26 thg 7, 2014

Khởi tố bắt giam 8 cán bộ Ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Bạc Liêu

Ngày 25.7, ông Phạm Thanh Bình, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bạc Liêu cho biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa triển khai quyết định khởi tố bị can 2 cán bộ của Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Bạc Liêu.


vieta-baclieu


Theo đó, chiều 24.7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an triển khai các quyết định khởi tố bị can, đồng thời khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bà Lê Thị Mỹ Diễm, nhân viên phụ trách Quan hệ khách hàng, Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Á Hoàng Văn Thụ, phường 3, TP.Bạc Liêu, trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh tỉnh Bạc Liêu, và bà Mã Ngọc Kim Chi, thủ quỹ Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh tỉnh Bạc Liêu.


Cả hai cán bộ ngân hàng trên bị khởi tố cùng về hành vi “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.


Chi và Diễm được Cơ quan CSĐT cho tại ngoại để chờ phục vụ điều tra sau, do đang mang thai và có con nhỏ.


Theo ông Bình, liên quan đến sai phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Việt Á – chi nhánh Bạc Liêu, khi công an khởi tố vụ án vào ngày 15.1.2014, đến nay đã có 8 cán bộ của ngân hàng này bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố về hành vi “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.


Danhsáchnhững người này gồm: Võ Thành Công, giám đốc chi nhánh; Trần Quốc Thống, phó giám đốc chi nhánh; Võ Anh Trung, nhân viên quan hệ khách hàng; Trần Công Thuấn, nhân viên xử lý nợ; Đặng Thị Bích Ly, nhân viên kế toán; Phạm Xuân Hưng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Việt Á Hoàng Văn Thụ cùng với Chi và Diễm.


Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ.




Khởi tố bắt giam 8 cán bộ Ngân hàng TMCP Việt Á - chi nhánh Bạc Liêu

Bên thế chấp có quyền tự bán tài sản: Hệ thống ngân hàng… thất kinh

Quy định bên thế chấp được quyền bán tài sản mà không cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp là sự tiến bộ theo hướng quốc tế, nhưng ở VN làm như vậy thì các TCTD không còn đường sống.


ban-re-tai-san-the-chap


Có lẽ, một trong những nội dung khiến các NHTM và các chuyên gia pháp luật ngân hàng “kinh hoàng” nhất tại buổi Tọa đàm góp ý của các TCTD vào dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức là quy định về quyền của bên thế chấp được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn đối tượng của quyền thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp (Khoản 3 Điều 297).


Được tự bán tài sản vì kinh tế?


Sở dĩ xem đây là điểm mới bởi theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, trong trường hợp tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển thì bên thế chấp được quyền bán mà không cần sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Nhưng với các loại tài sản khác muốn bán, muốn thay thế thì phải nhận được sự đồng ý của bên nhận thế chấp.


Thế nhưng, theo ông Hồ Quang Huy, Phó cục trưởng Cục Giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp), thành viên ban soạn thảo, trong thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua, rất ít trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý cho bên thế chấp bán tài sản. Điều này khiến tài sản thế chấp mang đi đảm bảo bị đóng băng và không khai thác giá trị kinh tế.


Cũng theo ông Huy, nếu quy định mới được áp dụng, việc bảo vệ quyền lợi của bên nhận thế chấp sẽ thông qua quyền theo đuổi tài sản đến cùng của bên nhận thế chấp. Với việc bán tài sản phải theo cơ chế đăng ký công khai, minh bạch, tức là người mua tài sản phải cân nhắc về việc có mua hay không khi tài sản này đang dùng để thế chấp.


Cùng với thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn; được thi hành án ngay đối với giao dịch mà các bên đã thực hiện công khai, minh bạch và có thỏa thuận về việc được quyền áp dụng cưỡng chế thi hành ngay “sẽ giúp cho bên nhận thế chấp thực thi quyền theo đuổi tài sản của mình. Đây là một trong những điểm mới vừa đảm bảo tính kinh tế của tài sản, vừa thúc đẩy giao dịch này xác lập và giao dịch một cách hợp pháp”, ông Huy giải thích thêm.


Ngân hàng… thất kinh


Tuy nhiên, quy định này lại khiến các chuyên gia pháp luật và các ngân hàng thất kinh. “Khi có tranh chấp xảy ra, ngân hàng khởi kiện thì cơ chế nào bắt tòa án phải thụ lý đơn khởi kiện? Thế là không hiểu nỗi khổ của ngân hàng. Hiện nay tòa án đã quá tải, còn các ngân hàng đang “chết chìm” trong giao dịch đảm bảo. Xử lý tài sản đảm bảo đang là vấn đề rất nhức nhối. Đây là lỗi của Bộ luật Dân sự”, Luật sư Hoàng Đàm, Giám đốc Công ty luật hợp danh Hoàng Đàm và Toàn Cầu cho hay.


Ông Vũ Khánh Din, Phó phòng pháp chế NHTMCP Quân Đội lại tỏ ra lo lắng về quyền theo đuổi tài sản của ngân hàng để bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp.


Ông Din cho rằng, Ban soạn thảo đã tham khảo rất nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia khác, nhưng nếu nhìn ở góc độ TCTD thường xuyên thực hiện các biện pháp giao dịch đảm bảo thì đây là điều không an toàn cho các TCTD. Mặc dù hiện tại hoạt động của các TCTD trong việc nhận thế chấp đã có các thiết chế khác bảo vệ như cơ chế đăng ký giao dịch đảm bảo, nhưng việc Bộ luật Dân sự đi trước một bước so với các luật khác và chưa có sự thay đổi của các cơ quan tố tụng là điều đáng lo lắng. Nếu áp dụng quy định này trong khi chưa có sự thay đổi của hệ thống tư pháp và các quy định khác của Bộ luật Tố tụng dân sự thì phải có quy định chuyển tiếp phù hợp. Nếu không, sẽ không có gì để bảo vệ hệ thống ngân hàng.


“Tình trạng tẩu tán tài sản là động sản của bên vay rất rõ. Tôi trực tiếp tham gia hàng chục vụ truy tìm tài sản bị khách hàng tẩu tán, cực kỳ mệt mỏi vì tài sản có thể qua cầm đồ hoặc bán cho người khác. Với hệ thống công quyền Việt Nam, đa số sẽ tìm được, nhưng tìm được và giải quyết được lại là vấn đề rất nan giải. Đấy là trái phép, còn nay cho phép thì làm sao có thể bảo vệ TCTD”, ông Din lo lắng và đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu cơ chế bảo vệ TCTD rõ ràng hơn. Trong trường hợp phải chuyển nhượng hoặc chuyển giao tài sản mà thu được lợi ích thì phải có quy định chuyển tiền cho TCTD để đảm bảo thu hồi nợ.


“Chúng tôi có chi nhánh Campuchia. Qua nghiên cứu cho thấy luật của họ cũng rất tiến bộ. Họ có 2 thiết chế liên quan đến thế chấp. Một là thế chấp không dịch chuyển, nghĩa là phải có sự đồng ý của TCTD thì mới được chuyển dịch tài sản. Hai là TCTD và khách hàng có thỏa thuận cho phép khách hàng thực hiện. Nay Việt Nam cũng nên nghiên cứu quy định này”, ông Din gợi ý.


Dưới góc độ là nhà nghiên cứu pháp luật, ông Phạm Xuân Hòe, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho rằng, Bộ luật Dân sự đưa ra quy định bên thế chấp được quyền bán tài sản mà không cần có sự đồng ý của bên nhận thế chấp là sự tiến bộ theo hướng quốc tế, nhưng ở Việt Nam mà làm như vậy thì các TCTD không còn đường sống.


Theo ông, quy định này chỉ thực hiện được ở các nước phát triển có hệ thống pháp luật tiên tiến và đồng bộ, xã hội thật sự dân sự, còn áp dụng ở Việt Nam thời điểm này là chưa phù hợp với thực tế, do vậy cần phải có lộ trình.


“Riêng tôi cảm thấy không đồng ý với quan điểm này. Tôi nhận thức rằng, nếu để cho họ tự tẩu tán tài sản, tự bán tài sản thì chúng ta chờ tòa án và cơ quan pháp luật phán xét để mà thực hiện quyền theo đuổi tài sản thì không biết đến bao giờ. Bây giờ, đường đường chính chính pháp luật không cho phép bán tài sản, mà họ vẫn bán trái pháp luật còn không thu được tài sản về. Nếu Luật lại nói quyền theo đuổi tài sản đến cùng thì theo đuổi kiểu gì? Cực kỳ khó khăn”, ông Hòe cho hay.


“Nếu đưa quy định này vào Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi thì tiến bộ thật đấy, nhưng tôi không thực sự đồng tình. Chúng ta vẫn phải giữ lại quan hệ trước đây để đảm bảo tính chuyển tiếp của hệ thống pháp luật. Nếu tiến bộ quá sớm, đi nhanh quá, hệ thống ngân hàng sẽ ăn đạn trước tiên”.


Ông Phạm Xuân Hòe, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN)



Bên thế chấp có quyền tự bán tài sản: Hệ thống ngân hàng… thất kinh

24 thg 7, 2014

Vụ trưởng Vụ Pháp chế: Bitcoin không phải là tiền tệ hợp pháp ở Việt Nam

Việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì có khả năng bị tấn công đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch, mặt khác, giao dịch Bitcoin có tính ẩn danh cao nên có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế…


bitcoin_vn-27


Đó là lý do ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên nắm giữ hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.


Xin ông cho biết quan điểm của NHNNVN về bitcoin?


Qua tìm hiểu bước đầu, Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.


Ngay sau khi Bitcoin xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2013, NHNNVN đã chủ động nghiên cứu về loại tiền ảo này. Tương tự hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, theo pháp luật hiện hành về ngân hàng, NHNNVN khẳng định bitcoin (cũng như các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ hợp pháp và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.


Do vậy, việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Quan điểm này NHNN đã tuyên bố ngay từ ngày 27/2/2014.


Ông có thể đưa ra những khuyến cáo về nguy cơ tiềm ẩn khi sở hữu, mua bán và sử dụng Bitcoin?


Bitcoin bắt đầu được giao dịch trên sàn Mt.Gox vào tháng 6/2010, đến năm 2013, Bitcoin được sử dụng trên cả phương diện thanh toán, giao dịch hàng hóa và tài sản đầu tư. Sự xuất hiện của Bitcoin có thể gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như:


Thứ nhất, các giao dịch bằng Bitcoin có tính ẩn danh cao nên Bitcoin có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp.


Thứ hai, Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn.Thực tế đầu năm 2014, giá Bitcoin đã sụt giảm mạnh sau khi 02 sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới là Mt.Gox và BitStamp tạm ngừng cho khách hàng rút tiền vì sự cố kỹ thuật và nhà chức trách Mỹ bắt giữ 04 nhân vật bị tình nghi đã sử dụng Bitcoin cho các giao dịch tội phạm.


Ngày 25/2/2014, sàn Mt.Gox đã bất ngờ đóng cửa khiến hàng triệu USD của thành viên mạng lưới Bitcoin đứng trước nguy cơ mất trắng.


Thứ ba, do giá trị đồng Bitcoin biến động mạnh và phức tạp trong thời gian ngắn nên hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng, tiềm ẩn gây thiệt hại cho người đầu tư.


Thứ tư, Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.


Hiện nay, trên thế giới, đồng Bitcoin có được coi là một loại tiền tệ hay không, thưa ông?


Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đã có thông báo không chấp nhận Bitcoin là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp và đưa ra các cảnh báo rủi ro cho người sử dụng Bitcoin. Những quốc gia như Thái Lan, Nga, Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Na Uy… đều không thừa nhận Bitcoin là một đồng tiền hợp pháp được lưu thông trên thị trường.


Việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.


