30 thg 6, 2014

Bài học cay đắng từ tín dụng đen

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra hàng loạt vụ “vỡ hụi”. Bất chấp lời cảnh báo của cơ quan chức năng, người dân vẫn tiếp tục tham gia hình thức huy động tín dụng đen này.


choi hui-tin-dung-den


Mới đây nhất, một vụ vỡ hụi đã xảy ra với quy mô lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến nhiều tiểu thương chợ Đông Ba và các cá nhân tại TP Huế khiến người dân điêu đứng khi số tiền hụi lên đến hàng chục tỷ đồng. Đây tiếp tục là hồi chuông cảnh báo những người nhẹ dạ cả tin khi tham gia hình thức góp hụi.


Tại chợ Đông Ba, TP Huế những ngày này, câu chuyện được các tiểu thương nhắc đến nhiều nhất không gì khác ngoài chuyện “vỡ hụi”. Hoang mang, lo lắng, bức xúc… là những gì dễ nhìn thấy trên gương mặt của những tiểu thương ở đây. Sự việc được cơ quan chức năng xác định ở mức độ nghiêm trọng hơn khi số hụi lên đến con số hàng chục tỷ đồng. Trong khi đó, nạn nhân lại là những tiểu thương buôn bán tạp hóa, mặt hàng nhỏ lẻ tại chợ.


Bà Trần Thị Yến, tiểu thương chợ Đông Ba cho biết: “Tiểu thương rất bức xúc nhưng không biết làm thế nào, người thấp nhất là vài chục triệu, người cao nhất cũng vài tỷ đồng”.


Người dân cho biết, chủ hụi là bà Đoàn Thị Mai Trâm, trú tại số nhà 297 đường Huỳnh Thúc Kháng, TP Huế. Tuy nhiên, khi phóng viên tìm đến địa chỉ này thì người nhà cho biết, vợ chồng bà Trâm đã rời khỏi nhà hơn nửa tháng nay không thấy liên lạc gì. Căn nhà bà Trâm đang ở cũng không phải do vợ chồng bà Trâm đứng tên.


Trong số các tiểu thương bị lừa tiền, người thấp nhất cũng vài chục triệu đồng, người cao nhất đến 2,8 tỷ đồng. Số tiền mà bà Trâm bị tố quỵt nợ, giật hụi khoảng từ 15-20 tỷ đồng, trên thực tế con số tiền này còn cao hơn rất nhiều. Không có tiền tái đầu tư kinh doanh, nhiều tiểu thương đành phải ngừng kinh doanh.



Bài học cay đắng từ tín dụng đen

Phí dịch vụ ngân hàng “cắt cổ” người dùng

Thẻ càng nhiều, phí càng cao


Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo cho phép các ngân hàng thu phí nộp và rút tiền mặt từ tài khoản. Nhưng không cần thêm khoản phí này, hiện khách hàng đã phải gánh chịu quá nhiều mức phí khi muốn giao dịch thông qua ngân hàng.


Giao dịch là mất phí


Thực tế, hiện khá nhiều ngân hàng (NH) đã thu phí khách hàng nộp tiền vào tài khoản khác tỉnh, thành. Chị Nga, một cán bộ nhân viên tại Q.10, TP.HCM khá bức xúc cho biết hằng tháng chị đều phải gửi tiền cho bố mẹ ở quê chi tiêu và có NH đã thu phí đến 0,03%.


phi-ngan-hang


“Cứ gửi 2 triệu đồng là tôi phải trả phí 60.000 đồng. Sau đó được bạn bè giới thiệu, tôi sang một NH quốc doanh thì mức phí giảm hơn nhưng cũng phải chi thêm 33.000 đồng/lần”, chị Nga nói và cho rằng mức phí một lần có vẻ không cao đối với nhiều người, nhưng đối với những công nhân xa quê hằng tháng gửi tiền về cho bố mẹ, con cái… thì tiền phí này khiến họ phải vắt óc suy nghĩ. Mức phí chênh lệch khác nhau tùy NH, nhưng tối thiểu là 11.000 đồng/lần giao dịch khi chuyển khoản hay nộp tiền vào tài khoản cho người ở khác tỉnh, thành dù tài khoản mở cùng một NH.


Thu, đang tạm trú tại Q.3 (TP.HCM), cũng cho biết hằng tháng phải gửi tiền về phụ giúp bố mẹ ở quê miền Trung. Sau mấy lần ra NH nộp tiền mặt, vừa mất phí vừa mất thời gian, Thu đăng ký giao dịch qua NH điện tử. Tuy nhiên, mỗi lần chuyển khoản cô cũng phải mất 11.000 đồng vì tài khoản người nhận khác NH, nếu chuyển khoản cho tài khoản cùng NH thì mất 3.300 đồng/lần.


“Nhiều NH khi mới cung cấp dịch vụ NH điện tử thì không thu phí chuyển khoản, nhưng trong vòng 1 năm nay họ bắt đầu thu phí. Thậm chí, việc thực hiện chuyển khoản qua điện thoại di động khách hàng cũng phải đóng phí hằng tháng là 11.000 đồng. Nói chung, giờ không có dịch vụ nào là miễn phí”, Thu chia sẻ.






Ngoài phí chuyển khoản, nộp tiền mặt gửi cho người thân gia đình nói trên, khách hàng sẽ đóng thêm mức phí 8.800 đồng/tháng nếu đăng ký sử dụng dịch vụ nhận tin nhắn SMS thông báo thay đổi số dư hay có biến động trên tài khoản…


Thẻ càng nhiều, phí càng cao


Theo NHNN, hiện cả nước có hơn 63 triệu thẻ ghi nợ nội địa ATM, nhiều gấp gần 20 lần so với thời điểm cuối năm 2006. Điều đáng ngạc nhiên là số lượng thẻ ATM phát hành ra ngày càng nhiều thì các loại phí cũng được các NH áp dụng nhiều hơn. Có thể tính sơ ra hàng chục loại phí có liên quan đến giao dịch thẻ ATM mà khách hàng phải trả như phí đăng ký hoặc đóng thẻ, phí rút tiền mặt, phí in biên lai, phí in sao kê, phí chuyển khoản…


Một số NH chưa thu phí rút tiền mặt tại ATM của chính NH phát hành thẻ, nhưng lại thu phí in sao kê (để xem số dư tài khoản)… tối thiểu 1.000 đồng/lần. Trong khi đó, nhiều NH vẫn giữ hạn mức tối đa chỉ có 3,5 triệu đồng – 5 triệu đồng/lần nhằm thu được nhiều hơn tiền phí từ khách hàng rút tiền.


Anh Hùng, một khách hàng ở Q.7 (TP.HCM) cho biết thường rút tiền thông qua ATM vì ban ngày không có thời gian ra NH. “NH tôi mở tài khoản chỉ cho phép khách hàng rút tiền mặt tối đa 3,5 triệu đồng/lần và mỗi lần rút tốn phí 3.300 đồng. Vì thế, đôi khi tôi phải mất từ gần 20.000 đồng mới rút được số tiền mình cần. Tôi thấy khá vô lý khi vừa thu phí và hạn chế số tiền rút của khách hàng. Đồng ý sử dụng dịch vụ thì phải trả phí nhưng hệ thống ATM của các NH vẫn chưa được cải thiện nhiều, vẫn thường xuyên bị kẹt, hết tiền… Chất lượng chưa đảm bảo nhưng phí vẫn thu thì chưa công bằng với khách hàng”, anh Hùng bức xúc.


Chưa hết, với những người hiện có thêm thẻ tín dụng thanh toán quốc tế thì càng phải gánh chịu hàng loạt chi phí khác như phí phát hành, phí thường niên, phí chậm thanh toán, phí rút tiền mặt… Theo một chuyên gia tài chính ngân hàng, NH thu phí để chi trả hoạt động là đúng nhưng phải đảm bảo được chất lượng giao dịch như ATM không bị trục trặc, chuyển khoản online không bị nghẽn hay báo lỗi. Chất lượng dịch vụ cũng sẽ là yếu tố quyết định giúp NH giữ chân được khách hàng.



Phí dịch vụ ngân hàng “cắt cổ” người dùng

Bắt khẩn cấp nguyên cán bộ ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hà Giang ở TP.HCM

Ngày 28-6, CSĐT tỉnh Hà Giang cho biết đã phối hợp với Bộ CA và CA. TP.HCM bắt khẩn cấp Quan Thị Trang Nhung, nguyên cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hà Giang.


Trang Nhung (SN 1979, tổ 4, P. Trần Phú, TP Hà Giang) bị bắt về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.


Quan Thị Trang Nhung - Ảnh do Cơ quan CSĐT cung cấp Quan Thị Trang Nhung – Ảnh do Cơ quan CSĐT cung cấp


Theo điều tra ban đầu của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT): Quan Thị Trang Nhung đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhiều người ở thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.


Cụ thể đối tượng Nhung đã vay ông Trần Văn Quang, thường trú tại tổ 8, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang trên 1,8 tỷ đồng. Ngay sau khi thực hiện các hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Nhung trốn khỏi nơi cư trú.


Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Hà Giang thông báo những ai là bị hại của bị can Quan Thị Trang Nhung liên hệ với Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh trình báo để phục vụ cho công tác điều tra đưa đối tượng ra truy tố trước pháp luật.


Địa chỉ liên hệ: Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ – Công an tỉnh Hà Giang, số 346 đường Nguyễn Trãi – Thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Điện thoại: 02193 869 144; di động: 0913 271 262 gặp điều tra viên Trần Mạnh Hùng.



Bắt khẩn cấp nguyên cán bộ ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Hà Giang ở TP.HCM

26 thg 6, 2014

Quân đội điều tra vụ dùng thẻ cào giả thế chấp vay 35 tỷ đồng

Các đối tượng trong vụ án đã dùng thẻ điện thoại giả để thế chấp vay tiền từ một ngân hàng quân đội nên Viện Kiểm sát quân sự đã yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan này điều tra.


quan-doi-dieu-tra-vu-dung-the-cao-gia


Tin từ Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Quảng Ninh) chiều qua (26.6) cho biết cơ quan này đã chuyển toàn bộ vụ án làm giả thẻ điện thoại để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sang cơ quan điều tra quân đội để điều tra, xử lý.


Nguồn tin từ Viện KSND tỉnh Quảng Ninh giải thích do các đối tượng trong vụ án đã dùng thẻ điện thoại giả để thế chấp vay tiền từ một ngân hàng quân đội nên Viện Kiểm sát quân sự đã yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan này điều tra.






Trước đó, vào ngày 16.1, Chi cục Hải quan Móng Cái đã phát hiện một phụ nữ mang từ Trung Quốc về gần 25.000 thẻ cào điện thoại MobiFone mệnh giá 100.000 đồng, khai là vận chuyển thuê. MobiFone sau đó giám định và kết luận 25.000 thẻ cào này là giả. Cơ quan An ninh điều tra đã điều tra và khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Việt Cường (Hải Phòng), Phạm Văn Duật (Hải Dương); khởi tố, cho tại ngoại Đào Anh Tuấn (Hải Dương) và truy nã Nguyễn Văn Chung (đối tượng cầm đầu cũng ở Hải Dương).


Các đối tượng khai nhận, vào cuối năm 2013, Chung cùng các đồng phạm mua thẻ cào điện thoại của MobiFone với trị giá 400 triệu đồng sau đó lấy các mã số trên thẻ mang sang một cơ sở in tại Trung Quốc nhân bản lên nhiều lần các thẻ cào giả mệnh giá 100.000 đồng, rồi mang khoảng 300.000 thẻ cào đến một ngân hàng trên địa bàn Hải Dương để thế chấp, vay 35 tỷ đồng.


Ngay khi nhận được thông báo về việc xuất hiện lô thẻ cào giả, MobiFone đã có văn bản thông báo tới các chi nhánh, đại lý và điểm bán lẻ để cảnh báo thẻ cào giả.



Quân đội điều tra vụ dùng thẻ cào giả thế chấp vay 35 tỷ đồng

23 thg 6, 2014

Chủ thẻ ATM gồng mình gánh 'rừng' phí

Theo thống kê, khi sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng mỗi khách hàng sẽ phải chịu khoảng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của ngân hàng.





“Gồng mình” gánh 20-25 loại phí


Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, người dùng Việt Nam hiện sở hữu hơn 63 thẻ ghi nợ nội địa, cao gấp 17 lần so với con số 3,6 triệu hồi cuối năm 2006. Khi có số lượng khách hàng nhiều hơn cũng là lúc các nhà băng mạnh tay tính phí hơn trước.


Hiện nay, mỗi cá nhân thông thường sở hữu ít nhất một thẻ ghi nợ nội địa ATM, không ít người cũng đã tiếp cận và thường xuyên dùng thẻ tín dụng (Visa, Master Card hay JCB, American Express…).


