, dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn hoạt động tấp nập.


Trước đó, vào ngày 9/12, nhằm hạn chế những tiêu cực xảy ra đối với hình thức kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch, góp phần khuyến khích người dân tham gia lễ hội gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân gian, bảo vệ hình ảnh đồng tiền Việt Nam và tiết kiệm chi phí cho xã hội, NHNN đã đề nghị Bộ Công thương và Bộ Công an quan tâm chỉ đạo các cơ quan của đơn vị mình ở địa phương phối hợp cùng NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, cơ quan quản lý thị trường và chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố, quận, huyện tăng cường kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ đổi tiền hưởng chênh lệch tại các điểm di tích, đền, chùa, lễ hội.


Qua khảo sát của NHNN, việc sử dụng tiền mệnh giá nhỏ không hợp lý của người dân ở một số đền, chùa, lễ hội, nơi thờ tự (chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung bộ trở ra)… còn phổ biến. Bên cạnh đó, tiền mệnh giá nhỏ được sử dụng không hợp lý, đúng chức năng gây ra lãng phí lớn cho xã hội trong việc in ấn, phát hành, kiểm đếm, phân loại, vận chuyển, bảo quản lượng tiền này.


Cứ mỗi dịp Tết nguyên đán đến, nhu cầu tiền mới mệnh giá nhỏ lại tăng cao, tạo áp lực rất lớn đối với NHNN nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung. Số tiền mệnh giá nhỏ này chỉ một phần dùng làm phương tiện thanh toán trong lưu thông, phần còn lại được sử dụng vào các hoạt động khác, trong đó có hoạt động lễ hội, tín ngưỡng. Trong khi đó, tiền mệnh giá nhỏ được người dân đặt một cách tùy tiện, rải khắp các khu vực trong các đền, chùa, khu vực lễ hội tâm linh, mà theo chuyên gia, việc làm này tạo hình ảnh phản cảm, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích, làm sai lệch giá trị bản sắc văn hóa xã hội.


Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến Tết nguyên đán, các cơ quan chắc năng cần phối hợp quản lý chặt và giám sát mạnh dịch vụ việc đổi tiền lẻ. Cùng với đó, việc tuyên truyền về sử dụng tiền đi lễ đúng cách nhằm tạo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng cũng cần được đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ.




Theo Thanh Hương




Dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn ngang nhiên hoạt động

Agribank và những phi vụ cho vay "không tưởng"


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đang chịu nhiều “tai tiếng” khi liên tiếp bị phanh phui các sai phạm về cho vay, gây hậu quả nghiêm trọng.



Một số lãnh đạo ngân hàng này đã bị khởi tố, bắt giam hoặc phải kiểm điểm trách nhiệm… Những phi vụ cho vay “không tưởng” của Agribank đã gây ra nợ xấu lớn, có nguy cơ mất vốn.




Dù Agribank cho biết “chỉ có” khoảng 10.000 tỷ đồng nợ xấu, nhưng Ngân hàng mới bán được 2.534 tỷ đồng nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Song nhiều khoản nợ “có vấn đề” khác hiện vẫn chưa rõ Agribank sẽ xử lý như thế nào?


Cho Vinalines vay mua ụ nổi


Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương đầu tư Dự án xưởng sửa chữa tàu biển Đông Đô của Vinalines tại Hải Phòng. Chính phủ giao Bộ GTVT bổ sung vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, trình duyệt theo quy định. Dù chưa được thực hiện, nhưng ngày 24/3/2009, Hội đồng quản trị (HĐQT) Vinalines đã ra Nghị quyết số 416 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án này với tổng mức đầu tư gần 299,3 tỷ đồng, và giao Công ty CP Hàng hải Đông Đô quản lý, triển khai thực hiện. Năm 2010, Dự án chuyển giao sang Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines – Đông Đô.