Chiều 9/7 vừa qua, sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam có tên VBTC đã ra mắt. VBTC là kết quả của sự hợp tác giữa Công ty TNHH Bitcoin Vietnam và Công ty TNHH Bit2C, một công ty chuyên về Bitcoin tại Israel. Cũng trong chiều hôm đó, đã có 10 giao dịch được thực hiện trên sàn bởi 4 nhà đầu tư.


Trả lời một tờ báo, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin Bộ Công Thương cho rằng, sàn giao dịch Bitcoin VBTC không phải là sàn giao dịch thương mại điện tử. Hoạt động quản lý tiền điện tử do Vụ Thanh toán NHNN phụ trách. Cũng liên quan đến nội dung này, ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN đã lên tiếng khẳng định: Đơn vị này không cấp phép cho sàn giao dịch Bitcoin tại Việt Nam và đến nay đồng tiền Bitcoin vẫn không được công nhận là hợp lệ tại Việt Nam.


Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số phân cấp dựa trên một mã nguồn mở, giao thức internet ngang hàng. Tháng 2/2014 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo về những rủi ro liên quan đến Bitcoin. Đồng thời đến thời điểm này, NHNN đã hợp tác với nhiều đơn vị của Bộ Công An để thiết lập những quy định đối với việc sử dụng Bitcoin tại Việt Nam. Được biết, cách đây hơn 1 tháng, công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố hai bị can về tội kinh doanh, khai thác, mua bán tiền ảo Bitcoin.


Cho dù thế, trong những tháng qua vẫn còn 1 số sàn giao dịch Bitcoin âm thầm hoạt động thu hút người chơi. Mặc dù không cấm các hoạt động sử dụng Bitcoin, Việt Nam đã phủ nhận tính pháp lý của đồng tiền ảo này, gia nhập hàng ngũ nhiều quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc với những chính sách chặt chẽ với các loại tiền ảo.



Vụ trưởng Vụ Pháp chế: Bitcoin không phải là tiền tệ hợp pháp ở Việt Nam

23 thg 7, 2014

Phía sau thực trạng nhà chung cư không sổ đỏ tràn lan ở Hà Nội

Hà Nội còn hơn 76.000 căn chủ đầu tư chưa làm các thủ tục cấp sổ đỏ cho người mua nhà theo quy định


OLYMPUS DIGITAL CAMERA


Để gỡ vướng cho công tác cấp sổ đỏ nhà ở, nhất là tại các khu chung cư, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh khẳng định sẽ không nương nhẹ với bất cứ vi phạm, tiêu cực nào phát sinh trong quá trình xét cấp sổ đỏ.


Tuy nhiên, do quỹ đất ở ngày càng hạn hẹp, trong khi các chung cư thương mại, thu nhập thấp cứ đua nhau mọc lên đã khiến tình trạng chậm cấp sổ đỏ ở thành phố có dân số lớn thứ 2 cả nước vẫn còn phổ biến.


Chung cư “vắng bóng” sổ đỏ


Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tính đến nay trên địa bàn thành phố đã có 112.150 căn hộ xây dựng xong, bàn giao cho người mua nhà. Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn thủ tục và triển khai cấp 36.110 sổ đỏ cho người mua nhà; còn lại hơn 76.000 căn chủ đầu tư chưa làm các thủ tục cấp sổ đỏ cho người mua nhà theo quy định.


Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang có 104.430 căn đang trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, xét về tổng thể trong 6 tháng đầu năm 2014 thì các quận, huyện mới chỉ cấp được 9.701 sổ đỏ, đạt 24% kế hoạch.


Đơn cử như tại huyện Hoài Đức, dự án khu đô thị mới Bắc QL 32 được xây dựng từ năm 2008 và kết thúc năm 2012 với 784 căn biệt thự, liền kề. Cho đến nay, chủ đầu tư đã bàn giao 551/784 căn hộ cho người mua nhà nhưng hiện vẫn chưa có căn hộ nào được cấp sổ đỏ.


Dù tại các dự án nhà ở xã hội, mà người thu nhập thấp rất quan tâm và chính quyền đang có chủ trương, chỉ cần người mua nhận được biên bản bàn giao nhà từ chủ đầu tư là có thể được làm thủ tục cấp sổ đỏ.


Thế nhưng, thực tế tại các dự án nhà thu nhập thấp, mọi việc không đơn giản như vậy. Ví dụ ở CT1 Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông) là dự án nhà thu nhập thấp thí điểm, triển khai đầu tiên của thành phố, được bàn giao sớm nhất trên cả nước. Thế nhưng, cho đến nay 328 căn hộ được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2011, các hộ dân vẫn chưa được cấp sổ đỏ.


Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lý giải một trong những nguyên nhân quan trọng “góp phần” vào sự chậm trễ này là do nhiều chủ đầu tư chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất đai đã xây dựng công trình nhà ở và bàn giao nhà cho người mua.


Thậm chí, theo tiết lộ của ông Nghĩa, nhiều chủ đầu tư còn gây khó khăn cho người mua nhà trong việc hoàn thiện hồ sơ như không thanh lý hợp đồng, không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, không xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho người mua nhà.


Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư còn không cung cấp hồ sơ pháp lý của dự án và tiến độ thực hiện dự án còn chậm, tiến độ bàn giao nhà không đúng thời gian dự kiến, ảnh hưởng đến công tác cấp sổ đỏ. Chính điều này đã khiến quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà luôn ở thế chông chênh, thậm chí không thể biết chủ đầu tư có điều chỉnh dự án hay không; có vi phạm quy định về đất đai, quy hoạch, xây dựng có sai phép?.


Mệt với “ma trận” thủ tục hành chính


Để gỡ vướng cho công tác cấp sổ đỏ tại các chung cư, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, sở sẽ yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương tổng hợp toàn bộ hồ sơ của người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nộp ngay về Văn phòng Đăng ký Đất đai.


Thực tế, đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ đang là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai và nhà ở của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên với cách làm, cách quản như hiện nay, nhiệm vụ này sẽ khó hoàn thành và quan trọng hơn là người dân còn “mệt”’ trước “ma trận” của thủ tục hành chính để có được sổ đỏ.


Ở góc độ chuyên gia, giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nguyên nhân của chậm cấp sổ đỏ tại các chung cư là do quy trình cấp sổ đỏ mà chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm là một cơ chế không phù hợp.


“Do đó, để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ cho người mua nhà, giải pháp bản lề hiện nay là phải thay đổi thủ tục hành chính,” giáo sư Đặng Hùng Võ chia sẻ.


Cũng theo giáo sư Đặng Hùng Võ, hiện nay người mua nhà đang phải gánh mọi hậu quả từ sai phạm của các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Bởi vậy, cơ quan Nhà nước cần cấp sổ đỏ trực tiếp cho người mua nhà dự án. Cùng với đó, việc quản lý quá trình thực hiện dự án phải được thực thi hoàn toàn độc lập với việc cấp sổ đỏ cho người mua nhà.


“Tôi cho rằng, việc quản lý quá trình thực hiện dự án phải được thực thi hoàn toàn độc lập với việc cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Đây là sự thay đổi tư duy quản lý rất quan trọng, sự thay đổi vì lợi ích của người tiêu dùng và mang lại hiệu quả giảm tỷ lệ nhà ở phi chính thức,” giáo sư Đặng Hùng Võ khuyến nghị.


Trước đó, nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác cấp sổ đỏ cho người mua nhà, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã họp, thống nhất phương án bóc tách trách nhiệm của chủ đầu tư với người mua nhà trong quá trình xét cấp sổ đỏ.


Theo đó, đại diện Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bóc tách những nguyên nhân sai phạm của chủ đầu tư để tiếp tục xử lý.


Cùng với đó, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đôn đốc Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã-nơi có dự án phát triển nhà ở, chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội làm việc với các chủ đầu tư để lập kế hoạch cụ thể về công tác cấp sổ đỏ, báo cáo các khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao.


Để thúc đẩy tiến độ cấp sổ đỏ, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường lập danh sách các chủ đầu tư không hợp tác, gây phiền nhiễu trong công tác cấp sổ đỏ cho người mua nhà, báo cáo Đoàn kiểm tra liên ngành Thành phố thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật của chủ đầu tư.


Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đối với chủ đầu tư; Thu hồi đất hoặc thu hồi đối với quỹ nhà chưa bán; không giao đất để thực hiện dự án khác trên địa bàn Thành phố; Thông báo trên phạm vi cả nước về vi phạm của chủ đầu tư.



Phía sau thực trạng nhà chung cư không sổ đỏ tràn lan ở Hà Nội

DAS thông báo chương trình ưu đãi đặc biệt từ ngày 17/07/2014 đến hết ngày 17/10/2014

THÔNG BÁ0

(V/v: Chương trình ưu đãi đặc biệt)

dab-khuyenmai


Kính gửi: Quý Khách hàng


Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập DAB (01/07) và DAS (01/06), DAS áp dụng chương trình ưu đãi đặc biệt.

Thời gian áp dụng chương trình: (03 tháng) từ ngày 17/07/2014 đến ngày 17/10/2014 

Thể lệ áp dụng:


Đối với khách hàng đang giao dịch tại DAS:


- Áp dụng mức phí giao dịch 0,15% cho tất cả giao dịch online của KH


- Miễn lãi vay Margin 1 là 02 ngày (trên mỗi khoản vay) cho những KH có giá trị giao dịch bình quân 01 tỷ đồng/tháng (không giới hạn thời gian ưu đãi)


Đối với khách hàng mở mới tài khoản tại DAS:


- Áp dụng mức phí 0,15% cho tất cả giao dịch của KH


- Giảm ngay 1.000.000 đ phí giao dịch


- Miễn lãi vay Margin 1 là 02 ngày (trên mỗi khoản vay)


- Kết thúc thời gian ưu đãi, tiếp tục miễn lãi vay Margin 1 là 02 ngày (trên mỗi khoản vay) cho những KH có giá trị giao dịch bình quân 01 tỷ đồng/tháng

21 thg 7, 2014

Lập khống chứng từ thu chi, một cán bộ ngân hàng Agribank chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng

Tính đến ngày 17/7, số tiền bị thất thoát trong vụ tham ô tài sản xảy ra tại Phòng giao dịch Thanh Hà thuộc Agribank Chi nhánh huyện Thanh Ba (Phú Thọ) đã lên tới gần 5 tỷ đồng.


canbonganhangnongnghiepluadao-thanh-ba



Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội này là Lê Thị Kim Dung (34 tuổi, trú tại phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), cán bộ Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Thanh Ba.



Vì sao, Dung có thể “qua mắt” được hệ thống quản lý tài chính của ngân hàng, chiếm đoạt tiền tỷ?


Qua công tác quản lý nghiệp vụ, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV (PC46) Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện tại một số xã thuộc địa bàn huyện Thanh Ba, có một số hộ dân nộp tiền trả nợ ngân hàng qua Phòng giao dịch Thanh Hà… Vậy nhưng, trên hệ thống quản lý của Phòng giao dịch Thanh Hà, thuộc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Thanh Ba vẫn thể hiện việc dư nợ.


Đi sâu nắm bắt thông tin, cán bộ Phòng PC46 Công an tỉnh Phú Thọ đã gặp gỡ hơn 80 trường hợp đã vay tiền tại Phòng giao dịch Thanh Hà. Một trong số đó có trường hợp của anh Trần Trung Dũng, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Ba.


Theo lời kể của anh Dũng thì trước đó anh Dũng ký hợp đồng tín dụng với Phòng giao dịch huyện Thanh Hà, vay số tiền 150 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Giám đốc Phòng giao dịch Thanh Hà khi đó đã ký hợp đồng vay bảo đảm tài sản, thời hạn 12 tháng, lãi suất 13% năm… Thực hiện hợp đồng trên, anh Dũng đã giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN 085287 cho Phòng giao dịch Thanh Hà quản lý. Sau này, anh Dũng đã trả hết số tiền vay trên… Nhưng trên hệ thống sổ sách theo dõi tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Thanh Ba vẫn xác định anh Dũng đang dư nợ số tiền gốc là 25 triệu đồng.