Theo thống kê, ước tính mỗi khách hàng sẽ phải chịu khoảng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của ngân hàng. Ngoại trừ phí mở tài khoản, thẻ vẫn được các nhà băng duy trì hình thức miễn, hầu hết các dịch vụ khác đã được tính phí.



Một thẻ ATM theo tính toán sẽ phải chịu: Phí phát hành thẻ lần đầu từ 50.000-90.000 đồng, phí phát hành lại thẻ 25.000-66.000 đồng, phí cấp lại số pin 10.000-33.000 đồng, phí thường niên (phí quản lý tài khoản thẻ) từ 39.600-132.000 đồng, phí tra soát nếu không đúng từ 10.000-110.000 đồng, phí chuyển khoản 1.650 đồng, phí rút tiền khác hệ thống 3.300 đồng, phí truy vấn số dư hoặc in sao kê từ 550-1.650 đồng, trả thẻ bị nuốt tại máy ATM từ 5.000-20.000 đồng… Cá biệt có NH còn thu 10.000 đồng phí báo mất thẻ hay thẻ bị đánh cắp.


Ngân hàng Nhà nước vẫn cho rằng số nhà băng thu phí ATM nội mạng rất ít (chỉ khoảng 10/46 đơn vị) nhưng thực tế cho thấy, đây đều là những đơn vị chiếm thị phần thẻ lớn nhất cả nước. Ngoài ra, mỗi chủ thẻ còn phải trả các khoản phí giao dịch cơ bản khác như Internet Banking, phí dịch vụ SMS Banking…


Còn với thẻ tín dụng, người dùng sẽ phải đối mặt với một “rừng” biểu phí khác, từ phí phát hành đến phí thường niên, phí rút tiền, phí chậm thanh toán, phí khiếu nại…


Chưa kể, mỗi giao dịch nộp tiền và rút tiền, chuyển tiền tại quầy hiện cũng đã mất phí. Tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng, chi phí cho các giao dịch của một chủ thẻ mỗi năm dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.


Nhiều phí, dịch vụ có tốt hơn?


Lý giải về các loại chi phí trên, một nhân viên ngân hàng cho biết, đối với chi phí phát hành thẻ, mục đích là nhằm huy động vốn từ việc phát hành thẻ hoặc huy động vốn không kỳ hạn từ số dư trên thẻ. Đối với các chi phí phát sinh khi giao dịch như: Chi phí rút tiền tại ATM ngân hàng, ATM ngân hàng khác, phí in sao kê… tất cả chủ yếu để bù vào chi phí bảo trì, chi phí sử dụng máy ATM, ngoài ra ngân hàng không hưởng lợi gì nhiều.


Bên cạnh đó, đối với một máy ATM thì tốn rất nhiều chi phí, chi phí nhân sự, chi phí bảo trì, chi phí nhân sự đi tiếp quỹ… vì thế, việc thu phí chủ yếu để tu bổ lại hệ thống ATM, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu giao dịch của người dân.



Cách đây khoảng chục năm, số người có thẻ ngân hàng tại Việt Nam không lớn, các nhà băng thi nhau miễn phí phát hành thẻ, dễ dàng tặng thẻ VIP… miễn sao số khách hàng tăng thật nhanh bất chấp lượng khách hàng “ảo” ngày càng nhiều. Tuyệt nhiên, không đơn vị nào khi ấy thu phí dịch vụ (trừ các nhà băng nước ngoài), từ phí duy trì tài khoản, phí ATM nội mạng đến ngoại mạng hay rút, nộp tiền.


Không riêng thẻ ATM, thẻ tín dụng cũng trở nên rất phổ biến trong xã hội Việt Nam với đặc thù dân số trẻ. Đầu năm 2007, mới có 17 ngân hàng triển khai phát hành thẻ tín dụng, thanh toán thì nay hơn 40 ngân hàng hầu hết đều có loại thẻ này. Vì lẽ đó mà khi khái niệm thẻ ngân hàng không còn xa lạ với đa số người dân, việc các nhà băng trở về thực hiện đúng nguyên tắc kinh tế “không có bữa trưa nào miễn phí” cũng dễ hiểu.


Lãnh đạo một ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ cho biết, các mức phí đều được công khai và được ngân hàng tính toán rất kỹ lưỡng để không quá cao với người Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của hệ thống vẫn chưa thực sự tương xứng, điều này khiến không ít khách hàng phiền lòng. Theo một kết quả khảo sát gần đây của Ernst & Young (EY) cho thấy, 50% khách chia tay ngân hàng trong 12 tháng qua vì chất lượng dịch vụ không tốt, 20-30% người được hỏi mở hoặc đóng tài khoản ngân hàng vì vấn đề lãi suất và phí.


Mặc dù biết việc các ngân hàng thu phí là hợp pháp với luật lệ, thu phí để tu bổ hệ thống ATM phục vụ giao dịch khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, không thể vì những lý do đó mà khách hàng, đặc biệt là những người dân lao động phải nai lưng ra sức làm việc để “bù đắp” vào những khoản phí trên. Làm như thế thì định hướng khuyến khích  “người dân đến với hệ thống giao dịch ngân hàng” mà nhà nước đang hướng đến sẽ còn xa vời vợi mới thực hiện được.


Khuyến mãi “quà khủng”, vàng ký, xe hơi đắt tiền để làm gì khi mà chi phí phát sinh cho dịch vụ thẻ ATM ngày càng cao? Người dùng thẻ “lắc đầu” mỗi khi nghĩ đến bản thân phải “gồng mình” gánh chịu những mức phí khủng khiếp trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay. Đó cũng là một phần lý do người dân ít tham gia mở tài khoản thẻ tại các ngân hàng.


Thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như khuyến khích người dân đến giao dịch, mở thẻ thì các ngân hàng nên có hướng đi mới, thay vì “đua nhau” khuyến mãi quà khủng hàng loạt như hiện nay thì chuyển sang định hướng hạ thấp các mức phí giao dịch, như vậy sẽ kích cầu người dân đến với ngân hàng hơn.


Một chuyên gia tài chính nhìn nhận, ngân hàng cũng là doanh nghiệp và họ cần có nguồn thu để chi trả hoạt động, dịch vụ và không thể mãi miễn phí như các năm trước đây. “Việc họ thu phí các dịch vụ là dễ hiểu và đúng xu hướng chung của mọi nước trên thế giới. Tuy nhiên, nếu thu phí mà nhân viên giao dịch không nhiệt tình, ATM vẫn trục trặc, hệ thống chuyển khoản online giờ cao điểm lại nghẽn mạng… thì khách hàng vẫn không thể hài lòng và tâm phục”, ông nói.



Theo Người đưa tin



Chủ thẻ ATM gồng mình gánh 'rừng' phí

Ngân hàng có dám cho vay kiểu: Tay không bắt giặc

Số liệu cho thấy 5 tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng 1,31% so với đầu năm, quá thấp so với mục tiêu 12-14% cả năm. Các ngân hàng tiếp tục than thở do DN thiếu tài sản thế chấp, nợ xấu…






Ngân hàng – tiệm cầm đồ cao cấp


Hầu hết DN đều kêu hình thức cho vay vốn của hệ thống ngân hàng Việt cho đến hiện nay vẫn không khác nào tiệm cầm đồ cao cấp, có nghĩa là DN muốn được vay vốn thì buộc phải có tài sản thế chấp.


Theo ông Lê Quang Doãn, Tổng giám đốc công ty TNHH sản xuất-thương mại Minh Diệu, hầu như ít ngân hàng nào mà cho vay lại không có tài sản thế chấp. Mặc dù, DN đã có phương án sản xuất kinh doanh thì vẫn phải có đất đai hay máy móc thiết bị để thế chấp cho khoản vay.


Ông Trần Quốc Thanh, Giám đốc công ty TNHH Đại Hữu than thở, DN vay tín chấp của ngân hàng rất khó.


Còn Giám đốc công ty TNHH Anh Minh Thành cho biết, DN không dễ gì có thể vay vốn bằng dự án hay phương án sản xuất kinh doanh. Nếu DN có đưa dự án/phương án sản xuất kinh doanh đẹp, mang cả đơn hàng, khách hàng đối tác, tính được chi phí, lợi nhuận… trình bày cho ngân hàng nhưng ngân hàng nói nếu lỗ xảy ra thì ai chịu, lấy gì ra đảm bảo…?


Vấn đề khó cho vay bằng dự án cũng do ảnh hưởng trước kia nhiều ngân hàng cho vay dính dự án “ma”, cái lệ này khiến những DN làm ăn đoàng hoàng bị dính lây. Do vậy, điều đầu tiên muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp rồi hẵng tính đến các vấn đề khác.


Cho vay theo dự án- Còn xa


Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, hiện ACB vẫn cho DN vay thế chấp bằng dòng tiền, cho vay theo hợp đồng cung ứng. Tuy nhiên, đối với DN muốn được vay vốn bằng dự án/phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng phải căn cứ vào phương án bao tiêu (đầu ra).


Nếu DN tốt thì vẫn có thể vay được nhưng nếu quá rủi ro thì ngân hàng cũng phải cân nhắc.


Còn ông Lê Hải Lâm, Phó tổng giám đốc của ngân hàng Eximbank cho rằng, vấn đề là DN không chịu xây dựng thương hiệu, quản lý cũng không hiệu quả, không tôn trọng luật chơi. Nhiều DN coi tiền vay như tiền của mình, muốn xài gì thì xài nên ngân hàng e dè.


Theo ý kiến của ông Hùng, vấn đề ở đây là làm sao nâng cao trách nhiệm mỗi bên cả ngân hàng và DN. Vì trong thời buổi công nghệ phát triền thì việc kiểm tra thông tin về loại máy móc đó rất dễ, chỉ cần gọi đến nơi sản xuất máy móc đó hoặc xem trên mạng là có thông tin đầy đủ. Nên không có việc kê giá lên để được vay nhiều.


Do vậy, cán bộ ngân hàng cũng phải nâng cao trình độ và nghiệp vụ của mình trong vấn đề thẩm định khách hàng, dự án, máy móc chứ không thể dựa vào nguyên lý cứ phải có tài sản thế chấp là bất động sản mới cho vay. “Nhiều khi cán bộ tín dụng ngân hàng chỉ cần nắm tài sản thế chấp là yên tâm, chẳng cần biết dự án đó là gì.”


Còn một cán bộ tín dụng của ngân hàng cho rằng, khả năng lập dự án của DN rất kém, vì DN là người trực tiếp sản xuất và nắm bắt thị trường mà không thuyết phục được thì làm sao chúng tôi tin mà cho vay?


“Vấn đề ở đây là chúng ta có thiện chí với nhau hay không?” – ông Hùng  cho biết. Vì chính là khi thẩm định dự án hay máy móc đó có khả thi hay không thi trước tiên là DN phải bên trung thực chứ không phải kiểu “lập dự án cho có”, còn bên ngân hàng cũng phải góp phần là “cái kim chỉ nam”, tham mưu giúp DN hoàn thiện dự án nếu thấy nó hiệu quả. Đây là kiểu hợp tác cùng có lợi, DN giúp ngân hàng đầu tư vốn hiệu quả, ngân hàng bơm vốn cho DN làm ăn tốt.


Chẳng hạn, một DN có ý tưởng đầu tư vào kinh doanh đèn Led vì tương lai sản phẩm này rất hữu dụng vì nó rất tiết kiệm điện. Còn nếu dự án của DN tốt nhưng viết chưa hay thì cán bộ tín dụng ngân hàng nếu giỏi chuyên môn, nghiệp vụ sẽ giúp DN hoàn thiện dự án.


“Nếu anh làm trong ngành sản xuất đó mà chính anh không rành rẽ thì làm sao anh có thể thuyết phục tôi bỏ tiền cho anh vay được?”-  đây là việc ngân hàng không nên cho vay dù có tài sản thế chấp khác, ông Hùng thẳn thắn. Nếu chúng ta bắt bí với nhau thì chắc chắn là không thể nào thực hiện được. Vì ngân hàng cho vay ra thì cũng phải chịu rủi ro, và rủi ro đó đã được chuyển vào lãi suất rồi. Chứ không thể đòi 100 món cho vay ra thu hồi đủ cả 100 món.


Giám đốc của công ty Anh Minh Thành cũng cho rằng, một khi DN làm ăn đoàng hoàng muốn vay vốn để làm ăn thì họ cũng phải tính toán và lường được khả năng của họ, không quá sức để đảm bảo tiền vay hiệu quả còn trả nợ. “Khi DN đưa dự án ra vay thì cán bộ tín dụng phải thực sự có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định. Nếu đúng thì ngân hàng nên mạnh dạn giải ngân, vì đối với những DN thực sự làm ăn thì chắc chắn họ dám cho ngân hàng kiểm tra, xem xét kỹ và chấp nhận cho ngân hàng quản lý dòng tiền của họ, thậm chí cho xem cả sổ sách kế toán”.