Đến khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) tiến hành thanh tra, thì Vinalines đã triển khai thực hiện Dự án và đưa vào khai thác với tổng chi lên tới 155,72 tỷ đồng. Trong đó, chi phí mua ụ nổi No31 trị giá 80,75 tỷ đồng, chi 3,45 tỷ đồng mua đất, các chi phí (nạo vét, san lấp, điện, lãi vay ngân hàng) là 62,3 tỷ đồng và phát sinh 9,2 tỷ đồng chi phí khác…


Để có tiền triển khai dự án, Vinalines huy động, vay mượn từ nhiều nguồn. Trong đó, Agribank đã cho Vinalines vay hơn 16,88 tỷ đồng và 3,24 triệu USD (tương đương khoảng 82,5 tỷ đồng). Khai thác trong 3 năm (2009 – 2011), ụ nổi No31 chỉ đem về hơn 39,7 tỷ đồng doanh thu. Sau khi trừ đi chi phí thuê thầu phụ thì số tiền còn lại khoảng 12,6 tỷ đồng, không đủ trả lãi vay ngân hàng.


Theo TTCP, Vinalines đã có sai phạm trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xưởng sửa chữa tàu biển, phê duyệt mua ụ nổi No31 khi dự án tổng thể chưa được phê duyệt, thẩm định theo quy định. Những sai phạm này cũng tương tự như trường hợp Vinalines đầu tư mua ụ nổi 83M trị giá 9 triệu USD vừa xét xử.


Câu hỏi đặt ra là: vì sao một dự án chưa đủ điều kiện đầu tư, mua sắm mà Agribank đã cho vay, giải ngân hàng chục tỷ đồng cho Vinalines?



Phi vụ cấp tín dụng 3.099 tỷ đồng cho Công ty Lifepro Việt Nam đầu tư nhà máy Luxfashion tại tỉnh Ninh Bình là một trong những khoản cho vay nhiều


“khuất tất” của Agribank. Theo đó, toàn bộ quá trình thẩm định, nhận thế chấp tài sản, giải ngân vốn đều thực hiện rất chóng vánh tại 2 chi nhánh Agribank Ninh Bình và Nam Hà Nội.


Agribank và những phi vụ cho vay


ALC 2 được Agribank ưu ái “bơm” vốn rất lớn nhưng lại buông lỏng giám sát


Kỳ lạ là năm 2011, Dự án “bỗng dưng” được nâng tổng mức đầu tư từ 47,1 triệu USD lên tới 305 triệu USD, gấp 6,5 lần. Đến tháng 4/2012, Agribank đã phê duyệt cho Công ty Lifepro Việt Nam vay 150 triệu USD để đầu tư Dự án (gồm 41,35 triệu USD nhận nợ từ chủ đầu tư cũ), và nhanh chóng ký 2 hợp đồng tín dụng với tài sản đảm bảo gồm toàn bộ nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, quyền sử dụng đất… hình thành từ vốn vay.


Ngoài ra là quyền sử dụng… 6 thương hiệu thời trang nước ngoài được định giá tới… 70 triệu USD!? Nhưng theo những tài liệu hiện có, khoản vay 3.099 tỷ đồng đã được giải ngân trước thời điểm Agribank ký hợp đồng tín dụng, làm dấy lên nghi vấn hồ sơ khoản vay đã được làm lại để hợp thức sai phạm cho vay trước đó? Vì chỉ 4 tháng sau khi ký hợp đồng (tháng 8/2012), toàn bộ lãnh đạo Công ty Lifepro Việt Nam (người nước ngoài)… biến mất, nhà máy ngừng hoạt động và “đắp chiếu” cho đến nay.


Dấu hiệu hợp thức hóa cho vay sai


Đầu năm 2013, cơ quan công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố và bắt giam nguyên Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân vì sai phạm trong vụ cho vay 3.099 tỷ đồng. Khi ấy, tổng dư nợ vay đã lên tới hơn 3.125 tỷ đồng, chưa rõ khi nào mới xử lý, thu hồi được.


Công ty Cho thuê tài chính 2 (ALC 2) cũng được Agribank ưu ái “bơm” vốn rất lớn nhưng lại buông lỏng giám sát. Do thế, các lãnh đạo của ALC 2 đã “vung tiền” cho doanh nghiệp “ruột” thuê tài chính trong nhiều phi vụ “không tưởng”, gây thiệt hại 531 tỷ đồng của Nhà nước. Đơn cử, năm 2008, nguyên Tổng giám đốc ALCII Vũ Quốc Hảo đã duyệt cho các công ty con của bà Trần Thị Phương Liên thuê tài chính hơn 83,8 tỷ đồng để mua tàu biển, dẫn tới nợ xấu. Sau đó, ông Hảo đã “che đậy” bằng cách chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ cho thuê bổ sung tài sản, lập khống hồ sơ sửa chữa tàu để rút tiền trả nợ cũ. Hay qua vụ “thổi giá” tàu lặn cũ nát từ 100 triệu đồng lên 130 tỷ đồng, ông Hảo đã rút tiền của ALC 2 để chiếm đoạt.