Cá biệt, một số trường hợp sau khi đã trả nợ ngân hàng thì không biết hiện giờ tài sản thế chấp của mình đang ở đâu. Điển hình trong số đó là trường hợp của anh Hà Mạnh Hùng, ở khu 4, xã Thanh Hà, huyện Thanh Ba. Anh Hùng ký hợp đồng tín dụng vay của Phòng giao dịch Thanh Hà 100 triệu đồng, trong thời hạn 36 tháng với lãi suất 14,5% năm, hình thức vay có bảo đảm. Khi đó, ông Khúc Xuân Quảng, Giám đốc Phòng giao dịch Thanh Hà đã ký hợp đồng cho anh Hùng vay số tiền trên, tài sản thế chấp là một quyển giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Trên hệ thống sổ sách, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh huyện Thanh Ba xác định anh Hùng đang dư nợ số tiền gốc là 75 triệu đồng. Tuy nhiên, khi làm việc với Chi nhánh huyện Thanh Ba thì Hùng xác định đã trả nợ hết cho Phòng giao dịch Thanh Hà. Song đến thời điểm này, Phòng giao dịch Thanh Hà vẫn chưa làm thủ tục trả lại cho Hùng, không còn lưu giữ và cũng không xác định được hiện bộ giấy tờ này đang ở đâu…


Trước dấu hiệu vi phạm xảy ra tại Phòng giao dịch Thanh Hà, Phòng PC46 Công an tỉnh Phú Thọ vào cuộc, điều tra đã làm rõ sai phạm của Lê Thị Kim Dung. Đối với các trường hợp của anh Trần Trung Dũng và anh Hà Mạnh Hùng, Dung khai đã trực tiếp nhận tiền trả nợ của các khách hàng trên. Song sau khi nhận tiền, Dung đã sử dụng để chi tiêu cá nhân, không có khả năng hoàn trả.


Được biết, vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Dung đang là kế toán Phòng giao dịch Thanh Hà. Lợi dụng vị trí công tác được phân công, Dung đã có hành vi lập khống chứng từ chi trả và thu tiền trả nợ vay của ngân hàng để chiếm đoạt. Nạn nhân của vụ án này là ông Chu Văn Thuần (ở khu 6, Thanh Hà, Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ). Trước đó, ông Thuần gửi 437 triệu đồng tiết kiệm tại Phòng giao dịch Thanh Hà. Lợi dụng chức vụ là kế toán Phòng giao dịch Thanh Hà, ngày 10/1/2011, Dung đã lập khống chứng từ về việc chi trả 200 triệu đồng cho ông Thuần và chiếm đoạt số tiền này để sử dụng.


Đến ngày 18/3/2011, Dung tiếp tục lập khống chứng từ về việc chi trả 200 triệu đồng cho ông Thuần và chiếm đoạt số tiền này. Với hành vi trên, Phòng giao dịch Thanh Hà, Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Thanh Ba đã phải trả lại cho ông Thuần tiền gốc và lãi là hơn 500 triệu đồng. Căn cứ vào các hành vi phạm tội của Dung, Phòng PC46 Công an tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với đối tượng này về tội tham ô tài sản.


Quá trình điều tra còn xác định từ năm 2011 đến cuối năm 2013, lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được phân công, Dung đã thu hơn 4 tỷ đồng tiền trả nợ vay của hơn 80 khách hàng, sau đó không nhập quỹ mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân gây thiệt hại cho Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Thanh Ba hơn 4 tỷ đồng. Liên quan đến vụ án trên, Phòng PC46 Công an tỉnh Phú Thọ hiện đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án. Song qua đây cũng biểu hiện sơ hở trong công tác quản lý của Phòng giao dịch Thanh Hà, trong việc quản lý cán bộ.



Lập khống chứng từ thu chi, một cán bộ ngân hàng Agribank chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng

Ngân hàng khuyến mãi cho vay: Rao ưu đãi nhưng lãi suất đâu có rẻ.

Các ngân hàng đang thừa tiền, bí đầu ra nên đang rao nhiều chương trình ưu đãi cho vay. Tuy nhiên, đa số DN vẫn cho rằng việc tiếp cận các chương trình vốn rẻ là không dễ.


MHB-khuyenmailaisuatchovay



Ngân hàng duy trì lợi nhuận


Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm. Riêng lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-13%/năm đối với trung và dài hạn. Với một số khoản vay, DN có thể được hưởng lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu, nhưng sau đó lại bị nâng lên cao hơn để cân bằng.


Trong khi đó, lãi suất huy động tiền đồng đang phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5,5-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng và dưới 6 tháng; 6-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng 7,5-8,3%/năm.


Phản ánh mới đây, một số DN tại TP.Huế cho biết vẫn phải vay vốn với lãi suất cao. Một DN trong lĩnh vực xuất khẩu tiết lộ, vẫn phải đang vay vốn NH với lãi suất 13%/năm, dù lĩnh vực sản xuất kinh doanh là ưu tiên. Trong khi Chính phủ yêu cầu các ngân hàng áp lãi suất cho vay tối đa với lĩnh vực này hiện đang ở mức 7-8%.


Sở Công Thương tỉnh Bến Tre mới đây cũng cho biết, có tới 56% DN tại địa phương này phản ánh lãi suất cho vay trung hạn và ngắn hạn còn cao.


Đại diện Công ty cổ phần Đông Hải cho rằng lãi suất trung hạn 12%/năm làm rất khó có lãi, phải dưới 10% thì DN mới dám vay để đổi mới thiết bị, công nghệ. Còn đại diện Công ty cổ phần Dược Bến Tre cho biết lãi suất cho vay ngắn hạn hiện nay là 8%/năm vẫn cao, lợi nhuận của DN không đủ bù đắp.


Lý giải về mức lãi suất cho vay cao, một số NH cho biết, giá vốn huy động bình quân của nhiều NH vẫn cao. Trong khi đó, lãi biên được các NH mặc định khoảng 3-4%, tùy vào đối tượng vay. Tuy nhiên, mức lãi biên này được tính toán trên lãi suất tham chiếu là giá vốn bình quân của ngân hàng, chứ không phải tính trên trần lãi suất huy động hiện hành. Chính vì vậy mà các ngân hàng khó giảm lãi suất cho vay thêm.


Nhiều ý kiến cho rằng do nợ xấu cao, trong khi các NH phải đảm bảo có lợi nhuận để xử lý nợ xấu, sức ép đó khiến cho chênh lệch lãi suất vẫn cao và đang gây khó khăn cho các DN. Ngoài ra, do tín dụng tăng trưởng thấp, các NH đã phải dành một lượng lớn tiền mua trái phiếu với lãi suất thấp. Vì vậy, nên vẫn phải duy trì cho vay DN cao để bù đắp lợi nhuận.


Lãi suất cao: DN nội bất lợi trước FDI?


Theo các chuyên gia kinh tế, với lãi suất cho vay cao gấp từ 2 lần trở lên so với các nước khác như hiện nay, đang khiến cho hàng hóa nội khó cạnh tranh, làm suy yếu dần các DN. Đa số DN Việt Nam đang vay với lãi suất 10 – 13%/năm; trong khi các DN FDI, nếu vay ở chính quốc để đầu tư vào Việt Nam, mức lãi suất vay thấp hơn nhiều.


Từ nhiều năm nay, các nước có đầu tư FDI nhiều ở Việt Nam như Hoa Kỳ lãi suất luôn ổn định là 3,3%/năm, Nhật Bản là 1,5%, Hàn Quốc là 4,7%…


Sự chênh lệch về lãi suất như trên đã tạo ra những lợi thế nhất định cho các DN FDI so với các DN Việt Nam nếu tiêu thụ hàng hóa cùng loại tại thị trường nội địa. Thực tế, mức lãi suất của Việt Nam hiện nay vẫn quá cao, đang là một sức ép rất lớn đối với các DN; nếu không sớm hạ nhanh lãi suất về ngang bằng các quốc gia khác thì Dn sẽ còn nhiều khó khăn, chuyên kinh tế Bùi Kiến Thành nói.


Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và vừa cho biết, đến nay lãi suất cho vay đã giảm, song vẫn còn cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời của DN. Hiện lợi nhuận của các DN nhỏ và vừa bình quân chỉ ở mức 6% – 7%/năm, nếu vay vốn lãi suất cao hơn chắc chắn sẽ thua lỗ, ông Kiêm cho biết.


Không những lãi suất cao mà DN cũng gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay. Không phải DN nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng. Chỉ những DN có tài sản tốt, phương án kinh doanh tốt và có dòng tiền mới được các ngân hàng chào đón, trong khi số DN này hiện nay không có nhiều.


Ngoài ra, một số DN phản ánh, các ngân hàng vẫn “chắc tay” với tài sản đảm bảo, khiến họ phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp, định giá quá rẻ mạt. Thậm chí nhiều ngân hàng luôn có những suy đoán rất kỳ lạ, cho rằng với tình hình hiện tại, những DN nào chấp nhận vay lãi suất cao là có vấn đề, không muốn cho vay, càng khiến DN nản lòng khi vay vốn.


Tình hình này rất đáng lo ngại, ông Cao Sỹ Kiêm cho biết, nó sẽ khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN khó khởi sắc dẫn đến hệ quả là nhiều DN hoạt động cầm chừng, thậm chí ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.


Theo Tổng cục Thống kê, số DN gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có đăng ký hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký trong 6 tháng đầu năm là 33.454 DN, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cho thấy, chưa có nhiều dấu hiệu lạc quan đối với sản xuất.



 



Ngân hàng khuyến mãi cho vay: Rao ưu đãi nhưng lãi suất đâu có rẻ.

20 thg 7, 2014

Danh sách 20 nghề tốt nhất để cân bằng cuộc sống và công việc

Nghiên cứu dữ liệu, chuyên viên SEO hay hướng dẫn viên là những nghề dễ đạt được cân bằng giữa công việc và gia đình nhất.




Đôi khi bạn cảm thấy phải đưa ra lựa chọn giữa cống hiến cho công việc và bảo toàn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, những người làm nghề hướng dẫn viên, hay truyền thông không gặp nhiều khó khăn để đảm bảo cả hai điều trên.


Theo Scott Dobroski, chuyên gia cộng đồng của Glassdoor, cân bằng giữa cuộc sống và công việc là một yếu tố quan trọng đối với hiệu quả làm việc của một nhân viên. “Khi duy trì được sự cân bằng cuộc sống và công việc, nhân viên có xu hướng thỏa mãn, có động lực để làm việc chăm chỉ và năng suất hơn, tránh được tình trạng căng thẳng”, Scott nói.


Dựa trên nghiên cứu của trang việc làm Glassdoor, Business Insider đưa ra 20 nghề có thể đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống dễ dàng nhất. Theo thang điểm 5 của nghiên cứu trên, nghề nghiên cứu dữ liệu được xếp hạng cao nhất với điểm số 4,4, theo sau là chuyên viên SEO với 4,3 điểm.


Sau đây là danh sách 20 lĩnh vực ngành nghề bạn nên chọn:


danh-sach 20-nghe-nghiep-tot-nhat



Danh sách 20 nghề tốt nhất để cân bằng cuộc sống và công việc

Ngân hàng Việt Nam: Tốn nhiều chi phí chốt chặn thẻ tặc ( thẻ tín dụng ) từ Trung Quốc.

Tội phạm thẻ tín dụng từ Trung Quốc nổi lên gần đây đã dùng các thủ đoạn khó lường tấn công ngân hàng Việt khiến các nhà băng tăng khuyến cáo khách hàng cảnh giác với những thủ đoạn này.





Thẻ trong tay, tiền vẫn mất như chơi


Mới đây, phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Hà Nội (PC50) vừa triệt phá nhóm người Trung Quốc câu kết với người Việt Nam dùng thẻ tín dụng giả để rút hàng tỷ đồng của các ngân hàng lớn. Nghi can người Trung Quốc này lập 4 công ty làm bình phong để ký với các ngân hàng lắp đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Sau đó, các đối tượng dùng thẻ tín dụng giả với những thông tin ăn cắp được để quẹt trên những máy POS này và rút tiền.