Ông Lê Hải Lâm cũng cho biết thêm, hiện có nhiều DN vay tín chấp của Eximbank chứ không phải là không có. DN có dự án/phương án kinh doanh cụ thể, khả thi đến Eximbank, chúng tôi đồng ý ngồi lại cùng DN để gỡ khó trong vay vốn. Hiện ngân hàng đang “đổ ra đường” để tìm khách hàng vay.



Theo Infonet



Ngân hàng có dám cho vay kiểu: Tay không bắt giặc

Người tiêu dùng bất bình về dịch vụ của ngân hàng

Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương cho biết trong thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng bày tỏ sự bất bình và phàn nàn về dịch vụ ngân hàng.



Cụ thể là việc thu phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (ATM) một cách vô lý, không thể rút tiền tại các điểm giao dịch tự động của ngân hàng, bị thu phí mà không hề được thông báo khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử…


Đáng lưu ý, để tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng nêu trên, khách hàng chỉ cần điền thông tin vào các mẫu hợp đồng được in sẵn do ngân hàng cung cấp. Hầu hết khách hàng không ý thức được rằng mình đang tham gia giao kết một hợp đồng với ngân hàng để sử dụng dịch vụ của họ. Chính vì thế một cách chủ quan, họ đã đặt bút ký, đồng ý với các điều khoản quy định của ngân hàng đưa ra.


Tuy nhiên, theo Cục Quản lý cạnh tranh, xem xét về mặt hình thức một số hợp đồng mẫu do ngân hàng phát hành có thể dễ dàng nhận ra nhiều điểm chưa phù hợp.


Chẳng hạn như cỡ chữ in trên hợp đồng rất nhỏ so với quy định (cỡ chữ tối thiểu là 12), trình bày chữ dày đặc gây tức mắt, khó đọc. Thêm nữa, nền giấy và màu mực trên hợp đồng có khi không tương phản nhau càng hạn chế sự tập trung để ý câu chữ trong hợp đồng của người đọc.


Hay nhiều hợp đồng còn sử dụng hàng loạt các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài mà không giải thích, viết tắt khiến người đọc khó luận giải và trình bày rườm rà, khó hiểu khiến người đọc không hiểu rõ, hiểu đúng và không đủ kiên nhẫn đọc hết hợp đồng. Người tiêu dùng chỉ có một lựa chọn hoặc là đồng ý ký hợp đồng để tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng hoặc không đồng ý ký thì thôi.


Trước những thắc mắc của người tiêu dùng, để thống nhất về mặt quản lý nhà nước, Cục QLCT cho biết đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra chương trình hành động bảo vệ người tiêu dùng trong việc sử dụng những dịch vụ tài chính, ngân hàng. Bên cạnh đó, Cục QLCT cũng làm việc với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam để đồng hành trong dự án hỗ trợ minh bạch tài chính trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.


Trong thời gian tới, Cục QLCT sẽ tham mưu, đề xuất bổ sung một số dịch vụ ngân hàng vào danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo sự điều chỉnh của Quyết định 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



Người tiêu dùng bất bình về dịch vụ của ngân hàng

20 thg 6, 2014

Bắt các đối tượng người Trung Quốc tự làm thẻ ATM giả để chiếm đoạt tài sản các ngân hàng

Đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc đã sử dụng thẻ ATM giả mạo để rút tiền từ các ngân hàng vừa bị cơ quan công an bắt giữ.



Đây cũng là vụ án đầu tiên tại Hà Nội mà các đối tượng người nước ngoài sử dụng thiết bị công nghệ đánh cắp thông tin của chủ thẻ rồi làm giả thẻ ATM nhằm trục lợi.


Ngày 19/6, Thiếu tá Ngô Minh Quang, Đội trưởng Đội thương mại điện tử (PC50, Công an thành phố Hà Nội) cho biết: Đơn vị này vừa phát hiện và bắt quả tang đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc sử dụng thẻ ATM giả để rút tiền.


Cụ thể, theo Thiếu tá Quang, trong vòng khoảng 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội có xuất hiện một ổ nhóm các đối tượng người nước ngoài chuyên sử dụng thẻ ATM giả để thực hiện chiếm đoạt tiền của các ngân hàng. Số tiền lên đến trên 100 triệu đồng.


Sau một thời gian tích cực điều tra, đêm ngày 18/6, Đội thương mại điện tử đã triển khai khám phá, bắt quả tang đối tượng Feng Hai Qiang (Phong Hải Cường) mang quốc tịch Trung Quốc đang sử dụng thẻ ATM giả rút tiền tại cây ATM thuộc địa bàn phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (Hà Nội.)


Kiểm tra tư trang của Qiang, tổ công tác phát hiện 14 chiếc thẻ giả của các ngân hàng khác nhau và 6,5 triệu đồng Qiang vừa chiếm đoạt được cùng các thiết bị máy công nghệ cao để sản xuất chế tạo thẻ giả.


Qua đấu tranh, Đội thương mại điện tử xác định đây là vụ án đầu tiên được khám phá trên địa bàn Thủ đô mà các đối tượng tội phạm đánh cắp thông tin chủ thẻ để làm thẻ ATM giả.


Hiện, Phòng PC 50 tiếp tục phối hợp với Phòng PC 45 (Công an thành phố Hà Nội) để điều tra mở rộng vụ án, truy tìm các đối tượng là đồng bọn của Feng Hai Qiang (Phong Hải Cường) đang bỏ trốn.



Bắt các đối tượng người Trung Quốc tự làm thẻ ATM giả để chiếm đoạt tài sản các ngân hàng

18 thg 6, 2014

Thẻ tín dụng - bạn đồng hành thời bão giá

Với mức thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng, việc dành ra một khoản tiền để phòng thân lúc “trái gió trở trời” không hề đơn giản, nhất là sống ở các thành phố lớn. Khi đó, thẻ tín dụng cho phép ứng trước tiền gấp đôi mức lương thật sự là “cứu cánh” chủ thẻ trong trường hợp có việc cần, đột xuất…




Là nhân viên một cơ quan đầu ngành của TPHCM, nhưng anh Nguyễn Văn Cường, ngụ quận 9 luôn trong cảnh “thiếu trước hụt sau”. Mức lương nhà nước chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng của cả 2 vợ chồng chỉ vừa đủ trang trải sinh hoạt trong gia đình. “Tháng nào có vài cái đám cưới hoặc nội ngoại 2 bên có việc đột xuất phải gửi tiền về quê phụ giúp là 2 vợ chồng lại cuống cuồng vay mượn. Làm tháng nào xào tháng đó” – anh Cường than.


Nhu cầu vay tiền cao


Anh Cường không phải trường hợp cá biệt. Sống ở thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, mức chi tiêu sinh hoạt của một gia đình trẻ xung quanh khoảng 10 triệu đồng/tháng rất khó để dư dả. Hàng tháng, ngoài tiền thuê nhà, tiền xăng xe, ăn uống sinh hoạt trong ngày, gia đình còn phải chi rất nhiều khoản không tên như đám cưới, sinh nhật, tân gia…


“Dù cố gắng tiết kiệm nhưng để dư một khoản tiền kha khá là chuyện không dễ. Mỗi khi có việc gấp, tôi thường phải vay mượn bạn bè, thậm chí “vay nóng” với mức lãi suất tính theo ngày, theo tháng” – chị Minh Anh, công nhân khu chế xuất Tân Thuận, quận Thủ Đức, TPHCM bộc bạch.

Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, nhiều đơn vị kinh doanh đã áp dụng các hình thức cho mua trả góp, hỗ trợ lãi suất hoặc cho vay tiêu dùng với hạn mức tín dụng nhất định. Từ mua xe máy, tivi, laptop đến điện thoại di động… đều được trả góp với lãi suất không hề rẻ, nhưng được khách hàng đón nhận bởi đáp ứng nhu cầu mua sắm, chi tiêu không cần nhiều vốn ban đầu. Nhiều công ty tài chính tung ra các sản phẩm cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng với lãi suất một số khoản lên tới 60-70%/năm, và vẫn có khách hàng. Nhu cầu thực tế là có thật, thậm chí nhiều khách hàng  sẵn sàng mua trả góp với mức lãi suất cao để “nâng chất” cuộc sống của mình. Tuy nhiên việc tìm đến nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng (NH) đến nay vẫn chưa nhiều do tâm lý e ngại, xem NH như một kênh “xa xỉ”.


Cấp vốn từ thẻ tín dụng


Trên thực tế, vay vốn từ ngân hàng được xem là một kênh hiệu quả và an toàn nhất dành cho người lao động. Nhiều ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm tín dụng với điều kiện đăng ký khá đơn giản để thu hút khách hàng.


Mới đây, NH Techcombank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng Dreamcard mà điểm nổi trội là khách hàng được rút tiền mặt ứng trước gấp 2 lần lương hoặc dùng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

“Đây là bước đột phá của NH trong việc cấp tín dụng tín chấp cho khách hàng, vay tiền không cần tài sản đảm bảo với mức thu nhập chỉ từ 4 triệu đồng/tháng trở lên” – đại diện Techcombank cho biết.


Theo tìm hiểu, thẻ tín dụng Dreamcard được thiết kế dành cho nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình thấp, thường là công nhân, cán bộ công nhân viên nhận lương qua thẻ Techcombank. Chủ thẻ có thể rút tiền bất kỳ thời gian nào từ hàng ngàn cây ATM của Techcombank và các NH khác trên cả nước. Thanh toán hóa đơn mua sắm, hàng hóa dịch vụ bằng cách cà thẻ tại hơn 24 triệu điểm chấp nhận thẻ của tổ chức thẻ quốc tế JCB (hợp tác với Techcombank) trên toàn thế giới. Số tiền hoàn trả mỗi tháng chỉ từ 10% tổng số tiền chi tiêu.


Ngoài ra, phần thủ tục đăng ký cũng được NH Techcombank đơn giản tối đa để thu hút khách hàng sử dụng. Khách hàng chỉ cần nhận lương qua tài khoản Techcombank từ 3 tháng trở lên, không cần tài sản đảm bảo và bản photo CMND, hộ khẩu (tạm trú) cùng mẫu đăng ký phát hành thẻ.


Có thể thấy thẻ tín dụng là giải pháp hữu hiệu cho khách hàng giải quyết nỗi lo cần tiền mặt ứng trước đối với chi tiêu hàng ngày, hay cần mua hàng hóa ưu đãi khuyến mãi trong khi tiền túi chưa sẵn có. Xu hướng tiếp cận với tín dụng ngân hàng cũng đang dần phát triển để nỗi lo canh cánh vay nóng, trả lãi khủng không còn ám ảnh những người dân có thu nhập trung bình.




Thẻ tín dụng - bạn đồng hành thời bão giá

Lãi suất giảm mạnh có thể là “con dao hai lưỡi”

Lãi suất huy động VND giảm là kết quả của vốn dư thừa dồn lại, ngân hàng phải cân đối áp lực chi phí. Nhưng vốn đang dư thừa ở mức độ nào, và lãi suất giảm có hoàn toàn tích cực?


Đầu tuần này, một số tổ chức đầu tư và ngân hàng thương mại cùng đưa ra nhận định về trạng thái vốn của hệ thống hiện nay. Dư thừa là nhận định chung được đưa ra, cũng như để lý giải cho thực tế lãi suất đang “rẻ” nhất trong nhiều năm qua.


Với hoạt động ngân hàng, khái niệm “dư thừa” vốn có lẽ không tồn tại. Đồng vốn luôn có các chức năng, nhiệm vụ và luôn phải sinh lời. Nhưng, khi một lượng vốn rất lớn buộc phải nằm ở “ngăn mát tủ lạnh” của Ngân hàng Nhà nước, hưởng lãi suất rất thấp, thì có thể xem là dư thừa.


Với các ngân hàng thương mại, vốn dư nhiều dẫn đến phản ứng là giảm lãi suất. Nhưng nếu lãi suất tiếp tục giảm sâu, bên cạnh lợi ích tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, cũng có quan ngại đặt ra.[/caption]



Để hạn chế tình trạng dư thừa vốn mà có thể ảnh hưởng đến giá trị VND, đến ổn định tỷ giá, đến áp lực lạm phát…, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về. Hoạt động này cũng phản ánh tương đối mức độ dư thừa vốn của hệ thống hiện nay.


Theo dữ liệu mà Công ty Chứng khoán VCBS dẫn nguồn Bloomberg, đến cuối tháng 5/2014, quy mô lượng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước đang lưu hành lên tới trên 184.000 tỷ đồng – ở vùng cao nhất trong hơn một năm qua.