Thời gian gần đây, những sai phạm trong cho vay của các ngân hàng bị phanh phui không ít. Nhưng tại Agribank, các vụ sai phạm trong cho vay bị phát hiện lại luôn diễn ra với hình thức rất nghiêm trọng và hậu quả thường vô cùng nặng nề. Câu hỏi đặt ra là hệ quả này là lỗi do cán bộ của Agribank tha hóa, làm liều hay là do những kẽ hở trong cơ chế cho vay, giám sát nội bộ của ngân hàng từ lãnh đạo cấp cao đến các cấp thừa hành?



Thời báo kinh doanh




Agribank và những phi vụ cho vay "không tưởng"

Vụ hôi bia: Tiger xóa nợ vì cần "mở nắp nồi trước khi nổ"

Dù vụ “hôi bia” ở Biên Hòa là cơ hội vàng để doanh nghiệp truyền thông thương hiệu, nhưng chuyên gia về marketing cho rằng, vụ việc này khó có câu chuyện đẹp như Running Man.


Tiger không thể “rút củi dưới đáy nồi” vì độ nóng của tình cảm của người dân dành cho anh tài xế Hậu, nên chỉ còn cách là “mở nắp nồi ngay trước khi phát nổ”.


Câu chuyện đổ bia – hôi của tại Đồng Nai tưởng như đã khép lại với màn kết có hậu cho người tài xế Hồ Kim Hậu khi Tiger beer tuyên bố sẽ không phải bồi thường số bia “bị hôi”, tuy nhiên, sóng dư luận vẫn chưa dừng lại. Nhiều người dân vẫn băn khoăn với câu hỏi: Tại sao Tiger beer lại chậm chạp trong việc đưa ra quyết định cuối cùng đến như vậy? Phải chăng 10 ngày chờ đợi là khoảng thời gian mà hãng bia danh tiếng này lợi dụng truyền thông để đánh bóng tên tuổi của mình?


Giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia marketing đồng thời là CEO một công ty trong lĩnh vực đồ uống, từng là Quản lý thương mại của Starbucks tại Việt Nam, ông Nguyễn Thế Khoa, CEO Greem Standard về những vấn đề liên quan tới hồi kết của câu chuyện hôi của tại Biên Hòa.


Khó có câu chuyện đẹp như Running Man


- Thưa ông, có ý kiến cho rằng Tiger beer đã quá chậm trễ trong việc trả lời vụ hôi bia (sau 10 ngày kể từ khi sự việc diễn ra), nhằm lợi dụng truyền thông để PR miễn phí hơn 1 tuần qua mặc cho những lời cáo buộc đổ dồn về phía Tiger. Quan điểm của ông thế nào về việc này?


- Thực ra, việc Tiger lên tiếng không phải là điều mà họ phải làm, nhưng vì thông tin nhiều chiều gây ảnh hưởng tới hình ảnh của họ nên Tiger buộc phải trả lời để đảm bảo quyền lợi và truyền đi thông điệp chính xác.



Tiger rất thận trọng trong vấn đề nhạy cảm này nên họ đã làm đúng trình tự là để cơ quan chức năng đưa ra kết luận của vụ việc mới truyền đi thông điệp của mình. Ngoài ra, việc quy kết trách nhiệm cũng là vấn đề, mọi chuyện phải làm theo luật chứ không thể làm theo cảm tính được. Và điều đó cần thời gian để tìm hiểu khi các bên ngồi lại với nhau tìm ra phương án xử lý sự cố toàn vẹn nhất. Có khi phải mất cả tháng để đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho việc này và 10 ngày chưa phải là chậm nhất.


Tôi chỉ có thể đánh giá rằng, dù cố tình hay không, nhưng Tiger beer đã được nhiều người chú ý hơn qua sự cố này.