Hoặc trong các trường hợp tội phạm thẻ Trung Quốc lừa các khách hàng Việt Nam khi hợp tác làm ăn, kinh doanh. Phía đối tác Trung Quốc sẽ đề nghị được góp vốn bằng tiền trong tài khoản thẻ. Vì là thẻ giả nên khi đối tác phía Việt Nam mang thẻ này đi rút tiền tại ngân hàng thì vô tình tiếp tay cho tội phạm.


can-than-khi-giao-dich-the-tai-cac-tru-atm


Theo một chuyên gia phòng thẻ của ngân hàng Vietcombank, tình trạng thẻ tặc tấn công các chủ thẻ vẫn xảy ra. Một số chủ thẻ của Vietcombank cũng bị thiệt hại do sơ hở rút tiền tại máy ATM liên ngân hàng.


Trường hợp có những khách hàng đi ăn nhà hàng và dùng thẻ thanh toán, nhưng nguy hiểm từ chỗ nhiều người đưa thẻ cho nhân viên nhà hàng tự thanh toán giúp. Như vậy, chủ thẻ rất dễ bị ăn cắp thông tin khi thẻ bị cà qua máy POS có gắn skimming.


Để có thông tin chủ thẻ, theo một cán bộ Trung tâm thẻ ngân hàng  Quốc Dân (NCB), tội phạm công nghệ sẽ đặt các thiết bị skimming gắn trong khe đút thẻ, còn máy camera được gắn vào để ghi lại mật khẩu. Khi thẻ của khách hàng đưa vào máy để nhập thông tin thì những thông tin và mật khẩu của thẻ ATM sẽ bị đánh cắp.


Cá nhân vô ý, ngân hàng không chịu trách nhiệm


Các ngân hàng trên thế giới đều phải chấp nhận sự tồn tại một tỉ lệ nhất định của thẻ giả. Chẳng hạn ở Mỹ, tỉ lệ thẻ giả được xác định ở mức 5% tổng số thẻ lưu hành.


Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết năm 2013 đã có 66 triệu thẻ được phát hành tại Việt Nam, chủ yếu là thẻ từ, thẻ chíp rất ít.


Cán bộ Trung tâm thẻ ngân hàng NCB cho biết thêm, hiện nay, giá thiết bị chống ăn trộm dữ liệu (anti-skimming) khoảng 150-1000 USD/chiếc, tùy độ phức tạp, camera khoảng 15 triệu đồng/cái. Như vậy, mỗi máy ATM cần trang tối thiếu là 20 triệu đồng, một ngân hàng có khoảng 1.000 máy ATM thì chi phí trang bị cho việc chống ghi trộm lên tới là 20 tỷ đồng. Như vậy, với khoảng  trên 15.300 trụ ATM trên cả nước thì số tiền đầu tư cho sự an toàn vô cùng tốn kém.


Các ngân hàng cũng đã tích cực có các biện pháp để phòng chống cho mình và cho cả khách hàng. Các máy ATM và hệ thống camera của Vietcombank được kiểm tra thường xuyên xem có bị lắp thiết bị lạ không, cán bộ phòng thẻ Vietcombank cho biết.


Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, hiện tượng tội phạm công nghệ tấn công thẻ diễn ra từ trước đến giờ và hiện nay nổi lên từ Trung Quốc. Hiện ACB bảo vệ khách hàng bằng việc đang tiến hành chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip.


Theo ông Toại, khách hàng khi mất thẻ phải báo ngay cho ngân hàng để ngân hàng khóa tài khoản, ngăn chặn thiệt hại cho khách hàng.


Cán bộ Trung tâm thẻ NCB cho rằng, chắc chắn là khi khách hàng chủ quan, sơ ý để hacker lấy cắp thông tin để rút tiền từ tài khoản thì ngân hàng không phải chịu trách nhiệm bồi thường bởi đó là lỗi của chủ thẻ, ngân hàng không chịu trách nhiệm.




Ngân hàng Việt Nam: Tốn nhiều chi phí chốt chặn thẻ tặc ( thẻ tín dụng ) từ Trung Quốc.

Mua hàng trả góp: Thêm vụ chiếm đoạt tài sản ngân hàng bị khởi tố

Đối tượng đã lợi dụng quy định của chương trình khuyến mãi khách hàng mua sản phẩm ĐTDĐ chỉ phải trả 30% giá trị tài sản, số còn lại sẽ do ngân hàng thanh toán để chiếm đoạt tài sản.


Ảnh minh họa. Ảnh minh họa.


Công an quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Hải Yến (SN 1985, trú tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Đầu tháng 7/2014, Yến tình cờ nắm được thông tin một ngân hàng có nhu cầu liên kết với một số cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ trên địa bàn quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) thực hiện chương trình khuyến mại cho vay với lãi suất thấp. Theo quy định của chương trình khuyến mãi này, khách hàng mua sản phẩm ĐTDĐ chỉ phải trả 30% giá trị tài sản, số còn lại sẽ do ngân hàng thanh toán.

Lợi dụng kẽ hở của chương trình khuyến mại này là chỉ cần mang CMND, sổ hộ khẩu của gia đình đến các cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ đã liên kết với ngân hàng là có thể vay vốn được, Yến đã đem sổ hộ khẩu và CMND của những lao động từng đến xin việc tại công ty của Yến rồi mang ra một số cửa hàng kinh doanh ĐTDĐ ở khu vực quận Cầu Giấy lừa mua ba chiếc iPhone 5s với tổng trị giá khoảng 40 triệu đồng.


Thấy “ngon ăn”, ngày 3/7, đối tượng này tiếp tục dùng thủ đoạn trên thì bị nhân viên một cửa hàng phát hiện báo công an bắt giữ.



Mua hàng trả góp: Thêm vụ chiếm đoạt tài sản ngân hàng bị khởi tố

18 thg 7, 2014

Xót xa nhìn nhà ở xã hội cho thuê

Mô hình nhà ở xã hội cho thuê được đầu tư từ ngân sách nhà nước đang bộc lộ những bất cập. Trong khi đó, mô hình do doanh nghiệp đầu tư lại vướng thủ tục cho thuê khiến những người nghèo đô thị tiếp cận rất khó khăn.


Nhà ở xã hội cho thuê tại CT19A khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) xuống cấp nhưng thiếu kinh phí bảo trì. Ảnh: Ngọc Châu Nhà ở xã hội cho thuê tại CT19A khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) xuống cấp nhưng thiếu kinh phí bảo trì. Ảnh: Ngọc Châu



Xuống cấp do thiếu tiền bảo trì?


Khu nhà ở xã hội cho thuê CT19A khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) gồm 515 căn bao gồm các tòa nhà 6 tầng (không có thang máy). Để thuê khu nhà ở xã hội này, các công chức trên địa bàn Hà Nội phải qua xét hồ sơ chặt chẽ.


Khi thuê được, mức giá thuê khoảng 1,5 triệu đồng/tháng cho căn phòng rộng 52m2, khiến không ít cán bộ công chức vui mừng do giá rẻ. Tuy nhiên, sau 5 năm đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục công trình xuống cấp, điều kiện sinh hoạt kém vệ sinh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sinh sống trong khu nhà.


Bà Nguyễn Doan, tòa CT19A3 cho biết, tình trạng thấm dột thường xuyên xảy ra tại tầng 6 (tầng áp mái). Còn tại các căn hộ, vết nứt chân chim trên tường, trần chỗ nào cũng có. Cửa kính ban công thường xuyên bị ngấm nước. “Khổ nhất là những hôm trời mưa. Nhà để xe tầng một nước tràn vào lênh láng. Trần nhà để xe bong tróc từng mảng. Nhiều hôm đi làm về gửi xe chỉ sợ vữa từ trên trần rơi xuống đầu”, bà Doan nói.


Chất lượng nhà xuống cấp nhưng các hộ dân ở đây vừa nhận được thông báo tăng giá tiền nhà từ 29.100 đồng/m2 lên 38.515 đồng/m2. “Với đơn giá mới, tiền nhà mỗi tháng của gia đình tôi nhảy từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,8 triệu đồng/tháng. Với nhiều người đi làm, tăng hơn 1 triệu đồng/tháng không có vấn đề gì. Nhưng với những gia đình về hưu thì khoản tiền đó không hề nhỏ”, ông Phạm Thanh Bằng, tòa CT19A1 nói.


Theo ông Bằng, việc tăng giá này khiến nhiều gia đình sẽ phải bỏ suất thuê nhà xã hội chuyển ra thuê ngoài. “Có những gia đình làm việc cách 20 km nhưng họ vẫn ngày ngày đi làm rồi về ở vì giá thuê rẻ. Nhà nước đã tạo ra mô hình nhà ở cho người nghèo thì nên giữ những hỗ trợ cho người nghèo một cách ổn định”, ông Bằng nói.


Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Võ Vĩnh Nam, Ban Quản lý dự án Phát triển công trình đô thị (Sở Xây dựng), đơn vị vận hành tòa nhà cho biết, hiện nay kinh phí vận hành tòa nhà phụ thuộc vào ngân sách thành phố.


“Mỗi năm chúng tôi phải lập dự toán, sau đó gửi Sở Tài chính, thông qua UBND thành phố. Một năm kinh phí được duyệt khoảng 400 – 500 triệu đồng. Số tiền này không đủ để bảo trì toàn bộ hơn 500 căn hộ tại CT19A. Vì vậy, mỗi năm chúng tôi chỉ bảo trì được một tòa nhà rồi gối đầu các tòa nhà vào những năm tiếp theo”, ông Nam nói.


Khổ vì hồ sơ thuê ngặt nghèo


Nhà ở xã hội Đặng Xá 3 (Gia Lâm, Hà Nội) với hơn 300 căn hộ do doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư hứa hẹn sẽ giải cơn khát về nhà ở cho thuê của người nghèo. Với mức giá 25.000 đồng/tháng (tương đương 1 triệu đồng/tháng/căn hộ rộng 40m2), rất nhiều người dân muốn thuê. Mức giá này rẻ hơn hẳn mô hình nhà ở xã hội do thành phố bỏ tiền đầu tư tại khu đô thị Việt Hương (Long Biên, Hà Nội).


Tuy nhiên, do chưa có Thông tư hướng dẫn thủ tục cho người thuê nhà nên mọi quy định đều áp theo Nghị định 188 về phát triển quản lý nhà xã hội của Chính phủ. Điều này khiến nhiều đối tượng gặp không ít khó khăn trong quá trình làm hồ sơ.


Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Cty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Đặng Xá cho biết, các đối tượng muốn thuê nhà ở xã hội phải làm thủ tục, hồ sơ như đối tượng mua nhà xã hội.




“Mô hình nhà ở xã hội do ngân sách thành phố bỏ ra làm thí điểm đã nảy sinh một số bất cập. Điều này sẽ được doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê khắc phục trong dự án của mình để người nghèo đô thị có nhà ở ổn định, chất lượng”.

Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển Nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội)



Cụ thể, sinh viên là đối tượng được thuê nhà nhưng mới nhập trường thì làm sao sinh viên đáp ứng được quy định “phải có đăng ký tạm trú trên một năm mới được thuê nhà”. Nhiều người nghèo tại khu vực đô thị lại vướng quy định phải có bảo hiểm xã hội trên 1 năm… Tất cả những điều kiện đó trong hồ sơ đang làm cản trở những đối tượng có nhu cầu.


Ông Tuấn cho rằng, thời gian tới Bộ Xây dựng nên có thông tư nới điều kiện cho thuê nhà ở xã hội. “Hiện nay, những khu nhà trọ trong nội đô vừa đắt đỏ vừa không đảm bảo chất lượng sống. Mô hình nhà ở xã hội cho thuê do doanh nghiệp làm nằm trong quần thể nhà xã hội bán của doanh nghiệp nên mọi dịch vụ, hạ tầng, chất lượng đều tương đương nhau”, ông Tuấn nói.