Trong hơn một tháng qua, gắn với biến động của tỷ giá USD/VND, hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tạm thời gián đoạn; lượng tiền cung ứng qua kênh này tạm ngừng. Thế nhưng không vì thế mà áp lực điều tiết trạng thái vốn của hệ thống nhẹ nhàng đi.


Đến ngày hôm nay (18/6), mặc dù đã giảm bớt đáng kể, nhưng nguồn dữ liệu VnEconomy tham khảo cho thấy lượng tín phiếu lưu hành vẫn ở mức rất cao, khoảng 160.000 tỷ đồng. So với một tháng trước, một lượng lớn tín phiếu đã đáo hạn, cùng với đó là lượng lớn đáng kể từ trái phiếu cũng đáo hạn, càng tạo thêm áp lực điều tiết đối với Ngân hàng Nhà nước.


Với các ngân hàng thương mại, vốn dư nhiều dẫn đến phản ứng là giảm lãi suất. Nhưng nếu lãi suất tiếp tục giảm sâu, bên cạnh lợi ích tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, cũng có quan ngại đặt ra.


Theo nhận định của nhóm phân tích Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), việc lãi suất giảm mạnh thời điểm này sẽ có thể là con dao hai lưỡi, vì nó có thể tác động đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư về giá trị VND. Nếu lãi suất huy động giảm mạnh thêm, có thể một bộ phận dòng tiền sẽ chuyển hướng sang các kênh khác, mà một trong điểm đến đang được chú ý là ngoại tệ với kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá…


Dư vốn và lãi suất VND giảm hẳn cũng là điều mà Ngân hàng Nhà nước đang tính toán cẩn trọng, khi đặt trong các yêu cầu cân đối để giữ ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm.


Thế nên, những đồn đoán về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có trong tuần trước càng trở nên khó thực tế, vì rất khó để nhồi thêm tiền khi hệ thống đang dư thừa lớn mà tín dụng không tăng trưởng mạnh được.


Liên quan đến đồn đoán trên, sau bài viết đặt tình huống, một bạn đọc  gọi điện chia sẻ thêm rằng: ngoài việc đồn đoán yêu cầu tạo thêm tiền để có thể tiếp tục hạ lãi suất, kích thích tín dụng, khả năng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn được một số nhà đầu tư nhìn sang bước đi của Trung Quốc.


Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa quyết định giảm 0,5 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho một số ngân hàng tập trung tín dụng ở khu vực nông thôn và các công ty quy mô nhỏ, có hiệu lực từ ngày 16/6.


Nhiều năm qua, tại nhiều thời điểm, những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc, nên lần này thị trường có đồn đoán nói trên. Nhưng cho đến nay, đó vẫn chỉ là đồn đoán khó hiện thực, nhất là khi vốn đang dư thừa và lãi suất đang giảm như vậy.



Lãi suất giảm mạnh có thể là “con dao hai lưỡi”

14 thg 6, 2014

Sáp nhập: Bao nhiêu công ty tài chính sẽ bị ngân hàng “thâu tóm”?

Đây là thời điểm thích hợp cho các ngân hàng mua lại các công ty tài chính. Phía “cung” đang ở giai đoạn tăng khi các tập đoàn Nhà nước đang được yêu cầu gấp rút hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành.



Tiếp nối thương vụ HDBank mua lại Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF) trong năm 2013, ngay trong đầu năm 2014, một số thương vụ tương tự đã được công bố.


Tại Đại hội đồng cổ đông tổ chức ngày 19/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã công bố kế hoạch mua lại một công ty tài chính nhưng chưa cho biết dự định sẽ mua công ty nào.


Sau đó một số phương tiện truyền thông cho biết SHB sẽ mua lại Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel (VVF).


Tuy nhiên, ngoài SHB, cũng có tin VietinBank cũng muốn mua VVF. Hiện nay, kế hoạch tái cấu trúc của VVF đang được trình lên các cơ quan chức năng để xin ý kiến.


VVF có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng (tương đương 47,6 triệu USD), trong đó Vinaconex sở hữu 33% và Viettel sở hữu 21%. Hai tập đoàn này hiện đang lên kế hoạch thoái vốn khỏi VVF.


Tháng trước, Maritime Bank trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty tài chính Dệt may sau khi mua lại toàn bộ số cổ phần của tập đoàn Dệt May tại công ty này (64,1%). Thông tin được công bố tại ĐHCĐ của Công ty tài chính Dệt May.


Mới đây, Ngân hàng Việt Nam Phát triển thịnh vượng (VPBank) cho biết sẽ  mua lại Công ty TNHH MTV tài chính Than Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sau khi được Thủ tướng Chính phủ và NHNN chấp thuận về mặt nguyên tắc.


Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng xu hướng này được thúc đẩy bởi các ngân hàng muốn phát triển cơ sở khách hàng và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thông qua thâu tóm công ty tài chính.


Đối tượng cho vay của các công ty tài chính khá riêng biệt, phục vụ chủ yếu các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ với các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Đây là phân khúc mà các ngân hàng thương mại đang muốn đẩy mạnh và điều này có thể thực hiện được thông qua mua lại công ty tài chính.


Thêm nữa, nghị định 39/2014/ NĐ-CP đã cho phép công ty tài chính được thực hiện các hoạt động ngân hàng về phát hành thẻ tín dụng, huy động vốn của các tổ chức, bảo lãnh, bao thanh toán. Theo đó, các ngân hàng có thể tận dụng kênh này để cung cấp các sản phẩm bán lẻ và tiện ích thanh toán.


Đây là thời điểm thích hợp cho các ngân hàng mua lại các công ty tài chính. Phía “cung” đang ở giai đoạn tăng khi các tập đoàn Nhà nước đang được yêu cầu gấp rút hoàn thành thoái vốn đầu tư.



Lý giải việc đặt mục tiêu mua lại một công ty tài chính, ông Đỗ Quang Hiển Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB cho biết: lựa chọn mua lại công ty tài chính nhằm phát huy lợi thế đội ngũ chuyên nghiệp, thế mạnh về đầu tư; quy mô công ty tài chính sẽ ít ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của ngân hàng như việc sáp nhập với một ngân hàng khác.



Nhiều chuyên gia nhận định rằng sắp tới làn sóng các ngân hàng thương mại thâu tóm các công ty tài chính sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa.


Điều này cũng phù hợp với kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước, năm nay cơ quan này sẽ tiến hành tái cơ cấu toàn bộ các công ty tài chính để tạo ra các “thể trạng” hoạt động lành mạnh hơn. Các công ty tài chính trong nước còn lại sẽ trở thành “mục tiêu” mà các ngân hàng tiếp tục mua lại.



Sáp nhập: Bao nhiêu công ty tài chính sẽ bị ngân hàng “thâu tóm”?

Tín dụng cho vay trung, dài hạn tăng nhanh

Theo NHNN chi nhánh TPHCM, tính đến 31/5 dư nợ cho vay trung dài hạn tăng 3,16% so với tỷ lệ tăng tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn chỉ là 1,27% so với cuối năm 2013.


Trong khi đó, dư nợ cho vay kỳ hạn ngắn có xu hướng giảm nhẹ 0,28% sau khi tăng nhanh vào năm ngoái.


Cơ quan quản lý cũng đưa ra một con số rất quan trọng trong cơ cấu tín dụng của các ngân hàng ở TPHCM là dư nợ trung, dài hạn đã chiếm 45,97% trong tổng dư nợ.

Theo đánh giá của NHNN chi nhánh TPHCM, vốn tín dụng trung, dài hạn có mức tăng cao hơn hẳn vốn ngắn hạn có nguyên nhân một số lĩnh vực đang trở lại sản xuất.


Điển hình như lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, dư nợ chiếm gần 20% tổng dư nợ. Mặt khác, theo lãnh đạo các ngân hàng ở TPHCM, nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn thời gian qua bắt đầu có dấu hiệu quay trở lại, chủ yếu là từ các dự án đầu tư có nguồn ngân sách Nhà nước.


Sự tăng trưởng nhanh của tín dụng trung, dài hạn trên địa bàn được NHNN chi nhánh TPHCM đánh giá vẫn đảm bảo theo quy định là sử dụng 30% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Trong đó, riêng tín dụng tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên cho DN đã có mức dư nợ tăng 8,4%, tương đương với 10.611 tỷ đồng.


Hơn 30% trong số này là dư nợ cho vay dài hạn để DN đổi mới máy móc thiết bị, nên chất lượng tín dụng vẫn đang được đảm bảo.


Chinhphu.vn



Tín dụng cho vay trung, dài hạn tăng nhanh

Ngân hàng sẽ được cấp đổi hoặc cấp mới giấy phép hoạt động phù hợp hơn


Ngân hàng Nhà nước đang trình dự thảo để lấy ý kiến về Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.



Thông tư này quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (gọi chung là các TCTD).


Có 4 nguyên nhân chính khiến NHNN phải ban hành Thông tư sửa đổi, bao gồm:


Các tác động không thuận lợi cho cơ quan quản lý và TCTD


Theo NHNN, do có sự thay đổi về quy định pháp luật (thay đổi từ Luật TCTD 1997, luật TCTD 2010, các văn bản hướng dẫn..) nên hiện nay về nguyên tắc các TCTD không được thực hiện những hoạt động đã được làm theo các quy định trước đây nếu các hoạt động này không được ghi cụ thể tại Giấy phép (ngay cả khi các hoạt động này đã được NHNN chấp thuận bằng văn bản nhưng không nêu rõ đó là văn bản sửa đổi bổ sung Giấy phép và là một phần không tách rời của Giấy phép).


Điều này có một số tác động không thuận lợi cho quản lý Nhà nước và hoạt động của các TCTD


Các tác động điển hình là: Làm hoạt động kinh doanh của các TCTD có nguy cơ bị gián đoạn (trong khi chờ được cấp phép bổ sung các nội dung hoạt động này) hoặc vi phạm quy định của pháp luật (nếu họ vẫn thực hiện các hoạt động này); Phát sinh các thủ tục hành chính không cần thiết cho chính cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cho các TCTD trong việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép.


Nhiều giấy phép lạc hậu, bất cập, không công bằng


Theo NHNN, do Giấy phép được cấp trước đây của nhiều TCTD đã lạc hậu: Nhiều NHTM, CNNHNNg được cấp Giấy phép từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước theo mẫu Giấy phép cũ khi Việt Nam vừa mới mở cửa với cách phân loại đối tượng khách hàng, phân loại giao dịch theo loại tiền cụ thể (VNĐ, ngoại tệ) theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài, về ngoại hối và phân loại các hoạt động theo tinh thần của Pháp lệnh ngân hàng cũ.


Vì vậy, mặc dù NHNN đã có một số điều chỉnh nội dung Giấy phép của NHTM, CNNHNNg, tuy nhiên nội dung hoạt động của TCTD tại các Giấy phép này còn lạc hậu, bất cập, chưa phù hợp với quy định hiện hành (Luật các TCTD, các văn bản hướng dẫn luật) và các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.


Tình trạng này còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa những NHTM, CNNHNNg đã được cấp phép từ lâu với các NHTM, CNNHNNg mới được cấp phép hoặc mới được cấp lại (như các NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa) do các nội dung hoạt động ghi tại các Giấy phép trước đây rất hạn chế so với các Giấy phép mới được cấp.


Mẫu Giấy phép tại Thông tư 40 chưa quy định đầy đủ, chính xác và cụ thể


Theo NHNN, Phụ lục 01 về mẫu Giấy phép ban hành kèm theo Thông tư 40 (Phần nội dung hoạt động tại các mẫu Giấy phép) không quy định rõ các nội dung hoạt động mà NHTM, CNNHNNg được thực hiện mà chỉ ghi chung chung là: “liệt kê các hoạt động đề nghị và được chấp thuận tương ứng theo quy định tại Mục 2 Chương V Luật Các TCTD” mà không phân biệt đối với: (i) các hoạt động cơ bản mà đương nhiên một NHTM được thực hiện; (ii) các hoạt động NHTM chỉ được thực hiện khi đáp ứng điều kiện nhất định và được NHNN chấp thuận.


Do sơ xuất nên nội dung hoạt động được quy định tại mục 2 Chương IV của Luật Các TCTD lại được ghi tại mục này là Chương V.


Ngoài ra, tại Phụ lục 01 mẫu Giấy phép thành lập văn phòng đại diện chưa đầy đủ và không phù hợp với trình tự, thủ tục cấp phép quy định tại Thông tư 40 (Căn cứ thành lập văn phòng đại diện tại Phụ lục 01 là phải có Biên bản họp Hội đồng thẩm định, trong khi quy trình xem xét việc cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Thông tư 40 không quy định phải thành lập Hội đồng thẩm định).