- Mặc dù nút thắt đã được mở, Tiger tuyên bố tài xế Hậu không phải bồi thường cho khoản bia đã mất nhưng nhiều người cũng thất vọng trước cách phản ứng của Tiger (im lặng trong suốt những ngày qua). Theo ông, hình ảnh của Tiger có giảm đi (mất đi) sau sự cố này?


- Vấn đề hình ảnh của Tiger ít nhiều đã bị ảnh hưởng trong câu chuyện này. Vì con người vẫn sống cảm tính, họ không nhìn theo lý trí. Tiger là thương hiệu quốc tế và buộc họ phải làm theo luật.


Ta thấy có thông tin nhiều chiều gây tiếng xấu cho Tiger beer và ít nhiều cũng khiến một bộ phận người dân phẫn nộ. Nhưng chỉ sau một tuyên bố này, mọi chuyện đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Một bộ phận người dân thì nghĩ Tiger làm thế là tốt và họ ủng hộ Tiger hơn. 1 bộ phận khác lại cho rằng: Tiger dùng chiêu trò và họ ghét hình ảnh Tiger hơn. Bản thân Tiger tại Việt Nam cũng không phải là 1 thương hiệu mạnh. Nhưng sau sự cố vừa qua, chắc chắn Tiger sẽ có những động thái củng cố lại hình ảnh của mình.


- Có người nói: Rất khó để Tiger có thể tạo nên 1 câu chuyện đẹp như Running Man. Vì đơn giản, những “nguyên liệu” trong câu chuyện Tiger Beer là những “nguyên liệu bẩn” như lòng tham, hôi của, cước bóc, thậm chí bị nghi ngờ là thiếu trách nhiệm hay dựng chuyện để PR. Sự việc “hôi bia” này nói cách khác lại rất bất lợi cho hình ảnh thương hiệu. Điều này đúng hay sai, thưa ông?


- Câu chuyện này có thể nói là xấu, có rất nhiều tình huống khiến người khác nghi ngờ Tiger lợi dụng sự việc để PR. Đỉnh điểm là vấn đề treo băng rôn và tài xế tuyên bố là Tiger đòi anh bồi thường số hàng trên. Tính chất PR có ở mọi nơi, vấn đề là người làm công tác PR thương hiệu có quyết định chọn nó hay không. Nhưng về lý thuyết 1 thương hiệu lớn như Tiger beer thì không thể sử dụng câu chuyện xấu thế này để PR cho thương hiệu lớn như thế. Họ vẫn có thế sử dụng, nhưng họ sẽ phải đối đầu với sự thất bại nếu đi sai nước cờ.


Ở đây im lặng cũng là cách PR, mặc cho ai nói gì thì nói. Nếu coi sự im lặng là chiêu PR do Tiger tung ra khi lợi dụng câu chuyện xấu này thì họ đã thành công.Vì cuối cùng nút thắt nằm ở anh tài xế tên Hậu mà thôi và mở nút thắt cũng từ anh tài xế.


Tiger tuyên bố xóa nợ là điều tất yếu


- Trước đó, bà Đặng Thanh Vân – Giám đốc Thanhsbrand, một chuyên gia tư vấn thương hiệu đã từng cho rằng:“Giải pháp hiệu quả nhất lúc này, cũng như trong các sự cố khủng hoảng truyền thông tương ứng, tốt hơn hết là nên “rút củi dưới đáy nồi” (Binh pháp Tôn Tử), giảm dần áp lực, quan tâm và thông tin tiêu cực từ phía dư luận, trước khi có những động thái thiết thực hơn”. Tiger có phải đã lợi dụng giải pháp này?


- Dân Việt Nam rất hào sảng và thường quên nhanh những sự việc không mấy tốt đẹp của các thương hiệu. Tuy nhiên trong trường hợp này, Tiger không thể “rút củi dưới đáy nồi” được. Vì độ nóng của tình cảm của người dân cả nước dành cho anh tài xế Hậu. Nên chỉ còn cách là “mở nắp nồi ngay trước khi phát nổ”.


Nói cho đúng hơn, 1 bộ phận nào đó trong người dân đã kêu gọi nhau tẩy chay Tiger nếu anh Hậu bị bắt phải bồi thường cho Tiger. Dù không biết thông tin đó có chính xác hay là không, người dân vẫn dùng cảm tính để hành động. Và Tiger, dù không còn liên quan trong chuyện này nhiều, nhưng vẫn phải “mở nắp nồi trước khi nổ”.