Báo Tiền Phong



Xót xa nhìn nhà ở xã hội cho thuê

Ngân hàng hạ lãi suất cho vay "kích thích " vay tiêu dùng

Lãi suất 5% cho cả năm là mức lãi suất cho vay tiêu dùng thấp nhất thị trường hiện tại, để hút khách, thời gian cho vay tiêu dùng lãi suất thấp ngày càng được các ngân hàng kéo dài hơn.


Lãi suất 5% cho cả năm là mức lãi suất cho vay tiêu dùng thấp nhất thị trường hiện tại (Ảnh minh họa) Lãi suất 5% cho cả năm là mức lãi suất cho vay tiêu dùng thấp nhất thị trường hiện tại (Ảnh minh họa)





Cuộc đua lãi rẻ


Nếu như  trước đây, lãi suất 0% chỉ kéo dài trong 1-3 tháng, thì nay lãi 0% gần như không còn, thay vào đó, các ngân hàng thực tế hơn khi áp dụng lãi suất 5-7% và tăng thời gian cho vay lãi suất ưu đãi lên đến 1 năm.


Hiện VPBank đang chào khách hàng vay tiêu dùng lãi suất chỉ 5%/năm cho 12 tháng đầu tiên, tại ACB là 8,9%/năm cho ưu đãi cho năm đầu tiên.


Ngân hàng HDBank cũng có gói lãi suất cho vay chỉ 6,8%/năm cho 03 tháng đầu, và mức 9%/năm cho 12 tháng. ABBank cho vay chỉ 8,5%/năm cho 12 tháng đầu tiên.


Hiện ngân hàng ngoại HSBC Việt Nam cũng vào cuộc đua lãi suất thấp 7,99%/năm trong 06 tháng đầu cho khoản vay có tài sản đảm bảo là bất động sản…


Với mức lãi suất thấp cho 1 năm đầu tiền, lãi suất cho các năm tiếp theo được tính theo công thức: lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ từ 3-4%/năm. Tính ra, mức lãi suất các năm tiếp theo cũng từ 12-13%/năm.


Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đang tính phí trả nợ trước hạn từ 1-3% trên tổng số tiền trả trước.


Đủ khả năng hãy vay tín chấp


Tìm hiểu nhu cầu thị trường thì vay tiêu dùng tín chấp vẫn được khách hàng ưa chuộng hơn. Bởi vì vay bằng lương sẽ giúp khách hàng trực tiếp cân đối chi tiêu trên nguồn thu nhập của mình, đặc biệt với khoản vay nhỏ.


Tìm hiểu của PV, thủ tục vay và điều kiện vay tín chấp tại một số ngân hàng, mức lãi suất cho vay tín chấp 15-18%/năm, trả lãi theo dư nợ giảm dần, còn trả lãi theo dư nợ ban đầu thì chỉ có 12-13%/năm.


Điều kiện để vay tiêu dùng tín chấp tại KienLongBank là khách hàng phải có thời gian công tác tại cơ quan từ 24 tháng trở lên, mức vay tùy theo mức thu nhập và được vay tới 03 năm.


Còn điều kiện tại ngân hàng ACB là khách hàng có thời gian công tác từ 12 tháng trở lên, có mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng tại khu vực TP.HCM và Hà Nội, 5 triệu đồng/tháng tại các tỉnh thành khác với mức cho vay 12 lần thu nhập và được vay tới 05 năm, tuy nhiên ACB có thể cho vay tới 500 triệu đồng.


Nếu vay tiêu dùng tín chấp tại Eximbank 200 triệu đồng với mức lãi suất 15%/năm tính lãi theo dư nợ giảm dần thì nợ gốc hằng tháng anh phải trả là 8 triệu đồng/tháng nếu vay trong 2 năm.


Anh Nguyễn Mạnh Hưng, một Việt kiều Úc cho biết, ngân hàng tại Úc đều cho vay tín chấp đối với khách hàng mua nhà ở nếu có thu nhập ổn định tại cơ quan công quyền với thời hạn lên đến 25-40 năm (tùy độ tuổi của khách hàng vay), lãi suất 6%/năm cố định trong suốt thời gian vay. Mà giá nhà ở Úc gấp 8 – 9 lần thu nhập trung bình một năm (sau thuế) của người dân Úc, khoảng 400.000 – 1 triệu đô la Úc cho 100m2, tùy vị trí.


Dù so sánh là khập khiễng nhưng xu hướng cho thấy, khi xã hội ổn định và phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng cao, nhu cầu vay tương lai xài hiện tại càng lớn.


Hiện các ngân hàng Việt cũng đang mở rộng phương thức cho vay tiêu dùng tín chấp bằng lương, nhưng mức vay hạn chế và thời gian vay tối đa cũng chỉ 5 năm, thường các ngân hàng chỉ cho vay tín chấp phổ biến 1-2 năm. Cán bộ tín dụng ngân hàng Eximbank cho biết, ngân hàng Việt vẫn quy ước khoản vay tín chấp bằng lương vẫn là rủi ro cao nhất nên thời hạn cho vay ngắn và lãi suất cho vay cao.


Và hầu hết các ngân hàng chỉ cho vay tiêu dùng đối với những khách hàng thuộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì khách hàng phải có tài khoản trả lương tại chính ngân hàng muốn vay.


Về vấn đề hạ thấp tiêu chí cho vay tín chấp, một lãnh đạo ngân hàng tại TP.HCM cho rằng phải xem xét, cân nhắc. Vì cho vay tiêu dùng tín chấp cũng rất rủi ro, ngân hàng phải xem kỹ khả năng trả nợ của khách hàng.


Hiện Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu để ban hành một quy chế riêng về cho vay tiêu dùng, giúp các ngân hàng thương mại đưa ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.


Infonet




Ngân hàng hạ lãi suất cho vay "kích thích " vay tiêu dùng

17 thg 7, 2014

Tin bất động sản: Dễ rao bán nhà dưới 1 tỉ đồng

70% số căn hộ dưới 1 tỉ đồng ở TP HCM giao dịch thành công đều thuộc các dự án đã hoàn tất và do chủ đầu tư uy tín xây dựng.




Thời gian qua, nhiều căn hộ, đất nền có giá dưới 1 tỉ đồng được các chủ đầu tư rầm rộ rao bán. Kèm theo đó là những chính sách hỗ trợ khách hàng đến “tận răng” nhằm khơi thông thị trường bất động sản (BĐS). Các chuyên gia dự đoán từ nay đến cuối năm, phân khúc này vẫn tiếp tục sôi động.


Người dân tham quan triển lãm “Giao dịch nhà đất dưới 1 tỉ đồng” ở TP HCM Người dân tham quan triển lãm “Giao dịch nhà đất dưới 1 tỉ đồng” ở TP HCM


Rầm rộ rao bán


Tại hội chợ triển lãm “Giao dịch nhà đất dưới 1 tỉ đồng” đang diễn ra tại TP HCM, rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã đưa ra các dự án giá bán từ 650 triệu đến 1 tỉ đồng. Điển hình như Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn mở bán block 2 của dự án Hưng Ngân Garden (quận 12) với mức giá từ 700 triệu đồng/căn trở lên. Diện tích căn hộ dự án này từ 53-65 m2. Đặc biệt, dự án được chủ đầu tư cam kết hỗ trợ vay vốn gói 30.000 tỉ đồng, với lãi suất 5%/năm, mức vay tối đa là 80% và thời hạn vay lên đến 15 năm. Dự án có 4 khối nhà, mỗi khối cao 22 tầng, với tổng số căn hộ đến 1.300 căn, đã xây đến tầng 10 và dự kiến bàn giao căn hộ vào quý II/2015.


Hay Công ty CP Hưng Thịnh cũng làm nóng thị trường với “Chuỗi căn hộ 8X”. Theo đó, tại triển lãm, công ty này công bố bán căn hộ dự án 8X Plus với 578 căn hộ, diện tích từ 63-83 m2, nằm ngay mặt tiền đường Trường Chinh (quận 12). Chủ đầu tư cam kết giao nhà vào quý I/2016. Trước đó, 2 dự án là 8X Đầm Sen và 8X Thái An với tổng cộng hơn 600 căn hộ của công ty này vừa công bố bán không lâu đã hết hàng. Được biết, 2 dự án này do Hưng Thịnh mua lại từ những chủ đầu tư đang khó khăn về vốn, sau đó cơ cấu lại để có giá bán phù hợp với nhu cầu phần đông các bạn trẻ 8X.


“Gãi đúng chỗ ngứa”


Đợt này, Công ty CP Đầu tư Nam Long cũng giới thiệu ra thị trường 3 dự án trọng điểm gồm: EHome 3 Tây Sài Gòn (quận Bình Tân), EHome 4 Bắc Sài Gòn (Thuận An, Bình Dương) và The Bridgeview (quận 7) với tổng cộng 650 căn hộ. Cả 3 dự án đều là những sản phẩm dành cho người có thu nhập trung bình và ổn định với mức giá trên dưới 1 tỉ đồng/căn hộ. Theo lãnh đạo của Công ty Nam Long, tính từ khi triển khai các dự án EHome đến nay (2012-2014), Nam Long đã bán được 1.300 căn hộ, bàn giao 680 căn. Ngoài giá bán vừa túi tiền thì các dự án này đều có các tiện ích tốt mà quan trọng nhất là người mua căn hộ có thể dọn đến ở ngay hoặc nhận bàn giao nhà trong vòng 12 tháng, tùy theo chọn lựa phương thức thanh toán.


Các chuyên gia BĐS cho rằng khi các chủ đầu tư “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng thì chắc chắn các sản phẩm sẽ được quan tâm. Ông Phan Thành Mai, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, thừa nhận trong tổng số 3.200 căn hộ bán được trong 6 tháng đầu năm tại


TP HCM thì trong đó có đến 70% là dự án đã hoàn tất. Còn lại là nhà đang xây dựng và sẽ bàn giao trong 1-2 năm tới. Các dự án trên giấy như trước đây đã không còn được khách hàng quan tâm.


Nhiều tín hiệu tích cực


Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS- Bộ Xây dựng, cho biết thị trường nhà, đất 6 tháng đầu năm của cả nước, đặc biệt là 2 thành phố lớn, có nhiều khởi sắc. Giao dịch tăng đáng kể và giá không giảm sâu thêm. Tình hình tồn kho đã có xu hướng giảm. Tính đến ngày 20-6, tổng giá trị tồn kho là 83.000 tỉ đồng, giảm 35,4% so quý I/2013. Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng BĐS cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành. Dư nợ vay đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà để bán cũng tăng khá.


Theo ông Hà, sắp tới sẽ có thêm nhiều chính sách tác động tích cực đến thị trường BĐS. Trong đó, nổi bật là các hợp đồng mua nhà dưới 1 tỉ đồng được vay hỗ trợ lãi suất với thời gian kéo dài đến 15 năm. Ngân hàng (NH) Nhà nước sẽ chỉ định thêm các NH khác được tham gia thay vì trước đây chỉ có 5 NH nhằm tăng tính cạnh tranh. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đang có tờ trình nghiên cứu tháo gỡ cho DN về thuế như thuế thu nhập DN, chậm nộp thuế, tiền sử dụng đất sẽ được tháo gỡ… “Thị trường BĐS có tác dụng lôi kéo các thị trường khác, vì vậy với những cú hích mới, từ nay đến cuối năm, kỳ vọng thị trường BĐS sẽ sôi động hơn” – ông Hà nói.



Tin bất động sản: Dễ rao bán nhà dưới 1 tỉ đồng

Xét xử vụ tranh chấp gần 75.000 USD tiền tiết kiệm: Ngân hàng thua kiện

Sau nhiều ngày nghị án, ngày 14-7, TAND TP.HCM đã bác cả kháng cáo lẫn kháng nghị trong vụ bà NTT kiện một ngân hàng có trụ sở tại quận 1, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.