Còn vướng mắc, bất cập liên quan đến thủ tục cấp phép


Thông tư 40 không quy định thành phần Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép thành lập TCTD bao gồm Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình cấp phép, cần có ý kiến thẩm định của Vụ Quản lý ngoại hối đối với các nội dung hoạt động ngoại hối mà các NHTM, CNNHNNg đề nghị được thực hiện. Do đó, việc bổ sung Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối vào thành phần Hội đồng thẩm định là cần thiết.


Theo NHNN, xuất phát từ các vướng mắc, bất cập nêu trên, NHNN cần ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 40 với nội dung: (1) Sửa đổi, bổ sung mẫu Giấy phép để cấp mới, cấp đổi cho các TCTD; (2) Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy phép cho các TCTD.


Mục tiêu của Thông tư là tạo cơ sở pháp lý để có thể thực hiện cấp đổi Giấy phép cho các TCTD khi họ có nhu cầu cấp đổi Giấy phép để cập nhật nội dung hoạt động theo đúng quy định của Luật Các TCTD hiện hành và hoàn thiện các mẫu Giấy phép (gồm cả cấp đổi, cấp mới) nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập nêu trên.



Theo Trí Thức Trẻ




Ngân hàng sẽ được cấp đổi hoặc cấp mới giấy phép hoạt động phù hợp hơn

10 thg 6, 2014

Khi người vay tiền bị ... " săn lùng " triệt để.

Thời gian gần đây nhiều ngân hàng “sốt vó” tìm đủ cách tiếp cận với người vay’ thậm chí dùng một số chiêu “độc” truyền thống để tìm khách hàng vay vốn.


Ảnh minh họa[/caption]


Dường như, người vay đang thực sự là thượng đế khi ngân hàng vào tận chợ, đến tận nhà để mời chào. Nguyên nhân do nửa năm 2014 đã qua, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đang ở mức… “rùa”.


Gõ cửa từng nhà mời thượng đế vay tiền


Trong bối cảnh tín dụng tăng ì ạch, trao đổi với PV, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho biết, đang đau đầu với việc tiền “tồn kho”. Nhiều ngân hàng đã phải tung ra các gói tín dụng đặc thù nhằm chuyển hướng dòng tín dụng, kích thích nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp.


Thậm chí nhiều ngân hàng phải lấn sân sang mảng bán lẻ, săn tìm khách hàng cá nhân. Cảnh nhân viên ngân hàng đến tận nhà gõ cửa chào mời vay vốn không còn hiếm gặp tại các thành phố lớn.


Trong số này phải kể đến SeABank với gói tín dụng ngắn hạn ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thời gian thực hiện kéo dài đến 30/9, gói tín dụng 300 tỷ đồng và 20 triệu USD. Mức ưu đãi lãi suất chỉ từ 6,5%/năm đối với các khoản vay bằng VND và 4%/năm vay USD.


Hướng tới phân khúc khách hàng đặc thù, Techcombank chọn cách vào… chợ. Ngân hàng cho các tiểu thương tại các chợ và khu vực lân cận chợ ở Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh vay 100% nhu cầu vốn, hạn mức đến 3 tỷ đồng.


Ngân hàng này cũng tung chiêu nhằm vào các khách hàng cá nhân kinh doanh ngành nghề không yêu cầu đăng ký kinh doanh trên cả nước; cũng như cho vay các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và làm muối.


Chiêu thức tiếp cận người có nhu cầu vay vốn thông qua sự giới thiệu của các tổ trưởng dân phố hoặc đến tận nhà chào mời cũng được một số ngân hàng ở TPHCM và Hà Nội áp dụng triệt để gần đây.


Ngân hàng MHB thực hiện chính sách cho nhân viên đến từng nhà dân trong khu tập thể Thanh Xuân – Hà Nội để tiếp thị vay vốn. Nhân viên phòng giao dịch của các ngân hàng Việt Á Bank, Đông Á Bank … cũng liên tục gọi điện tiếp thị hoặc đến tận nhà chào mời vay vốn tiêu dùng lãi suất thấp.


Áp lực tăng trưởng tín dụng cũng đè nặng lên cả các “ông lớn” ngành ngân hàng. Theo ông Ông Đào Hảo, Phó TGĐ Vietcombank, 5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng khá thấp (3,16% trong khi kế hoạch là 5%). So với kế hoạch đề ra 13% (cả năm 2014), đây là áp lực rất lớn với lãnh đạo ngân hàng này trong những tháng cuối năm.


Cuộc chạy đua ngầm nhiều rủi ro và bất trắc.


Đại diện một số ngân hàng thừa nhận như đang ngồi trên lửa, dù đã thực hiện nhiều chiêu đẩy tín dụng. Một cuộc chạy đua ngầm tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng đang diễn ra với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nhiều ngân hàng chấp nhận thực hiện “cắt lỗ” bằng việc đưa ra các chương trình cho vay với lãi suất thấp hơn cả mức huy động.


Lãnh đạo phòng giao dịch của một ngân hàng cỡ vừa trên đường Võ Văn Dũng (quận Đống Đa, Hà Nội) thừa nhận: Doanh nghiệp gặp khó khăn một, ngân hàng gặp khó khăn gấp đôi. Theo chỉ tiêu được phân bổ, mỗi tháng phòng giao dịch phải áp doanh số cho vay tiêu dùng 500 triệu đồng/nhân viên. Cùng đó phải tìm được một khách hàng để cho vay mua ô tô hoặc vay mua bất động sản.


“Áp lực rất lớn. Nếu 6 tháng liên tiếp nhân viên tín dụng không đạt chỉ tiêu sẽ bị cắt thưởng, hủy hợp đồng. Ngân hàng cũng bị áp lực từ việc phải tìm lợi nhuận để trả lãi cho người gửi tiền và chi phí hoạt động. Để tạo sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, các khoản vay chúng tôi duyệt cho khách hàng thời gian gần đây chịu phí cực thấp. Một số khoản vay còn được miễn một số khoản phí”, vị này nói.


Tuy mức tăng tín dụng thấp, nhưng lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn khẳng định sẽ tiếp tục kiên trì theo đuổi mục tiêu 12-14% cả năm 2014. Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Chính sách Tiền tệ (NHNN) cho biết: Áp lực giải ngân vốn đang đè nặng lên các ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp đã có thể vay với lãi suất chỉ 5% – 6%/năm. Thậm chí có đơn vị được hưởng mức lãi suất chỉ 4,8%/năm.



Khi người vay tiền bị ... " săn lùng " triệt để.

8 thg 6, 2014

Lãi suất âm, người châu Âu đua nhau không gửi tiền tiết kiệm

Anh Peter Malzmuller, Người dân Đức nói: “Tôi sẽ không gửi tiền tiết kiệm nữa. Một xu cũng không. Tôi sẽ rút hết tiền gửi ngân hàng cất ở nhà”.



Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi đã trấn an rằng, chính sách lãi suất âm chỉ tác động lên các ngân hàng chứ không nhằm vào người dân. Tuy nhiên việc lãi suất tiền gửi ngân hàng trả người dân giảm là điều không thể tránh khỏi.


Khảo sát cho thấy, người dân Đức không còn thiết tha với việc gửi tiền ở ngân hàng. Phản ứng này cũng dễ hiểu, vì họ cho rằng hiện giờ gửi tiền ở ngân hàng đồng nghĩa với việc khoanh tay nhìn giá trị tài sản của mình hao hụt dần.


Anh Peter Malzmuller, Người dân Đức nói: “Tôi sẽ không gửi tiền tiết kiệm nữa. Một xu cũng không. Tôi sẽ rút hết tiền gửi ngân hàng cất ở nhà”.


Trong khi đó, ông Georg Fahrenschon, Chủ tịch Hiệp hội các ngân hàng tiết kiệm Sparkassen, Đức cho rằng: “Chính sách này sẽ động đến túi tiền của người dân ở khắp châu Âu, không ai muốn điều đó vào lúc này”.


Đấy là chuyện đang diễn ra ở Đức, quốc gia được coi là giàu có nhất châu Âu, còn người dân ở những nước đang nặng nợ như Tây Ban Nha, Hy Lạp thì họ lại không hề lo lắng tài sản của họ có bị giảm không, vì họ cũng không còn tài sản mà gửi ngân hàng. Tuy nhiên, họ hy vọng mức lãi suất thấp hơn và đồng euro rẻ hơn sẽ khiến nền kinh tế khởi sắc trở lại, tạo ra công ăn việc làm cho họ.


Ông Roberto Nicastro, Tổng giám đốc UniCredit Group, Italy nhận xét: “Chính sách này có thể không tốt cho một số nước giàu ở châu Âu, nhưng đây lại chính là liều thuốc cứu sống cả nền kinh tế của châu lục vào lúc này”.


Những phản ứng trái chiều cả từ phía người dân và chuyên gia là minh chứng rõ nhất cho việc châu Âu sẽ còn mất nhiều thời gian nữa mới đưa nền kinh tế về lại quỹ đạo ổn định. Còn bây giờ, cả châu Âu đều đang chờ đợi những chính sách tiếp theo của ông Mario Draghi để vực dậy nền kinh tế toàn bộ khu vực đồng tiền euro.


Lãi suất âm, người châu Âu đua nhau không gửi tiền tiết kiệm

Phạm luật kinh doanh, ngân hàng BNP Paribas đối mặt án phạt hơn 10 tỷ USD

BNP là tên của một ngân hàng Pháp, song lại được báo chí Mỹ liên tục nhắc nhiều đến trong những ngày gần đây vì khoản phạt kỷ lục 10 tỷ USD mà Mỹ có thể dành cho BNP trong thời gian tới.


Ngân hàng BNP Paribas của Pháp hiện đang như “ngồi trên lửa” khi mà Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu BNP phải trả một khoản tiền phạt trị giá tới 10 tỷ USD, đồng thời đình chỉ giấy phép hoạt động của chi nhánh ngân hàng này tại Mỹ do vi phạm lệnh cấm vận đối với Cuba, Iran và Sudan. Đây là một trong những khoản tiền phạt kỷ lục mà Mỹ đòi một ngân hàng phải nộp.

Số tiền phạt kỷ lục do ngân hàng BNP Paribas đã phạm luật chơi của người Mỹ. Cố tình thực hiện các giao dịch với số lượng lớn, bằng USD, trong thời gian từ năm 2002-2009 tới các quốc gia bị Mỹ cấm vận như Iran, Sudan và Cuba.


10 tỷ USD tương đương hơn 4 lần lợi nhuận của BNP trong quý I năm nay. Hiện BNP đang thương lượng để được giảm khoản tiền phạt này xuống còn khoảng 8 tỷ USD. Tuy nhiên, các tờ báo Mỹ cho biết, điều quan trọng chính là vì hình phạt này mà có thể ngân hàng này sẽ phải hứng chịu khủng hoảng trong chính nội bộ của mình.


Nhật báo Phố Wall chính là tờ đã khui ra thông tin BNP bị phạt. Và có lẽ cũng là tờ nói sớm nhất chuyện lục đục trong nội bộ cấp cao của BNP. Báo này viết: Trong khi án phạt 10 tỷ USD còn đang treo lơ lửng trước cửa, thì bên trong cánh cửa là những cuộc tranh luận nảy lửa giữa các giám đốc bộ phận. Họ đổ lỗi và ráo riết tìm xem ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm chính, thậm chí là phải từ chức.


New York Times nhanh chân tìm câu trả lời ngay trong chiều 6/6. Báo này giật title: “Giám đốc điều hành của BNP có thể sẽ phải từ chức”. Theo phân tích thì sự ra đi của một trong những giám đốc cao cấp nhất của BNP sẽ làm dịu những cái đầu đang nóng của các nhà chức trách Mỹ. Theo đó khoản phạt cũng như lệnh trừng phạt được hy vọng sẽ giảm xuống, nhưng New York Times cũng cảnh báo, có thể một giám đốc từ chức vẫn chưa khiến các nhà làm luật Mỹ hài lòng.


Dưới một góc nhìn hoàn toàn khác, Nhật báo phố Wall cho rằng, 10 tỷ USD phạt chưa phải là thảm họa với BNP như nhiều người nghĩ, bởi BNP có thể cắt vốn để trả phạt, nặng hơn là hoãn trả cổ tức cho cổ đông. Nhưng nếu không tuân thủ các quy định của Mỹ, BNP sẽ bị cấm dài hạn những giao dịch bằng đồng USD.


Hậu quả những hợp đồng béo bở của những khách hàng lớn là các công ty đa quốc gia sẽ có thể bị chặn lại ngay trước cửa của BNP. Báo này kết luận: Với BNP lúc này, 10 tỷ USD để giữ cánh cửa ngân hàng luôn mở lại không phải là giá quá đắt.


Thông tin chi tiết sẽ có trong video dưới đây. Mời quý vị khán giả theo dõi!