- Vậy xin ông cho biết: Tiger tuyên bố sẽ xóa nợ cho tài xế, liệu dư luận có xóa đi nghi án Tiger dựng nên “vở kịch” này và diễn từ A – Z như báo chí đã khai thác những ngày qua?


- Thật ra Tiger tuyên bố “anh Hậu không phải bồi thường” là điều tất yếu, vì thực tế Tiger có muốn anh Hậu đền cũng không được. Vì anh Hậu không có hợp đồng lao động cho Tiger, anh ấy là người lái xe cho 1 công ty vận tải. Và công ty vận tải ấy phải đưa ra hợp đồng vận chuyển, hợp đồng lao động thì mới có thể quy kết trách nhiệm cho anh Hậu.


Ở đây muốn bắt ai đó bồi thường thì phải có pháp luật và phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền mới có thể bắt người khác đền. Việc Tiger công bố thông tin anh Hậu không phải bồi thường là vạn bất đắc dĩ, chỉ để dập tắt thông tin Tiger yêu cầu anh Hậu đền 1.000 thùng bia bị hôi, hoặc là đi tù như những gì báo chí và cư dân mạng lan truyền – Đây vốn là nguyên nhân chính khiến 1 bộ phận nhỏ cư dân mạng lên tiếng đòi tẩy chay Tiger.


Và có thể nói, dù có sợ dư luận nhưng Tiger vẫn phải lên tiếng về sự hiểu lầm trên. Tiger chỉ xuất hàng khỏi kho khi nhà phân phối đặt hàng. Tiger không hỗ trợ vận chuyển hàng, thay vào đó Tiger hỗ trợ bằng cách trừ trực tiếp tiền hỗ trợ vào giá bán cho đại lý.


Đồng nghĩa với việc Tiger chỉ còn trách nhiệm về chất lượng cam kết và trách nhiệm quản lý thương hiệu với lô hàng này. Còn lại do nhà phân phối và công ty vận tải chịu trách nhiệm với nhau. Có 1 sự khúc mắc nhỏ là tại sao anh Hậu lại nói Tiger đòi anh bồi thường nếu không anh sẽ đi tù, trong khi Tiger không còn là chủ của lô hàng trên xe của anh Hậu điều khiển.


Cho tới thời điểm này, những người trong ngành vẫn đặt câu hỏi về khúc mắc này. Còn với người dân thì Tiger đã làm điều tốt khi không bắt anh bồi thường hàng hóa, tôi nghĩ dư luận cũng sẽ dần quên đi chuyện xấu mà chỉ nhớ tới việc tốt này mà thôi.


Theo Trí Thức Trẻ


Vụ hôi bia: Tiger xóa nợ vì cần "mở nắp nồi trước khi nổ"

Ở đâu, lương của CEO 500 triệu đồng/tháng?

Thu nhập của CEO ngân hàng dao ộng từ 300-500 triệu đồng/tháng. Dàn phó tổng giám đốc nhận 150-250 triệu đồng/tháng. Giám đốc các chi nhánh ở mức 50-120 triệu đồng/tháng.


Khác với sinh viên tốt nghiệp khoa tài chính – ngân hàng ở các trường đại học đang lao đi tìm việc. Khác với việc một số ngân hàng đã sa thải nhân viên nhằm cắt giảm chi phí quản lý, nhân sự. Cũng khác với lương, thu nhập, thưởng của hầu hết người lao động tại các tổ chức tín dụng tụt giảm so với những năm trước, cuộc săn lùng nhân sự cho vị trí tổng giám đốc các ngân hàng thương mại vẫn đang diễn ra. Dường như kinh tế càng khó khăn, việc tìm được người tài và có tâm cho vai trò điều hành ngân hàng càng trở nên quan trọng.