Theo đó, phía ngân hàng phải thanh toán cho bà T. gần 75.000 USD.


vu-gui-75000usdĐây là một tranh chấp tín dụng khá lạ: Bà T. nói mình có hai sổ tiết kiệm ngoại tệ (mỗi sổ khoảng 70.000 USD), ngân hàng lại khẳng định bà chỉ có một sổ tiết kiệm. Sổ cũ đã được tất toán, đổi sang sổ mới nhưng ngân hàng quên thu hồi…


Bà T. khởi kiện yêu cầu ngân hàng phải trả hơn 74.846 USD tiền gốc và lãi tạm tính của sổ tiết kiệm cũ. Xử sơ thẩm, TAND quận 1 đã chấp nhận yêu cầu của bà T. Phía ngân hàng kháng cáo, VKS cũng kháng nghị đề nghị tòa phúc thẩm sửa án, bác yêu cầu khởi kiện, buộc bà T. trả lại sổ tiết kiệm cũ cho ngân hàng.


Theo tòa phúc thẩm, ngân hàng không chứng minh được việc đã tất toán sổ cũ, hình thành sổ mới nên phải chịu trách nhiệm. Án sơ thẩm đã nhận định đúng nên tòa giữ nguyên quyết định.





Theo đơn khởi kiện mà bà T. nộp tại TAND quận 1 hồi tháng 11-2012, bà T. trình bày mình là khách hàng gửi tiền tiết kiệm lâu năm của ngân hàng trên (chi nhánh Đà Nẵng). Vào thời điểm sau cùng phát sinh tranh chấp, bà có gửi hai khoản tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ: Sổ tiết kiệm thứ nhất có số 125 (đã giản lược số – NV) gửi ngày 26-8-2010, số tiền gốc là 70.000 USD, gia hạn lần đầu vào tháng 11-2010, gia hạn lần hai vào tháng 2-2011, số tiền gốc sau cùng vào ngày gia hạn lần hai là hơn 71.654 USD. Sổ tiết kiệm thứ hai có số 260 gửi ngày 29-1-2011, số tiền gốc hơn 70.895 USD, gia hạn lần đầu vào tháng 4-2011, rút một phần lãi hơn 870 USD ngày 11-5-2011, số tiền gốc sau cùng vào ngày này là 71.000 USD.


Đến ngày 26-5-2011, bà T. đến ngân hàng để rút toàn bộ lãi lần đáo hạn thứ ba và một phần vốn của sổ tiết kiệm số 125 thì bị ngân hàng từ chối giá trị pháp lý của sổ này. Theo ngân hàng, sổ này đã bị tất toán vào ngày 29-1-2011 và đã chuyển thành sổ tiết kiệm mới mang số 260.




Xét xử vụ tranh chấp gần 75.000 USD tiền tiết kiệm: Ngân hàng thua kiện

Bắt nhân viên ngân hàng Oceanbank nhận hối lộ của doanh nghiệp

Ngày 14/7, Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an đã bắt quả tang Đỗ Ngọc Sơn, cán bộ tín dụng ngân hàng O, có hành vi lợi dụng ảnh hưởng của mình để trục lợi 200 triệu đồng từ một doanh nghiệp đang vay vốn tại ngân hàng này.


Ảnh minh họa Ảnh minh họa


Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa bắt quả tang cán bộ tín dụng của ngân hàng O có hành vi lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi


Ngay khi bắt quả tang, khám xét tại chỗ, Cơ quan CSĐT thu được số tiền 120 triệu đồng. Theo lời khai ban đầu của Sơn, nhân viên này đã đòi 200 triệu đồng nhưng vì khách hàng đó mới giao được 120 triệu, số tiền còn lại sẽ tiếp tục giao vào lần sau.


Theo điều tra bước đầu cho thấy, doanh nghiệp có hành động đưa tiền cho Sơn nói trên đang có 2 khoản vay trị giá 6 tỷ đồng tại ngân hàng O. Do kinh tế khó khăn, doanh nghiệp không có tiền trả nợ và hai khoản vay đều quá hạn.


Vì vậy, Sơn chủ động đề nghị doanh nghiệp phải đưa cho mình 200 triệu đồng để lo giúp việc không đưa tài sản đảm bảo của doanh nghiệp này ra phát mãi. Đồng thời, Sơn sẽ giải quyết khoản vay theo hướng giúp doanh nghiệp được miễn giảm lãi, áp dụng mức phạt lãi suất phù hợp.


Hiện vụ việc đang tiếp tục được cơ quan công an làm rõ.



Bắt nhân viên ngân hàng Oceanbank nhận hối lộ của doanh nghiệp

14 thg 7, 2014

Lưu ý cần biết khi vay tiền ngân hàng xây nhà, sửa chữa nhà

Dù nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay cá nhân, nhưng việc vay tiền để xây nhà hay sửa chữa lớn cũng không hề đơn giản.


lai-suat-giam-manh


Đầu tháng 7, chị Nga, ngụ Q.7, TP.HCM, đến một số ngân hàng (NH) để tìm hiểu thủ tục và lãi suất (LS) cho vay xây nhà. Hầu hết các NH đưa ra LS 8 – 9%/năm trong 3 – 6 tháng đầu tiên, sau đó LS sẽ thả nổi và điều chỉnh theo thị trường.


Cũng có NH đưa ra mức LS cố định 10,5 – 11,5%/năm cho 6 hoặc 9 tháng tiếp theo của năm đầu vay vốn. Tính chung, LS vay để xây dựng, sửa nhà trong năm đầu tiên từ 8 – 11,5%, nhưng điều quan trọng là LS trong những năm tiếp theo cụ thể ra sao thì không NH nào đưa ra câu trả lời chính xác, mà tùy thuộc thị trường và quy định LS của từng NH.


Với khoản vay dự định 700 triệu đồng trong thời gian 7 năm, LS 6 tháng đầu tiên là 8%/năm thì số tiền gốc chị Nga phải trả là 8,33 triệu đồng/tháng và tiền lãi 4,67 triệu đồng/tháng, tổng cộng 13 triệu đồng/tháng. “Ngán nhất là sau khi vay xong, LS bị điều chỉnh tăng mạnh lên 15 – 16%/năm thì sẽ bị đuối ngay. Vì mức thu nhập hằng tháng của vợ chồng mình nếu mức trả nợ 13 triệu đồng/tháng thì thu xếp được, còn LS tăng mạnh đội mức trả lên 16 – 17 triệu đồng/tháng sẽ không kham nổi. Mà thời hạn vay càng dài thì biến động về LS càng không thể dự báo được”, chị Nga lo lắng.


Thực tế, mỗi NH quy định thời gian điều chỉnh LS trong hợp đồng cho vay khác nhau, thông thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Theo nhiều nhân viên tư vấn, người vay nên chọn thời gian điều chỉnh LS càng dài càng tốt, nhằm đỡ phải hồi hộp vì LS biến động. Hơn nữa, một số NH đưa ra biểu LS khác nhau, nếu kỳ hạn điều chỉnh LS càng ngắn thì LS càng cao.


Bên cạnh đó, khoản vay xây, sửa nhà thời gian thường kéo dài 5 – 10 năm. Nhiều khách hàng sau một thời gian tích lũy đủ trả hết nợ trước hạn, muốn tất toán hợp đồng thì các NH đều thu phí trả nợ trước hạn với mức phí từ 2 – 4%/số nợ gốc còn lại. Vì vậy, người vay nên tìm hiểu và thỏa thuận kỹ với NH về điều kiện điều chỉnh LS hay phí trả nợ trước hạn để tránh việc bị mất thêm tiền.


Thủ tục vay tiền


Muốn vay xây, sửa nhà, người vay cần có giấy tờ nhân thân (gồm hộ khẩu, CMND và giấy đăng ký kết hôn nếu đã lập gia đình); bộ giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp (thông thường nhiều người sẽ thế chấp bằng sổ đỏ của mảnh đất xây nhà); giấy phép xây dựng (có NH còn yêu cầu thêm hợp đồng xây dựng với đơn vị thi công); hợp đồng lao động và sao kê tài khoản lương nếu đi làm nhận lương qua tài khoản NH, trong trường hợp tự kinh doanh ở nhà thì phải có giấy phép kinh doanh… Điều quan trọng nhất để NH quyết định cho vay là ngoài giá trị tài sản thế chấp, người vay phải chứng minh được thu nhập hằng tháng đủ đảm bảo khả năng trả nợ.



Lưu ý cần biết khi vay tiền ngân hàng xây nhà, sửa chữa nhà

12 thg 7, 2014

Tin bất động sản: Từ 1/8, người mua chung cư phải nộp tiền sử dụng đất

Từ ngày 1/8 tới, tiền sử dụng đất tại các dự án chung cư sẽ được phân bổ đều các hộ dân, thay vì chủ đầu tư dự án phải nộp như hiện hành.


Từ 1/8, người mua chung cư phải nộp tiền sử dụng đất Từ 1/8, người mua chung cư phải nộp tiền sử dụng đất





Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 76/2014, Hướng dẫn một số điều của Nghị định 45 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.


Theo đó, với công trình xây dựng là nhà cao tầng, nhà chung cư, nhà có mục đích sử dụng hỗn hợp, tiền sử dụng đất được phân bổ cho từng đối tượng sử dụng theo hệ số phân bổ nhân (x) với diện tích nhà của từng đối tượng sử dụng.


Cụ thể: Hệ số phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa diện tích đất xây dựng nhà và tổng diện tích nhà của các đối tượng sử dụng. Trường hợp nhà có tầng hầm, 50% diện tích tầng hầm được cộng vào tổng diện tích nhà của các đối tượng sử dụng để tính hệ số phân bổ.


Trường hợp diện tích các tầng hầm được xác định là thuộc sở hữu chung của các đối tượng sinh sống trong toà nhà, diện tích các tầng hầm được phân bổ đều cho các đối tượng sử dụng nhà.


Trường hợp diện tích các tầng hầm được xác định là thuộc sở hữu của chủ đầu tư, diện tích các tầng hầm được phân bổ để tính thu tiền sử dụng đất cho đối tượng là chủ đầu tư.


Đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê, thực hiện phân bổ tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.


Trên thực tế vừa qua, do tiền sử dụng đất quá lớn nên nhiều chủ đầu tư không có tiền nộp dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai. Thậm chí, ngay cả đối với những dự án đã hoàn thành, do chủ đầu tư không nộp tiền sử dụng đất nên các hộ dân không được cấp sổ đỏ.




Tin bất động sản: Từ 1/8, người mua chung cư phải nộp tiền sử dụng đất

9 thg 7, 2014

Lừa đảo ngân hàng Maritimebank 5 tỷ đồng, hai giám đốc lãnh án

Dù không thực hiện hợp đồng mua bán 1.000 tấn gạo cho một công ty nước ngoài nhưng năm 2009, Lê Văn Phấn vẫn đưa hợp đồng ra để thế chấp vay của Maritimebank 5 tỷ đồng.


vu-le-van-phan


Ngày 2/6, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Lê Văn Phấn (SN 1955, nguyên Giám đốc Công ty TNHH An Biên, trụ sở đặt tại Cà Mau) 16 năm tù; Nguyễn Hồng Thanh (47 tuổi, nguyên giám đốc công ty cổ phần XNK TMDV Việt Úc, trụ sở đặt tại Đồng Tháp) 13 năm tù; Trần Hoàng Mạnh (39 tuổi), nguyên kế toán công ty An Biên lãnh 8 năm tù cùng về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Liên quan đến vụ án, 3 cán bộ Ngân hàng Hàng Hải gồm Nguyễn Thành Công (38 tuổi), nguyên Trường phòng giao dịch Hòa Hưng lãnh 7 năm tù, Trần Thị Ni Ni (31 tuổi), nguyên cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Hòa Hưng lãnh 3 năm tù treo cùng về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng” và H.T.L.P (46 tuổi), nguyên Giám đốc Ngân hàng Hàng Hải- Chi nhánh Sài Gòn cũng lãnh 3 năm tù treo về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.