Nhà ở xã hội: “Lương không đủ sống sao phải đeo đuổi mua nhà?”

“Nhà ở xã hội phải tính khác, không thể một người lương không đủ sống nhưng cứ phải đeo đuổi mua nhà” – Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch nói.



Sau hơn một năm kể từ khi Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ dự án nhà ở thương mại và chuyển đổi sang nhà ở xã hội theo Thông tư số 02/2013/TT-BXD, có hiệu lực thi hành từ cuối tháng 4/2013, đến hết quý 1/2014, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã tiến hành xem xét, thẩm định 18 dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với tổng số căn hộ dự kiến chuyển đổi khoảng 4.990 căn thành 11.292 căn.


9 dự án đã được chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi, nhưng đến nay mới chỉ ban hành được 4 quyết định cho phép chuyển đổi nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội.


Đối với dự án xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ, UBND đã tiến hành xem xét, thẩm định 45 dự án với số lượng căn hộ thương mại điều chỉnh từ 20.656 căn hộ thành 28.312 căn hộ (tăng 7.656 căn). Đến nay, đã chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh 33 dự án, trong đó 7 dự án đã có quyết định cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ.


Không loại trừ việc đẩy giá nhà lên để “gỡ gạc”


Có nhiều nguyên nhân khiến việc chuyển đổi dự án sang nhà ở xã hội còn “lẹt đẹt”. Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, qua tiếp nhận và xem xét hồ sơ cho thấy, nhiều dự án xin chuyển đổi còn thiếu hồ sơ liên quan.


“Tuy Thông tư 02 không yêu cầu phải phê duyệt lại Quy hoạch 1/500 nếu dự án xin chuyển đổi không làm tăng diện tích xây dựng nhưng vẫn yêu cầu phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội. Theo đó, việc tăng số lượng căn hộ sẽ làm tăng nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật của dự án… Các hạ tầng xã hội khác… cũng phải được điều chỉnh theo tiêu chuẩn này” – ông Đạm nói.


Một chủ đầu tư dự án đang làm hồ sơ xin chuyển đổi tiết lộ, dù dự án nhà ở xã hội nhận được nhiều ưu đãi nhưng cũng lại bị ràng buộc điều kiện là doanh nghiệp chỉ được hưởng lợi nhuận không quá 10%. “Không loại trừ có hiện tượng giá bán nhà ở xã hội được các chủ đầu tư đẩy lên cao hơn để được hưởng mức lợi nhuận cao hơn, thậm chí giá nhà xã hội còn cao hơn nhà thương mại” – vị này nói.


“Có dự án, dù hồ sơ đã được phê duyệt đầy đủ từ cuối năm 2013 nhưng xin được lùi thời hạn ra quyết định phê duyệt sang đầu năm nay để được hưởng ưu đãi mới theo Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội”. Có điều này là do theo quy định mới thì chủ đầu tư được để lại 20% số căn hộ trong dự án nhà ở xã hội để bán theo giá nhà ở thương mại, nên chủ đầu tư mới xin nán lại để “gỡ gạc” thêm chút lãi.


Có chỗ ở hay sở hữu nhà?


Đấy là vấn đề được các Đại biểu Quốc hội một lần nữa đặt ra khi thảo luận về Luật Nhà ở (sửa đổi). Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, Hiến pháp quy định mọi người có quyền có nhà ở là một tiến bộ, nhưng có nên theo hướng tạo lập chính sách để mọi người sở hữu nhà ở không, hay tập trung chính sách của Nhà nước làm sao để mọi người có chỗ ở chứ không phải sở hữu nhà ở. “Nếu đồng thuận với quan điểm này thì nhà ở xã hội phải tính khác, không thể một người lương không đủ sống nhưng cứ phải đeo đuổi mua nhà – ông Lịch nói – Do đó, Nhà nước tạo điều kiện tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà cho thuê giá rẻ cho các đối tượng, chưa cần khuyến khích sở hữu nhà ở”.


Đây là quan điểm được nhiều Đại biểu Quốc hội ủng hộ. “Mục tiêu chính của Luật Nhà ở (sửa đổi) là tạo ra chính sách để xây thật nhiều nhà cho dân, đồng thời ủng hộ quan điểm chú trọng chính sách để mọi người có chỗ ở chứ không phải sở hữu nhà ở” – Đại biểu Huỳnh Thành Lập, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM nhận định.



Nhà ở xã hội: “Lương không đủ sống sao phải đeo đuổi mua nhà?”

Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng là quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay

Theo NHNN, việc ngân hàng yêu cầu phải chứng minh thu nhập của gia đình để chứng minh khả năng trả nợ đối với ngân hàng là cần thiết.



Vợ chồng bà Nguyễn Lan Anh (Phú Xuyên, Hà Nội) có đăng ký mua nhà ở xã hội tại Khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội, trị giá căn hộ là 590 triệu đồng. Hiện vợ chồng bà Lan Anh gặp vướng mắc về thủ tục vay vốn và đề nghị cơ quan chức năng giải đáp.


Cụ thể, theo yêu cầu của Ngân hàng VietinBank, vợ chồng bà Lan Anh phải chứng minh thu nhập cá nhân. Nhưng bà làm nghề buôn bán tự do nên không thể chứng minh được thu nhập. Chồng bà có thu nhập khoảng 9 triệu đồng/tháng, thu nhập của bàkhoảng 5 triệu đồng/tháng; tổng thu nhập của 2 vợ chồng là khoảng 14 triệuđồng(có thể hơn). Tài sản thế chấp vay vốn của gia đình bà là mảnh đất có giá trị gần 1 tỷ đồng.


Tuy nhiên, Ngân hàng cho biết, thu nhập của vợ chồng bà không đủ điều kiện để vay vốn. Bà Lan Anh muốn được biết, mức thu nhập như thế nào thì được coi là thu nhập thấp? Những người kinh doanh tự do như bà có phải chứng thực thu nhập không? Nếu có thì phải chứng thực như thế nào?


Về vấn đề này, Vụ Tín dụng -Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trả lời bà như sau:


Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 của Bộ Xây dựng thì để được vay vốn mua nhà ở xã hội, bà phải có hợp đồng mua bán nhà ở xã hội đã ký kết với chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo bà phản ánh, “vợ chồng bàđăng ký mua nhà thu nhập thấp tại Khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội”. Trong trường hợp bà mới chỉ đăng ký mua nhà ở xã hội thì bà không thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.


Trường hợp bà đã mua được nhà thu nhập thấp tại Khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội thì gia đình bà thuộc diện có thu nhập thấp và nằm trong đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.


Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần” để tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ nhà ở, để được ngân hàng cho vay thì bà phải chứng minh được khả năng trả nợ của mình cho ngân hàng (bao gồm thu nhập thường xuyên của các thành viên trong gia đình, chi phí sinh hoạt và khoản tiền có thể dùng để trả nợ ngân hàng theo định kỳ) do đây là khoản cho vay của ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ về nhà ở, Nhà nước chỉ hỗ trợ về lãi suất và thời hạn cho vay, việc cho vay vẫn phải được thực hiện theo cơ chế tín dụng thông thường.


Do vậy, việc ngân hàng yêu cầu bà phải chứng minh thu nhập của gia đình để chứng minh khả năng trả nợ của bà đối với ngân hàng là cần thiết. Khi ngân hàng xem xét cho vay thì khả năng trả nợ của khách hàng là điều kiện quan trọng nhất, tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện thứ yếu.


Nếu bà có thể chứng minh được khả năng trả nợ của mình thì theo quy định tại khoản 5, Điều 13, Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, bà có thể dùng chính căn nhà ở xã hội mà bà đã mua để làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng (hướng dẫn chi tiết quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014 về việc hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai).


Ngân hàng Nhà nước đề nghị bà Lan Anh làm việc lại với Ngân hàng VietinBank về các nội dung trên và nếu còn vướng mắc, đề nghị bà cung cấp chi tiết hơn về các nội dung có liên quan để được xem xét, giải quyết.



Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng là quan trọng nhất để ngân hàng xem xét cho vay

So sánh hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam với các nước khu vực

Ngoại trừ Lào không có số liệu thống kê, Việt Nam là quốc gia duy nhất có tỷ lệ % số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ thấp hơn khuyến nghị.



Vào năm 2000, ở Việt Nam, hạn mức trả tiền bảo hiểm của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tối đa là 30 triệu đồng, tương đương với hơn 5 lần GDP bình quân đầu người, thuộc nhóm cao so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2005, hạn mức trả tiền bảo hiểm được nâng lên 50 triệu đồng. Và hạn mức này được duy trì đến nay đã 9 năm.

Việt Nam là quốc gia có hạn mức BHTG chậm được điều chỉnh nhất trong số toàn bộ các quốc gia trong khu vực. Hạn mức hiện tại ở Việt Nam đã được duy trì trong 9 năm. Trong khi đó, các quốc gia khác đã có động thái điều chỉnh hạn mức kịp thời, thậm chí một số nước đã điều chỉnh nhiều lần nhằm thích ứng với diễn biến phức tạp của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn vừa qua.


Trong bối cảnh GDP bình quân đầu người tại Việt Nam tăng nhanh, tỷ lệ “Hạn mức trả tiền bảo hiểm/GDP bình quân đầu người” trong mấy năm qua đã xuống thấp dưới 2 lần, tiêu chí tối thiểu theo khuyến nghị của cộng đồng quốc tế.


Để có được cái nhìn tổng quan về thực trạng hạn mức tại Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, bài viết so sánh hạn mức theo 4 tiêu chí: (1) giá trị tuyệt đối của hạn mức chi trả BHTG (tính theo USD); (2) tỷ lệ “hạn mức BHTG/GDP bình quân đầu người”; (3) thời gian tính từ lần điều chỉnh hạn mức BHTG gần nhất (tính theo số năm); (4) tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ.


Về tỷ lệ hạn mức BHTG/GDP bình quân đầu người, Việt Nam cũng nằm trong nhóm thấp, thấp hơn nước láng giềng Lào và thấp hơn tiêu chí tối thiểu 2 lần theo khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, các nước đã bị tác động bởi khủng hoảng châu Á năm 1997 như Thái Lan và Indonesia đã tỏ ra rất thận trọng và duy trì tỷ lệ “Hạn mức/GDP bình quân đầu người” rất cao, tương ứng ở mức 266 lần và 45 lần.


Về giá trị tuyệt đối tính theo USD, hạn mức BHTG tại Việt Nam hiện tại đạt gần 2.400 USD, thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, hạn mức chi trả BHTG tại Lào là hơn 3.500 USD. Đặc biệt, Thái Lan sau khi rút kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998 hiện đang duy trì hạn mức rất cao, lên tới 1,5 triệu USD.


Ngoại trừ Lào không có số liệu thống kê, Việt Nam là quốc gia duy nhất có tỷ lệ % số người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ thấp hơn khuyến nghị tối thiểu 90% – 95% của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI). Tỷ lệ này tại Việt Nam vào năm 2011 là 87%, so với mức 99% của Malaysia, Indonesia và Thái Lan; 97% của Philippines và 90% của Singapore.


Như vậy, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam đang ở mức thấp và việc điều chỉnh tăng hạn mức đang trở nên cấp thiết, góp phần ổn định thị trường tài chính và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng tài chính quốc gia.


Từ thực tế đó, tại nhiều diễn đàn, đa số ý kiến đều cho rằng, Chính phủ cần sớm điều chỉnh tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm. Dưới đây, chúng tôi xin được trích dẫn một số ý kiến:


Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Tôi cho rằng, hạn mức trả tiền bảo hiểm 50 triệu đồng nay đã lạc hậu. Vì vậy, việc điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam sẽ được nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong thời gian tới. Hạn mức trả tiền bảo hiểm cần được tính toán khoa học dựa trên các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và năng lực của tổ chức BHTG. Cần nghiên cứu cơ chế chi trả bảo hiểm tiền gửi phù hợp khi xảy ra sự cố buộc BHTG Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm chi trả, đồng thời học tập kinh nghiệm quốc tế để quyết định hạn mức trả tiền bảo hiểm, đáp ứng nguyện vọng của người gửi tiền.


Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch: Năm 2005, Chính phủ điều chỉnh hạn mức trả tiền BHTG từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ đa số người gửi tiền trong trường hợp xảy ra đổ vỡ ngân hàng thời kỳ đó. Đây cũng là quyết sách phù hợp với thông lệ quốc tế, tức là hạn mức trả tiền BHTG được duy trì cao gấp 5 – 6 lần GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế, yếu tố trượt giá, lạm phát… và lượng người gửi tiền với số dư tiền gửi lớn hơn 50 triệu đồng là rất nhiều, nếu xảy ra đổ vỡ ngân hàng thì rất nhiều người sẽ mất tiền. Do đó, Chính phủ cần xem xét nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên gấp 3 lần hiện tại để tạo tâm lý yên tâm cho người gửi tiền.