Khoảng 500 triệu đồng/tháng và cộng cộng


Hai năm trước, nguyên tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần E nhận được lời mời của ngân hàng thương mại cổ phần L về đảm đương chức danh người điều hành (CEO). Mức thu nhập chính thức được ngân hàng L đưa ra là 500 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản cộng cộng đi kèm. Người được mời kể ông suy nghĩ lung lắm. Đấy không phải mức thu nhập thấp. Hơn nữa xét về các chỉ tiêu hàng năm, cũng như mục tiêu cần đặt ra cho cả quá trình năm năm, ông nhận thấy có khả năng đạt được. Nhưng rồi cuối cùng ông từ chối vì không thể xa rời gia đình khi công việc đòi hỏi phải luôn đi xa.


Ngân hàng L đã có thời thường được giới tài chính lấy ra làm ví dụ khi đề cập đến thu nhập của CEO. Sinh sau đẻ muộn so với các đồng nghiệp, ngân hàng L tỏ ra “chịu chơi” khi trả cho tổng giám đốc đầu tiên thu nhập 25.000 USD/tháng (tầm 400 triệu đồng/tháng lúc bấy giờ), không có các phụ cấp đi kèm, trong khi mặt bằng chung cùng thời gian chỉ khoảng 10.000-15.000 USD/tháng.


Cho đến trước năm 2011, các ngân hàng vẫn trong thời kỳ thịnh vượng, mặc dù kinh tế vĩ mô lúc đó đã gặp không ít trở ngại. Do lợi nhuận trước thuế tăng trưởng, thu nhập của các CEO ngân hàng gia tăng chóng mặt. Trên thực tế, tiền lương họ nhận được có giới hạn, nhưng thưởng được mở rộng và các khoản ưu đãi cổ phiếu tăng theo cấp số nhân. Trước đây khi cổ phiếu ngân hàng có giá, các CEO được phân phối theo giá ưu đãi vài chục ngàn cổ phiếu/năm. Khi thị giá cổ phiếu ngân hàng lao dốc, để bù lại, các tổ chức tín dụng nâng khối lượng ưu đãi cho CEO lên hàng trăm ngàn.



Tình hình nhanh chóng thay đổi từ năm 2012 khi ngân hàng bị cuốn vào vòng xoáy nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro nhảy lên và lợi nhuận tụt giảm trông thấy. Nhưng điều đó không có nghĩa là thu nhập của các CEO ngân hàng cổ phần giảm đi. Tiến trình tái cơ cấu ngân hàng đã tạo ra những gương mặt mới với tổng tài sản và vốn điều lệ phình ra. Quy mô lớn và những khó khăn chung giờ đây đòi hỏi các CEO những phẩm chất cao hơn, tầm nhìn giỏi hơn và đặc biệt là nhạy cảm trong các quyết sách điều hành. Các ông chủ mới ở một số ngân hàng sau các cuộc chuyển nhượng cổ phiếu dẫn đến thay đổi sở hữu, đã không tiếc tiền để mời cho được những CEO tầm cỡ.


Ngân hàng V. sau những lần thương lượng đã có trong tay người tổng giám đốc được đánh giá là sáng giá trong tốp đầu các CEO hiện nay. Ông là người đã từng đóng góp công sức đưa một ngân hàng cổ phần trước đó lên đỉnh cao hiệu quả kinh doanh trong nhiều năm. Trong một số lần trả lời phỏng vấn, ông để lại ấn tượng về một CEO có nhận định sắc sảo về những sự kiện riêng biệt trong phạm vi ngân hàng cũng như dấu ấn vĩ mô chung. Ngân hàng V không tiết lộ thu nhập mà họ chấp nhận trả cho vị CEO này, nhưng giới tài chính phỏng đoán chắc phải gấp đôi thu nhập mặt bằng chung.


Để bạn đọc dễ hình dung, chúng tôi đã khảo sát thu nhập của bộ máy điều hành ở một số ngân hàng cổ phần. Thu nhập của CEO thông thường dao động từ 300-500 triệu đồng/tháng. Dàn phó tổng giám đốc nhận thu nhập 150-250 triệu đồng/tháng. Giám đốc các chi nhánh ở mức 50-120 triệu đồng/tháng. Mức thưởng và chế tài cho ban lãnh đạo tương đối khác nhau. Nếu lợi nhuận không đạt kế hoạch, CEO có thể mất 30% thu nhập. Về thưởng, nếu chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, giả sử, 100 tỉ đồng, mà ngân hàng đạt 150 tỉ đồng, thì ban điều hành từ trên xuống dưới được thưởng 15-25% của mức vượt. Hầu hết các ngân hàng ấn định thưởng bình quân 20% mức vượt.