Theo cáo trạng, mặc dù không thực hiện hợp đồng mua bán 1.000 tấn gạo cho một công ty nước ngoài có trụ sở đặt tại Đức nhưng năm 2009, Lê Văn Phấn vẫn đưa hợp đồng này ra để thế chấp vay của Ngân hàng TMCP Hàng Hải- Chi nhánh Hòa Hưng 5 tỷ đồng.


Để chứng minh cho việc sử dụng vốn vay, Phấn cấu kết với Nguyễn Hồng Thanh lập hợp đồng khống mua bán 1.000 tấn gạo với nội dung “Công ty Việt Úc xuất bán cho Công ty An Biên 1.000 tấn gạo, trị giá hơn 6,8 tỷ đồng” để nộp cho ngân hàng giải ngân rồi chiếm đoạt số tiền hơn 4,7 tỷ đồng.


Với trách nhiệm được giao thẩm định hợp đồng mua bán gạo, giải ngân theo tiến độ mua bán hợp đồng nhưng Nguyễn Thành Công, Trần Thị Ni Ni đã cố tình làm trái quy định về cho vay tín dụng, tạo điều kiện cho Phấn chiếm đoạt tiền của ngân hàng.


Đối với H.T.L.P, với chức vụ là giám đốc chi nhánh Sài Gòn thuộc ngân hàng Hàng Hải trong vụ án này đã thiếu trách nhiệm không kiểm tra hồ sơ do cán bộ ngân hàng trình ký dẫn tới hậu quả trên nên cũng bị xử lý.



Lừa đảo ngân hàng Maritimebank 5 tỷ đồng, hai giám đốc lãnh án

Lừa 6 ngân hàng bằng giấy tờ đất giả mạo, bỏ túi hơn 100 tỉ đồng

Cán bộ địa chính và phó chủ tịch huyện đã giúp cho đối tượng làm giả hàng chục giấy tờ đất nhằm lừa 6 ngân hàng (2 chi nhánh ABBank, Vietcombank, SHB, Agribank, LienVietPostbank) bỏ túi hơn 100 tỉ đồng!


rp_20130330093705-vayvon.jpg


Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang ngày 8-7 đã đưa ra xét xử và tuyên án đối với 4 bị can trong vụ lừa đảo xảy ra tại huyện An Minh, gồm: Nguyễn Đông Hải (SN 1976, chủ doanh nghiệp tư nhân Tấn Hải Đăng), Dương Văn Giàu (SN 1975) và Nguyễn Hoàng Minh (SN 1985, nguyên cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện An Minh), Nguyễn Văn Lượm (SN 1955, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện An Minh).


Từ tháng 3-2010 đến tháng 11-2011, Nguyễn Đông Hải cùng Dương Văn Giàu, Nguyễn Hoàng Minh làm giả 55 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) để thế chấp vay vốn rồi chiếm đoạt hơn 101 tỉ đồng của 6 ngân hàng (gồm Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Cần Thơ, Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Kiên Giang, Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội tại Kiên Giang, Ngân hàng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện An Minh, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Kiên Giang). Trong đó, Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Cần Thơ và Kiên Giang cho vay nhiều nhất, với hơn 81 tỉ 553 triệu đồng.


Thủ đoạn của Hải là nhờ Dương Văn Giàu, Nguyễn Hoàng Minh lấy trộm phôi gốc giấy chứng nhận QSDĐ in khống số thửa, diện tích, mục đích sử dụng, sau đó mang cho Nguyễn Văn Lượm ký tên, đóng dấu. Khi hoàn tất các thủ tục, Hải mang đi thế chấp ở các ngân hàng vay tiền.


Để tránh sự phát hiện của ban lãnh đạo Văn phòng Đăng ký QSDĐ huyện An Minh, khi làm hồ sơ vay vốn, Hải bảo Dương Văn Giàu xác nhận thế chấp khống vào các giấy tờ đất khống theo yêu cầu của ngân hàng, đồng thời giả chữ ký của bà Nguyễn Thị Lành – phó giám đốc văn phòng và lấy con dấu của văn phòng đóng vào. Trong đó, với vai trò là lãnh đạo huyện, Nguyễn Văn Lượm đã ký 8 giấy chứng nhận QSDĐ khống cấp cho Nguyễn Đông Hải mang thế chấp các ngân hàng và chiếm đoạt số tiền 36 tỉ 100 triệu đồng.


Ngoài ra, Nguyễn Đông Hải còn phân lô 74 nền đất (trên giấy) bán cho 21 hộ dân khi chưa hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, chiếm đoạt số tiền hơn 18 tỉ đồng. Tổng số tiền Hải lừa đảo chiếm đoạt của 6 ngân hàng và 21 cá nhân là trên 120 tỉ đồng.


Toà án Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt Nguyễn Đông Hải tù chung thân, Dương Văn Giàu 15 năm tù, Nguyễn Hoàng Minh 7 năm tù và Nguyễn Văn Lượm 2 năm tù.


Lừa 6 ngân hàng bằng giấy tờ đất giả mạo, bỏ túi hơn 100 tỉ đồng

Chung cư Phùng Hưng chính thức mở bán tại Hà Đông, Hà Nội

Ngày 12/7 tới đây, Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc sẽ chính thức mở bán dự án Chung cư 89 Phùng Hưng (Hà Đông, Hà Nội). Dự án được chào bán với mức giá hấp dẫn từ 14 – 15 triệu/căn (tương đương 1,1 tỷ/căn) (Bao gồm VAT và Nội thất).


1404792480-chung-cu-phung-hung




Những căn nhà đón gió bên dòng sông Nhuệ


Khu chung cư nằm ở Trung tâm quận Hà Đông, nơi tập trung dân cư đông đúc của Hà Nội, trình độ dân trí cao, an ninh trật tự ổn định. Hà Đông cũng là quận được đánh giá giá cao bởi hạ tầng xã hội và giao thông hiện đại và đồng bộ. Đặc biệt, đây là khu vực có truyền thống và môi trường học tập tốt bậc nhất Hà Nội, tập trung các trường học uy tín bậc nhất thủ đô, từ cấp mẫu giáo đến Đại học. Trong số đó, phải kể đến các trường như trường Brightschool, trường tiểu học Văn Yên, Đại học An Ninh, Đại học Kiến trúc, Học viện Quân y … Đây cũng chính là những yếu tố được các bậc bố mẹ quan tâm hàng đầu khi quyết định mua nhà.


Chung cư 89 Phùng Hưng cũng được đánh giá là một trong những dự án có vị thuận lợi và đẹp bậc nhất tại Quận Hà Đông. Từ dự án, chỉ mất vài phút là tới các trung tâm văn hóa giải trí, sân vận động, các câu lạc bộ thể dục thể thao, thể hình, các trung tâm mua sắm lớn… Tòa nhà  cách làng lụa Vạn Phúc khoảng 2km và nằm trong tổng thể chuỗi khu đô thị – chung cư tại Hà Đông bao gòm KĐT Văn Quán, Hyundai Hillstate… và do đó, được cộng hưởng toàn bộ các tiện ích mà các KĐT này mang lại.


Được xây dựng trên khu đất rộng gần 2000m2, Chung cư 89 Phùng Hưng là tòa tháp cao 35 tầng với 3 tầng hầm được dùng làm bãi đậu xe cho cư dân tòa nhà. Tầng 1- 5 là khu vực Trung tâm Thương mại, văn phòng được bố trí chí cho Khu thương mại, Siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, Trung tâm thể dục thể thao…, từ tầng 6 đến tầng 35 là khu vực nhà ở với 240 căn hộ (mỗi sàn 8 căn hộ) có diện tích 68m2, 72m2, 91m2…có từ 2-3 phòng ngủ.


chung-cu-phung-hung


Với 8 căn hộ mỗi sàn, Chung cư 89 Phùng Hưng được trang bị tới 5 thang máy hiện đại và 2 cầu thang bộ thoát hiểm, bảo đảm tốt nhất giao thông trục đứng, vượt trội so với các dự án cùng khu vực.


Mang phong cách thiết kế hiện đại và thanh lịch, phù hợp với quy mô dự án cũng như tổng quan cả khu vực, Chung cư 89 Phùng Hưng đã tạo nên một bức tranh  sinh động và hài hòa bên dòng sông Nhuệ.  Các khe thoáng, loggia, các khoảng lùi hợp lý, căc căn hộ của 89 Phùng Hưng đặc biệt thông thoáng, đón nắng, đón gió và ánh sáng tràn vào mọi góc nhỏ của căn hộ, từ phòng ngủ, phòng ăn cho tới phòng bếp.


Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, tiến độ thanh toán của chung cư 89 Phùng Hưng được gắn liền với tiến độ xây dựng. Hiện tại, dự án đang được gấp rút thi công nốt phần hầm gồm 3 tầng. Với nguồn tài chính ổn định cùng với quyết tâm của chủ đầu tư, Khu chung cư 89 Phùng Hưng sẽ được hoàn thiện và đi vào sử dụng vào Quý II/2016.


Ngân hàng đảm bảo cho tiến độ xây dựng


Cũng theo thông tin từ Chủ đầu tư Dự án Khu Chung cư 89 Phùng Hưng, Hà Nội, Ngân hàng Indovina là Ngân hàng tài trợ tín dụng chính thức của dự án, giải ngân trực tiếp cho nhà thầu trên cơ sở khối lượng xây lắp, bảo đảm tài chính cho việc triển khai dự án theo đúng tiến độ.


Ngoài ra, Ngân hàng Quân đội MB Bank sau khi thẩm định kỹ lưỡng dự án đã chính thức trở thành ngân hàng tài trợ tín dụng cho khách hàng mua căn hộ tại dự án, cho vay lên tới 70% giá trị căn hộ trong thời gian tối đa 20 năm, lãi suất ưu đãi và thời gian thẩm định trong vòng 24 giờ. Khách hàng vay mua căn hộ có thể thế chấp bằng chính hợp đồng mua bán căn hộ. Như vậy, khách hàng chỉ cần có trong tay 350 triệu đồng đã có thể sở hữu căn hộ Chung cư 89 Phùng Hưng.


Với mức giá dao động từ 14-15 triệu đồng/m2 (tương đương với khoảng hơn 1,1 tỷ đồng/căn hộ) bao gồm VAT và nội thất, đại diện đơn vị phân phối chính thức dự án – Đất Xanh Miền Bắc tự tin tính thanh khoản của căn hộ 89 Phùng Hưng sẽ rất tốt không chỉ vì mức giá rất hấp dẫn mà còn ở vị trí đẹp và tiến độ xây dựng đã được Ngân hàng đảm bảo.


Để biết thêm chi tiết về dự án, xin vui lòng liên hệ:


Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc


Tầng 18, Tòa nhà Hapulico Complex, 85 Vũ Trọng Phụng. Thanh Xuân, Hà Nội


Hotline: 0967.628.528 – 0973.793.994



Chung cư Phùng Hưng chính thức mở bán tại Hà Đông, Hà Nội

6 thg 7, 2014

Án chung thân cho trưởng kho quỹ PGBank tráo tiền âm phủ rút hơn 340.000 USD đi đánh bạc

Ngày 4/7, TAND TP Hải Phòng đã tuyên phạt Đỗ Thị Thu Thủy, nguyên Trưởng quỹ kho tiền của PGBank – Chi nhánh Hải Phòng mức án chung thân cho hành vi dùng tiền âm phủ tráo lấy gần 340.000 USD, EUR đem đánh đề.


pgbank-trao-tien-am-phu


Theo cáo trạng của VKS ND TP Hải Phòng, Đỗ Thị Thu Thủy (SN 1971, HKTT tại số 2/37 Đặng Kim Nở, phường Cát Dài, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) nguyên Trưởng quỹ kho tiền của Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex (PG Bank) – Chi nhánh Hải Phòng nhận thấy việc quản lý kho quỹ ngoại tệ của Chi nhánh có nhiều sơ hở như hàng ngày, nhân viên kho quỹ chỉ kiểm đếm số tiền ngoại tệ theo cọc tiền, không kiểm tra cụ thể từng cọc tiền nên đã lên kế hoạch lấy trộm số ngoại tệ được giao quản lý bằng cách tráo tiền địa phủ vào các cọc tiền để lấy tiền thật mang đi đánh bạc.