Giám đốc Quỹ TDND Bảo Tín – TP Hà Giang Ninh Quốc Chính: Dân trên địa bàn TP Hà Giang chủ yếu là tiểu thương, hoạt động đa ngành nghề với mức thu nhập khá dư dả. Theo thống kê tại quỹ, số tài khoản tiền gửi có số dư trên 50 triệu đồng hiện chiếm khoản 70%. Như vậy, nếu xét trên mặt bằng chung hiện nay, hạn mức trả tiền bảo hiểm 50 triệu đồng được áp dụng từ năm 2005 là không còn phù hợp. Để kích thích quá trình huy động vốn nhàn rỗi, đồng thời gia tăng niềm tin của người dân khi gửi tiền vào các Quỹ TDND, đề nghị Chính phủ xem xét nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên khoảng 200 – 300 triệu đồng.


Bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh – Quận 8, TP Hồ Chí Minh: Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu gửi tiền cũng tăng thì quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm 50 triệu đồng quá thấp. Theo tôi, hạn mức này nên nâng lên 200 – 300 triệu đồng.


Ông Đỗ Cao Cước – Thị trấn Trần Cao, tỉnh Hưng Yên: BHTG Việt Nam đã chi trả đầy đủ cho người gửi tiền tại Quỹ TDND Trần Cao khi xảy ra đổ vỡ. Chúng tôi hoàn toàn yên tâm tin tưởng vào chính sách BHTG. Tuy nhiên, lượng người gửi tiền có số dư tiền gửi lên đến 100 – 200 triệu đồng như tôi trên địa bàn rất nhiều. Chính vì vậy, đề nghị xem xét nâng hạn mức trả BHTG lên 100 – 200 triệu để chúng tôi yên tâm gửi tiền tại các Quỹ TCTD.



So sánh hạn mức trả tiền bảo hiểm tại Việt Nam với các nước khu vực

Bắt 2 giám đốc kinh doanh tiền ảo bitcoin đầu tiên tại Việt Nam

Giám đốc hai doanh nghiệp kinh doanh tiền ảo bitcoi tại tỉnh Khánh Hòa vừa chính thức bị khởi tố…



Giám đốc hai doanh nghiệp kinh doanh tiền ảo (bitcoi) tại Khánh Hòa vừa chính thức bị Công an tỉnh này khởi tố về tội “kinh doanh trái phép”, với hành vi khai thác, mua bán các loại tiền ảo.


Cụ thể, ngày 5/6/2014, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Thông về tội kinh doanh trái phép.


Trước đó, khoảng 5h30 ngày 15/3/2014, cảnh sát điều tra đã bất ngờ khám xét nhà 289 Lê Hồng Phong, TP. Nha Trang – nơi ở và cũng là trụ sở doanh nghiệp của ông Minh (56 tuổi, giám đốc chi nhánh Nha Trang của Công ty TNHH tư vấn xây dựng VM) và ông Thông (28 tuổi, giám đốc Công ty TNHH TM&DV 289), thu giữ hầu hết tài sản, trong đó có hơn 460 triệu đồng tiền mặt, thiết bị, phương tiện làm việc, hồ sơ, sổ sách, con dấu… đồng thời phong tỏa tài khoản ở ngân hàng của 2 doanh nghiệp này..


Sau đó, hai ông Minh và Thông đã nhiều lần có đơn xin trả lại tài sản, hồ sơ, con dấu, giải tỏa tài khoản tại ngân hàng, đơn kêu cứu, đơn khiếu nại.., vì cho rằng mình bị oan sai. Tuy nhiên, sau nhiều lần không được, hai ông này đã làm đơn tố cáo “cảnh sát điều tra khám xét, tạm giữ tài sản trái pháp luật”.


Hai ông này cũng cho rằng, mình chơi tiền ảo với tính chất cá nhân, thông qua tài khoản cá nhân, không liên quan gì với hoạt động kinh doanh của hai doanh nghiệp trên. Tuy vậy, Cơ quan cảnh sát điều tra khẳng định “việc tiến hành các hoạt động của cơ quan điều tra đối với hai công ty do hai ông làm giám đốc là đúng pháp luật”.


Cũng liên quan đến đồng tiền ảo bitcoi tại Việt Nam, hôm 25/3, hai công ty Bitcoin Vietnam và Bit2C – một công ty về Bitcoin tại Israel đã công bố sự hợp tác này và tuyên bố “chính thức hợp tác mở sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến VBTC tại Việt Nam”. Hai công ty này cũng dự kiến ra mắt sàn giao dịch trực tuyến Bitcoin vào cuối tháng 4.


Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) sau đó cũng khẳng định không chấp nhận việc thông báo, đăng ký các website mua bán Bitcoin tại Việt Nam. Vì thế, khi Công ty TNHH Bitcoin Việt Nam tiến hành thông báo về website bitcoinvietnam.com.vn theo thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã từ chối.


Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ra khuyến cáo, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi do cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.



Bắt 2 giám đốc kinh doanh tiền ảo bitcoin đầu tiên tại Việt Nam

4 thg 6, 2014

Rủi ro hoạt động tín dụng ngân hàng nên nhìn từ nhân sự

Các nhà quản lý ngân hàng đều cho rằng, cần tạo lập một ngôn ngữ chung cho cả hệ thống về chuẩn hóa khung năng lực. Đây là cơ sở khi các ngân hàng đều soi vào đó để thực hiện các nghiệp vụ sẽ tránh cảnh rủi ro pháp lý vì không có ngân hàng khác tham chiếu.


Chấp nhận rủi ro mới cho vay được



Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó giám đốc Văn phòng Eximbank khu vực miền Bắc, tưởng tượng ra một ví dụ bi hài, bỗng một buổi sáng trong tương lai, khi đã về hưu, đi thể dục ở công viên thì được một đồng chí công an triệu tập về đồn với lý do một dự án đã cho vay từ khi ông còn công tác xảy ra rủi ro tín dụng.


Việc chỉ có những chuẩn mực chung về lý thuyết mà chưa có chuẩn mực chung về thực hiện khiến những người làm tín dụng trong ngành Ngân hàng rất rủi ro trong ranh giới của những việc pháp luật không cấm nhưng không được làm, hoặc những rủi ro không cố ý, ông Sơn chia sẻ tại buổi Tọa đàm chuẩn hóa năng lực tín dụng của cán bộ ngân hàng Việt Nam, diễn ra mới đây.


Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Xuân Hòe, Phó vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) rất tâm đắc với câu nói của chuyên gia đến từ Omega: “Cho vay ra một khoản là đã tạo một khoản tiền lớn hơn để thu hồi nợ”. Vì vậy, theo ông Hòe, làm tín dụng là phải chấp nhận có rủi ro. “Vấn đề của những người làm tín dụng và quản lý ngân hàng là làm thế nào để an toàn nhất”, ông Hòe nói.


Giám đốc Khối CIB của VPBank, bà Phùng Thị Thu Hương nêu ví dụ, một người chỉ có năng lực tài chính là 50 tỷ đồng, nhưng ngân hàng cho vay đến 100 tỷ đồng để họ đầu tư BĐS thì rõ ràng, trong bối cảnh thị trường vừa qua, quyết sách trên đã làm hại chính khách hàng và ngân hàng. Điều đó cũng cho thấy, một trong những điểm yếu của nhân sự Việt Nam hiện nay là không có cơ sở để xác định rủi ro của khách hàng. Chiếc gậy vin vào chỉ là tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nhìn ra thế giới và thực chứng đóng băng của thị trường BĐS vừa qua cho thấy, để giảm thiểu rủi ro phải nhìn vào dòng tiền của khách hàng.


Một con số thuyết phục có thể chứng minh cho quan ngại trên. Nghiên cứu của Ngân hàng Standard Chartered cho thấy, 51-53% rủi ro tín dụng là do chủ quan của những cán bộ trong hệ thống. Trong khi thực tế tại Việt Nam cho thấy, khẩu vị rủi ro giữa bộ phận bán hàng, thẩm định rủi ro, phê duyệt luôn luôn không nhất quán, bà Lê Mai Lan, Chủ tịch HĐQT Viện ngân hàng tài chính (BTCI) đặt vấn đề.


“Chúng ta đều biết những nguyên tắc lý thuyết chung về quản trị rủi ro. Nhưng, làm thế nào để gò mình theo những khung nguyên tắc đó và tạo được một cách nhìn chung giữa các ngân hàng và các bộ phận về rủi ro tín dụng đang là vấn đề đặt ra trong hệ thống ngân hàng Việt Nam”, ông Sơn nói. Nhưng, cũng theo vị này, ngân hàng là một ngành kinh doanh rủi ro theo xác suất, vì vậy không thể quá cẩn trọng và sợ hãi để rồi không cho vay. Vì vậy, để đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, cần có một mặt bằng chung chuẩn hóa những quy định, rủi ro về tín dụng. Quan trọng hơn là phải tạo ra trong xã hội một cách nhìn nhận chung về rủi ro tín dụng để cho cán bộ ngân hàng hiểu được phải chấp nhận rủi ro và phải dự phòng rủi ro.


Cần một chuẩn chung


Chia sẻ kinh nghiệm 20 năm làm việc cho Standard Chartered, ông Balasingam, Giám đốc Khối ngân hàng bán buôn Techcombank cho biết, cần phải quy chuẩn lại khẩu vị rủi ro cho các cán bộ ngân hàng từ người bán hàng, thẩm định, quản lý rủi ro, cho đến người làm chính sách trong toàn hệ thống bằng một chuẩn đào tạo thống nhất và phải được đánh giá. Ví như, tại Standard Chartered, mọi lãnh đạo, nhân viên đều trải qua đào tạo và kiểm tra, đánh giá theo quy chuẩn khung năng lực của đối tác Omega. Nếu những người làm tín dụng không vượt qua được lần thi liên tiếp thứ 3 do Omega tổ chức, họ sẽ không được cấp hạn mức về tín dụng.


Công thức này cũng đang được Techcombank áp dụng cách đây 2 năm. “Chúng tôi kỳ vọng với số lượng đào tạo 300-500 người thực sự làm thay đổi văn hóa tín dụng và sau khi triển khai thành công cho vay DN, sẽ chuyển sang cho vay bán lẻ”, ông Balasingam nói.


Đồng quan điểm với ông Balasingam, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết, khung năng lực chuẩn trong thực hiện không chỉ tạo ra bằng kiến thức và kinh nghiệm của những ngân hàng trong nước mà còn của các ngân hàng nước ngoài để lường đón những rủi ro mà chúng ta chưa bao giờ gặp phải. Kinh nghiệm của các ông này cũng chỉ ra, cần có một hệ thống giảng viên nguồn trong ngân hàng là những lãnh đạo, những người có kinh nghiệm bởi họ chính là người kết nối giữa chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm thực tế phù hợp với thực tiễn Việt Nam.


Quan trọng hơn, các nhà quản lý ngân hàng đều cho rằng, cần tạo lập một ngôn ngữ chung cho cả hệ thống về chuẩn hóa khung năng lực. Đây là cơ sở khi các ngân hàng đều soi vào đó để thực hiện các nghiệp vụ sẽ tránh cảnh rủi ro pháp lý vì không có ngân hàng khác tham chiếu. Và để làm được điều này, vấn đề đào tạo chứng chỉ nghề cho các chức danh trong ngân hàng là cần thiết mà như các chuyên gia dùng hình ảnh: Chi bạc lẻ để giữ bạc chẵn. Đây cũng là điểm tựa để các ngân hàng tin tưởng vào nhân viên của mình, mở rộng tín dụng với mức độ an toàn cao hơn.


Bà Phùng Thị Thu Hương nhận định, khi khối tín dụng có cùng một ngôn ngữ và nó là cơ sở để tiết kiệm thời gian trong quy trình cấp tín dụng, cũng như giảm thiểu rủi ro không chỉ cho ngân hàng mà còn cho cả khách hàng.


Theo thoibaonganhang.vn



Rủi ro hoạt động tín dụng ngân hàng nên nhìn từ nhân sự

PSI và PVFC Capital sẽ trở thành công ty con của PVcomBank

Hội đồng quản trị (HĐQT)Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVcomBank) vừa công bố báo cáo về kết quả triển khai hoạt động hợp nhất kể từ khi PVFC và WesternBank.



HĐQT cho biết, đến nay PVcomBank đã hoàn thiện việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung điều lệ của ngân hàng và thực hiện các thủ tục cần thiết để ban hành, đăng ký với cơ quan quản lý.