Trong số các ưu đãi do ngân hàng trả như bảo hiểm, một lần du lịch trong và ngoài nước hàng năm, khám bệnh định kỳ… mua cổ phiếu ưu đãi bằng mệnh giá được áp dụng phổ biến. CEO được mua tầm 150.000-200.000 cổ phiếu/người/năm. Các phó tổng giám đốc được mua khoảng 100.000 cổ phiếu/người/năm. Ưu đãi này chỉ hữu dụng ở những ngân hàng mà thị giá cổ phiếu cao hơn mệnh giá. Hiện tại thị giá cổ phiếu ngân hàng, nhất là những ngân hàng chưa niêm yết, thường thấp hơn hoặc chỉ nhỉnh hơn mệnh giá 1.000-2.000 đồng, nên ưu đãi cổ phiếu không được chú trọng.


Trong các dịp Tết, các CEO được lãnh lương tháng thứ 13. Ở những ngân hàng lợi nhuận cao, tổng giám đốc và ban điều hành có thể được nhận lương tháng thứ 14, thậm chí 15. Nhìn vào lợi nhuận chín tháng đầu năm được các ngân hàng công bố gần đây, CEO một ngân hàng nhận xét năm nay được nhận lương tháng thứ 13 là tốt rồi. Ông không hy vọng có lương tháng thứ 14.


Mặt trái của tấm huy chương


Tại những ngân hàng cổ phần có sự sở hữu chi phối của cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp nhà nước, thu nhập của CEO và ban điều hành khá hạn chế. Thu nhập của CEO cộng tất cả các khoản khoảng 100 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ thuế thu nhập cá nhân, còn lại 70-80 triệu đồng/tháng. Các phó tổng giám đốc khoảng 40-60 triệu đồng/tháng và giám đốc các chi nhánh thấp hơn nữa.


Ở các ngân hàng đã cổ phần hóa, song cổ đông nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần áp đảo, lương cộng thưởng cho CEO, ban điều hành vẫn phải thông qua ba bộ duyệt. Đơn cử như ở Vietcombank, ba vị thành viên hội đồng quản trị đại diện cho phần vốn nhà nước, phải xin ý kiến của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về thu nhập của ban điều hành dựa trên các chỉ tiêu đặt ra hàng năm, trước khi họ tham gia biểu quyết trong hội đồng quản trị. Đến lượt mình, NHNN lại trình lên lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Sau khi có ý kiến ba bộ, ba vị đại diện trình lại Hội đồng quản trị Vietcombank và hội đồng quản trị quyết định trước khi đưa ra biểu quyết ở kỳ họp đại hội đồng cổ đông.


Một thành viên Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng quốc doanh và “nửa quốc doanh” dạng Vietcombank thường cao hơn thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng cổ phần. Nhưng thu nhập của CEO và các phó tổng giám đốc chỉ bằng một phần ba hoặc một phần tư của CEO và các phó tổng ngân hàng cổ phần. Thời hoàng kim, ngân hàng ăn nên làm ra, có khi thấp hơn cả 8-10 lần.


Cùng với thu nhập cao, áp lực đạt lợi nhuận lên các CEO ngân hàng luôn thường trực. Họ làm việc 6 ngày/tuần và thường kết thúc công việc hàng ngày lúc 19-20 giờ. CEO một ngân hàng đang tái cơ cấu nói đã nhiều tháng nay ông rời văn phòng lúc 20h30, có ngày 21h.


Áp lực căng thẳng hơn là trong không ít trường hợp, CEO phải thuyết phục, đấu tranh với một số thành viên hội đồng quản trị để loại bỏ những khoản tín dụng cho công ty sân sau, hoặc những khoản vay rủi ro. Một số CEO không vượt qua được áp lực trên, đã phải xin nghỉ việc. Số khác chấp nhận không có thưởng để làm đúng quy trình quản trị rủi ro. Có CEO nói thẳng giữa “mất lòng” và “mất mạng”, ông chọn “mất lòng”. Công việc của những người làm thuê số 1 trong các ngân hàng, rõ ràng, chẳng nhẹ nhàng gì.


Theo VnEconomy


Ở đâu, lương của CEO 500 triệu đồng/tháng?