HĐQT cũng đã nộp Đề án xin chấp thuận để Công ty cổ phần chứng khoán Dầu khí (PSI) và Công ty cổ phần quản lý quỹ Đầu tư tài chính (PVFC Capital) trở thành công ty con của PVcomBank lên Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đồng thời thực hiện chỉnh sửa nội dung đề án sáp nhập theo hướng dẫn của NHNN.


Trong nửa năm qua, PVcomBank đã tổ chức lại mô hình hoạt động phù hợp với hoạt động của ngân hàng thương mại. Đến nay, toàn bộ 106 điểm giao dịch của ngân hàng đã được tái cấu trúc một cách mạnh mẽ.


Với chính sách đãi ngộ cho nhân viên, PVcomBank đã xây dựng quy chế lương mới với nguyên tắc chủ chốt và lương và phụ cấp được quyết định trên cơ sở trách nhiệm, vai trò, năng lực và thành tích.


Về hệ thống quản trị rủi ro, hiện hệ thống này đã được hoàn thiện, đảm bảo an toàn và phục vụ hiệu quả cho ngân hàng.


Với chiến lược công nghệ thông tin, xác định đây là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình hợp nhất nên ngân hàng cũng đã có phương án phù hợp, tận dụng được thế mạnh của hệ thống công nghệ thông tin của PVFC và Westernbank.


Về công tác xây dựng chiến lược phát triển tái cấu trúc, PVcomBank đã thuê tổ chức tư vấn Boston Consulting Group hỗ trợ. Theo ông chủ tịch Nguyễn Đình Lâm, năm 2014 PVcomBank xác định là năm của tái cấu trúc chiến lược.



PSI và PVFC Capital sẽ trở thành công ty con của PVcomBank

Mua bán nợ xấu phải minh bạch, cạnh tranh


Với khoản nợ xấu gần 13 tỷ USD thì lực của các công ty mua bán nợ Việt Nam không đủ tầm. Do vậy tạo tính cạnh tranh trên thị trường mua bán nợ.




Không ai muốn “gánh cả”


Đã có VAMC mua nợ xấu của ngân hàng, và đã mua thì cần phải bán, do vậy cần một thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam và vấn đề đặt ra là mua bán như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.


Hiện nay, tại Việt Nam đang có hơn 20 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của các ngân hàng thương mại (NHTM) và một công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính, đây là những cơ sở và điều kiện để thúc đẩy thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.


Tuy nhiên, DATC ra đời với trọng tâm là thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN và với hình thức mua bán nợ vẫn chủ yếu là thỏa thuận để lành mạnh hóa tài chính của DNNN và các NHTM.


Theo ông Phạm Mạnh Thường – Phó tổng giám đốc DATC, với những cơ chế như hiện nay thì DATC và AMC không đủ lực để xử lý nợ xấu. Nợ xấu ở Việt Nam có tính đặc thù, với mối liên quan giữa một bên là NHTM và các doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế cho vay theo các chương trình mục tiêu, cho vay theo chỉ định của Chính phủ thông qua các NHTM và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.


Ông Phạm Mạnh Thường cũng cho biết thêm, thị trường mua bán nợ tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay chủ yếu theo hình thức thỏa thuận giữa các bên. Tính cho đến nay tổng nợ xấu mà DATC đã mua lại từ phía các NHTM khoảng 10.000 tỷ đồng. Nợ xấu ở đây chủ yếu tập trung vào các DN nhà nước đang CPH, ngoài ra là ở một số các doanh nghiệp tư nhân.


Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, hiện nay tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng khoảng 7%, tương đương 230.000 tỷ đồng.


Nợ xấu tích tụ, kéo dài, trong đó có những khoản nợ dai dẳng tới cả 10 – 15 năm. Đây là một con số rất lớn và cần phải xử lý rốt ráo thì tín dụng mới chảy được. Như vậy, từ VAMC sẽ hình thành một nơi mua bán nợ tập trung.


Theo ý kiến của TS. Phạm Hữu Hồng Thái – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính marketing, để mua bán nợ suôn sẻ theo kinh nghiệm một số quốc gia đã triển khai thành công thì không nên đặt vấn đề bảo toàn vốn và có lợi nhuận mà chỉ đòi hỏi phải tối đa hóa giá trị nợ thu về.


Hiện VAMC mua nợ xấu với giá trị sổ sách bằng trái phiếu đặc biệt. Với số nợ mua vào, VAMC sẽ xem xét điều chỉnh đưa lãi suất cho vay về mặt bằng lãi suất hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả nợ. Đồng thời tham gia tiến hành tái cấu trúc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay thêm vốn mới, tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho ngân hàng. Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó chủ tịch VAMC cho biết, hiện đã có một số doanh nghiệp có nợ xấu được tái cấu trúc thành công.


Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp hỗ trợ, giúp các ngân hàng giải quyết tạm thời các khoản nợ của mình, có tác động bước đầu đến cơ cấu nợ của các ngân hàng, chưa giúp được khách hàng của các ngân hàng, các con nợ trả được nợ, chưa giúp được ngân hàng thu hồi được nợ.


Càng đông càng tốt


Theo TS. Phạm Hữu Hồng Thái, nên khuyến khích thành lập các AMC tư nhân (sở hữu độc lập với ngân hàng) sẽ tạo tính cạnh tranh trên thị trường mua bán nợ hơn.


Còn theo PGS.TS Trương Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP. Hồ Chí Minh, nợ xấu là một món hàng và việc định nợ xấu phải được thông qua thị trường, có nhiều nghiệp vụ khác nhau để định giá.


Nếu làm được vậy sẽ mở được thị trường mua bán nợ sơ cấp: giữa ngân hàng chủ nợ và các nhà đầu tư xử lý nợ xấu. Sau đó là hình thành thị trường mua bán nợ thứ cấp, đó là việc mua bán nợ xấu giữa các nhà đầu tư tư nhân với Nhà nước.


Để cơ chế này phát huy một cách hiệu quả, cần phải có sự hội tụ của 3 yếu tố, đó là độ mở về tư duy của người làm chính sách, của cơ quan quản lý nhà nước; mức độ phản ứng của chính sách với đòi hỏi của thị trường và khuôn khổ pháp lý đủ rộng cho hoạt động này. Mặt khác phải quy trách nhiệm cho những người gây ra nợ xấu và cần phải được xử lý theo đúng pháp luật.


Tuy nhiên, PGS.TS Trương Thị Hiền cũng nhấn mạnh, mặc dù xử lý nợ xấu thông qua mua bán nợ, nhưng thực tế chưa có các tiêu chí để kiểm soát, quản trị các rủi ro này, và điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải đặt lên hàng đầu.


Chẳng hạn như trường hợp của công ty cà phê Buôn Ma Thuột với nợ đọng lên tới hàng nghìn tỷ đồng, hay hợp tác xã cà phê Đức Lập (Đăk Nông) gần như phá sản phải bán thương hiệu để được vay vốn ngân hàng. Đây là hai doanh nghiệp mà DATC đã và đang lên phương án mua lại nợ và tài sản. Mới gần đây nhất là Công ty CP Thủy sản Bình An đã được DATC phối hợp với các NHTM mua lại các khoản nợ để hỗ trợ tái cơ cấu, phục hồi sản xuất kinh doanh.


Theo TS. Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia phân tích, Chính phủ có thể bỏ ra vài tỷ USD mua lại các khoản nợ xấu của DN, làm lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp nhằm khơi thông dòng tín dụng từ hệ thống ngân hàng.


Hay cũng có ý kiến đề xuất mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài mua bán nợ xấu,vì với khoản nợ xấu tới 12-13 tỷ USD thì thực lực của các công ty mua bán nợ của Việt Nam không đủ sức.


Để việc xử lý nợ xấu và mua bán nợ hiệu quả thì trong quá trình triển khai cần tăng cường kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Bên cạnh những vướng mắc còn đòi hỏi quyết tâm chính trị rất lớn của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu – TS. Phạm Hữu Hồng Thái nhấn mạnh.


Theo Infonet




Mua bán nợ xấu phải minh bạch, cạnh tranh

3 thg 6, 2014

Nhật bản cắt viện trợ khoản vay vốn ODA của Việt nam

Hãng tin Kyodo News dẫn nguồn từ  Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho hay Nhật Bản đã thông báo với chính phủ Việt Nam hôm qua thứ Hai 2-6 rằng Nhật sẽ tạm thời ngưng viện trợ phát triển chính thức (ODA) vì cáo buộc hối lộ liên quan tới một dự án đường sắt đô thị do Nhật Bản tài trợ ở Hà Nội.


Có vẻ việc tạm ngưng ODA này chỉ áp dụng cho các dự án liên quan đến vụ hối lộ nói trên mà thôi. Bản tin của Kyodo News có nói “Tại cuộc họp hôm qua thứ Hai, các quan chức Nhật Bản đã lưu ý các quan chức tương nhiệm phía Việt Nam rằng Tokyo sẽ đình hoãn việc cho vay ODA giai đoạn 1 của dự án xây dựng đường sắt đô thị số 1″.


Trong khi đó bản tin của Channel NewsAsia cho biết Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói các dự án ODA mới và dự án xây dựng đường sắt nói trên bị ảnh hưởng.




Trong một diễn biến liên quan, sáng nay 3-6, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã công bố quyết định thôi chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN với ông Nguyễn Đạt Tường. Người giữ vị trí Tổng giám đốc của ông Tường là ông Vũ Tá Tùng, từng giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn; theo tin trên báo Thanh Niên.

Thông báo của Nhật được đưa ra tại một cuộc họp song phương về ngăn ngừa những điều bất thường, sau khi có sáu quan chức ngành đường sắt Việt Nam bị bắt giam hồi tháng Năm liên quan tới một hợp đồng được trao cho Công ty tư vấn Japan Transportation Consultants Inc. (JTC) có trụ sở tại Tokyo.


Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, điều kiện để nối lại ODA là Tokyo đòi hỏi Hà Nội phải điều tra có điều gì bất hợp pháp trong các hợp đồng liên quan đến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc Công ty JTC hay không và phải đề ra những biện pháp ngăn ngừa sự tái diễn những trường hợp như vậy.


Cũng theo tin từ Đại sứ quán Nhật, tại buổi họp kế tiếp vào cuối tháng này, phía Nhật sẽ xem xét liệu có nối lại ODA hay không sau khi nghiên cứu kết quả cuộc điều tra của Việt Nam và những biện pháp ngăn ngừa được đề ra.


Công ty JTC nói hôm tháng Tư rằng một ủy ban độc lập đã phát hiện công ty chi 160 triệu yen tiền “lại quả” cho các quan chức phụ trách các dự án ở Việt Nam, Indonesia, Uzbekistan trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2014. Để giành được hợp đồng dự án tài trợ bằng vốn ODA ở Việt Nam, công ty đã phải đưa hối lộ khoảng 66 triệu yen.


Chính quyền Việt Nam đã điều tra vấn đề này sau khi bắt giam 6 quan chức đường sắt, trong đó có ông Trần Quốc Đông, Phó tổng giám đốc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.





Về cuộc họp giữa Việt Nam – Nhật Bản về các giải pháp tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án giao thông vận tải (GTVT) sử dụng vốn ODA (lần 2) ngày 2 tháng 6 năm 2014, thông cáo mà Bộ Giao thông-Vận tải phát hành hôm nay (3-6) cho biết:


Cuộc họp Việt Nam – Nhật Bản về các giải pháp tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án GTVT sử dụng ODA lần thứ 2 đã được tổ chức tại Hà Nội, nước CHXHCN Việt Nam.


Tham dự cuộc họp, bên phía Nhật Bản có ông ISHIKANE Kimihiro, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Suzuki Hideo, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cán bộ khác. Phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An và Thanh tra Chính phủ.


Liên quan đến nghi vấn hối lộ của Công ty JTC, phía Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ và các cơ quan chức năng của phía Việt Nam đã và đang xử lý vụ việc một cách tích cực bằng những ứng phó nhanh chóng, cũng như xử lý nghiêm minh qua việc tiến hành điều tra và tạm giữ các cá nhân vi phạm v.v…


Dựa trên nhận thức trên, tại buổi họp, phía Nhật Bản đã thông báo quan điểm, biện pháp của phía Nhật Bản về việc thực hiện các dự án ODA đối với Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa phát sinh những vụ việc tương tự.


Sau khi nhận được thông báo của phía Nhật Bản, phía Việt Nam ghi nhận và sẽ báo cáo các cơ quan chức năng để nhanh chóng có những hành động cần thiết. Đồng thời, phía Việt Nam cũng thông báo về tình hình thực hiện và các giải pháp nâng cao hiệu quả của các dự án GTVT sử dụng ODA Nhật Bản cũng như các biện pháp pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong việc thực hiện các dự án GTVT.



 



Nhật bản cắt viện trợ khoản vay vốn ODA của Việt nam