Kết quả điều tra của CA TP Hải Phòng đã làm rõ, chỉ trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10-2013, bằng thủ đoạn “rút lõi” số ngoại tệ được giao quản lý, Đỗ Thị Thu Thủy đã lấy trộm được hơn 300.000 USD và 39.500 EUR. Để tránh bị ngân hàng phát hiện, Thủy còn sửa số liệu số dư tiền gửi USD và tiền EUR trên báo cáo nên PG Bank – Chi nhánh Hải Phòng khi kiểm tra quỹ tiền mặt đã không phát hiện được việc Thủy rút ruột ngân hàng. Vụ việc chỉ vỡ lở khi PG Bank – Chi nhánh Hải Phòng kiểm tra quỹ tiền mặt mới phát hiện trong kho quỹ do Thủy quản lý bị thiếu hụt tiền so với sổ báo cáo.


Tại Cơ quan CSĐT CA TP Hải Phòng, Đỗ Thị Thu Thủy khai nhận đã dùng 300.000 USD và 39.500 EUR đem đi đánh đề. Số tiền của PG Banh – Chi nhánh Hải Phòng bị Thủy chiếm đoạt chỉ còn lại 3.000 USD và 500 EUR.


Căn cứ vào những tài liệu có trong hồ sơ vụ án thẩm vấn công khai tại tòa, HĐXX sơ thẩm hình sự TAND TP Hải Phòng đã tuyên phạt Đỗ Thị Thu Thủy mức án tù chung thân về tội Trộm cắp tài sản. Đỗ Thị Thu Thủy còn phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của PG Bank – Chi nhánh Hải Phòng.



Án chung thân cho trưởng kho quỹ PGBank tráo tiền âm phủ rút hơn 340.000 USD đi đánh bạc

Vay tiêu dùng: ví như "Cá nằm trên thớt"

Đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, các ngân hàng tung ra những gói cho vay với lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều khách hàng méo mặt với những cái bẫy do chính mình đặt ra.


Khách hàng nên hỏi kĩ nhân viên tín dụng khi vay vốn ngân hàng. Khách hàng nên hỏi kĩ nhân viên tín dụng khi vay vốn ngân hàng.


Đừng mơ lãi suất giảm trong thời gian dài


Nhiều ngân hàng tung ra những gói cho vay tiêu dùng với lãi suất cho vay tháng đầu chỉ 0%, cao hơn cũng chỉ 5-6%. Trên thực tế, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng chênh lệch khá lớn.


Cụ thể, một nhà băng mới đây vừa tung ra gói cho vay tiêu dùng có lãi suất “lùn” là 5,91% trong 25 năm khi mua căn hộ chung cư tại đường Lê Văn Lương. Nhiều người mặc nhiên hiểu rằng, lãi suất 5,91%/năm này sẽ được kéo dài trong 25 năm vay tiền. Nhưng thực chất, con số đó chỉ được áp dụng trong 6 tháng đầu tiên sau khi giải ngân. Nhiều nhân viên tín dụng cố tình lờ đi, không giải thích cho khách hàng. Hệ quả, không ít “thượng đế” đã tá hỏa khi lãi suất sau đó bỗng như con ngựa bất kham khó lòng kiểm soát.


Chị Bích Ngọc (Chùa Láng, Hà Nội) kể, cuối năm ngoái chị thấy một nhà băng quảng cáo có gói cho vay mua xe lãi suất 6%/tháng, chị bàn với ông xã vay tiền sắm một cái để mỗi lần về quê khỏi vất vả. Rinh xế hộp về được một thời gian thì chị mới phát hiện ra lãi suất 6% chỉ áp dụng cho 6 tháng đầu tiên, còn lãi suất những tháng tiếp theo sẽ được tính theo lãi suất cho vay hiện hành của ngân hàng (lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ). Tất nhiên, biên độ của những khoản vay ưu đãi thường cao hơn nhiều so với khoản vay thông thường. Vì thế, khách hàng vay ưu đãi nhiều khi còn thiệt hơn vay thông thường.


Theo anh Mạnh (nhân viên một công ty xây dựng tại Hà Nội) – một người đã từng khốn khổ vì ham vay gói lãi suất hấp dẫn của ngân hàng – thì phần lớn người dân khi nghe đến vay lãi suất thấp đều hiểu nhầm là lãi suất đó được áp dụng trong toàn bộ thời gian vay. Nhưng thực chất là không phải vậy.


 Lãi suất thấp chỉ được hỗ trợ trong thời gian ban đầu sau đó sẽ được điều chỉnh theo quy định của ngân hàng. Nếu chưa tìm hiểu kỹ, tốt nhất nên hỏi rõ nhân viên tín dụng và những người đã có kinh nghiệm vay tiền ngân hàng.Không những thế, hiện một số ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài vẫn đang giữ cách tính lãi suất dựa trên dư nợ ban đầu thay vì dư nợ giảm dần nên dù được quảng cáo là lãi suất cho vay hấp dẫn, song thực tế khách hàng phải chịu mức lãi suất cao hơn rất nhiều, đến 20-25%/năm.


Phạt nặng nếu trả trước hạn


“Khi làm thủ tục vay ngân hàng, khách hàng phải chú ý thật kĩ hợp đồng vay vốn. Một số thông tin khách cần đặc biệt lưu ý, như yêu cầu nhân viên tín dụng giải thích rõ về thời hạn hợp đồng vay, lãi suất trong từng giai đoạn, tài sản đảm bảo… Điều khoản phạt nếu trả tiền vay trước hạn cũng là thông tin quan trọng mà nhiều khách hàng thường bỏ qua” anh Mạnh nói thêm.


Nhiều khách hàng vui mừng khôn xiết khi cầm một khoản tiền lớn đến ngân hàng để trả hết trước thời hạn mong thoát nợ, đỡ phải lo trả lãi suất hàng tháng. Tuy nhiên, khi tới gặp nhân viên tín dụng, họ mới ngã ngửa: nếu vậy sẽ bị phạt “lãi suất” do không thực hiện đúng hợp đồng.


Phần lớn các ngân hàng TMCP đều tiến hành phạt đối với những khoản vay trả trước hạn, với nhiều cách tính khác nhau; thậm chí có những ngân hàng áp dụng mức phạt rất cao. Số ít nhà băng không thu khoản này.


Chẳng hạn, với các khoản vay thông thường nếu trả nợ trước hạn khách hàng chỉ phải chịu mức phạt là 1% số tiền còn lại thì đối với các khoản vay được ưu đãi lãi suất, mức phạt có thể lên tới 3 đến 4% nhân với số tiền còn lại. Một số khoản vay ngân hàng còn không cho phép khách hàng trả trước hạn trong 3 năm đầu tiên.


Bác Đại (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, năm ngoái, gia đình có việc nên bác ra ngân hàng gần nhà làm thủ tục vay 450 triệu trong vòng 3 năm. Nhà bác đã trả được một ít. Cách đây mấy hôm, bác mang hơn 300 triệu ra trả nốt để có thể ăn ngon ngủ yên vì tránh được khoản nợ treo lơ lửng trên đầu. Vậy mà khi ra ngân hàng bác mới biết sẽ bị tính thêm một khoản tiền phạt lên đến gần chục triệu. “Nghĩ tự dưng mất chục triệu cũng hơi tiếc, nhưng nếu không trả thì số tiền lãi hàng tháng còn cao hơn nhiều” – bác nói.


Mặc dù vậy, đa phần nhiều nhân viên tư vấn tín dụng ngân hàng lại cố tình mập mờ về khoản tiền phạt này khi nói với khách hàng chỉ phạt tượng trưng nhưng có thể làm đơn xin miễn giảm. Trên thực tế, mức phạt này đã được ghi cụ thể trong hợp đồng, chỉ có điều khách hàng không quan tâm đến.


Thế nên, khi có ý định vay tiêu dùng, khách hàng nên tham khảo thật kĩ hợp đồng và các điều khoản ghi trên hợp đồng về cách thức, cách điều chỉnh lãi suất ra sao, áp dụng như thế nào, có phạt trả trước hay không, mức phí thẩm định tài sản đảm bảo… Đồng thời, nên đàm phán thêm với nhân viên tín dụng về các yêu cầu có lợi cho mình; từ đó, tránh rơi vào tình trạnh “cá nằm trên thớt”, ngân hàng “cầm đằng chuôi”.



Vay tiêu dùng: ví như "Cá nằm trên thớt"

Vụ vỡ nợ 1.700 tỷ: Đại gia bẫy ngân hàng

Hầu hết các bị can đều thừa nhận những sơ hở, móc nối lẫn nhau trong quá trình thẩm định cho vay và giải ngân hàng ngàn tỷ đồng cho đại gia thủy sản Phương Nam.


Sau khi vỡ nợ hàng ngàn tỷ đồng, vợ chồng ông Lâm Ngọc Khuân đã bỏ trốn sang Mỹ, để lại căn biệt thự biến thành nhà hàng, khách sạn, karaoke do Ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng tiếp quản Sau khi vỡ nợ hàng ngàn tỷ đồng, vợ chồng ông Lâm Ngọc Khuân đã bỏ trốn sang Mỹ, để lại căn biệt thự biến thành nhà hàng, khách sạn, karaoke do Ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng tiếp quản


Các bị can và đồng phạm có liên quan ở Công ty Phương Nam đều khai nhận, thực hiện theo sự chỉ đạo của ông Lâm Ngọc Khuân – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Phương Nam.


Kế toán hợp lực bẫy ngân hàng


Theo kết luận điều tra của cơ quan công an, nhiều năm liên tiếp, Công ty Phương Nam làm ăn thua lỗ, mất khả năng cân đối tài chính thu – chi. Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo các thuộc cấp lập hồ sơ khống, nâng hàng tồn kho để bẫy các tổ chức tín dụng hám lợi và cứu vãn tình thế doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.


Khi bị bắt, kế toán trưởng Công ty Phương Nam – Lâm Minh Mẫn khai nhận với cơ quan điều tra, biết công ty làm ăn thua lỗ, nhưng ông Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo lập 19 báo cáo tài chính khống là kinh doanh có lãi và lập hồ sơ đôn hàng tồn kho lên nhiều lần. Nhưng phải nói rằng, các tổ chức tín dụng liên quan trong “đại án” thủy sản Phương Nam đã bất chấp quy trình thẩm định kỹ lưỡng và trao tiền tỷ dễ dàng cho doanh nghiệp.


Đồng thời, Mẫn chỉ đạo cấp dưới photo chứng từ hàng tồn kho thành nhiều bản, nhằm đảm bảo hợp pháp thế chấp cho các tổ chức tín dụng. Từ đó sử dụng hồ sơ giả để giải ngân và che giấu việc sử dụng vốn sai mục đích; ký nhiều chứng từ rồi chính cá nhân ông Khuân dùng tiền đó tiêu xài…


Khai nhận của Mẫn, từ năm 2008, Công ty Phương Nam đem thế chấp hàng tồn kho luân chuyển cho các Ngân hàng Agribank Sóc Trăng trị giá 350 tỷ đồng; thế chấp Ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng trị giá 80 tỷ đồng; thế chấp Ngân hàng VDB Sóc Trăng khoảng 100 tỷ đồng; thế chấp Ngân hàng LienVietpostbank trị giá 70 tỷ đồng.


Đến năm 2010, cùng với thủ đoạn trên, Công ty Phương Nam tiếp tục chuyển số hàng tồn kho thế chấp Ngân hàng Sacombank Sóc Trăng vay 50 tỷ đồng và Ngân hàng An Bình chi nhánh Bạc Liêu vay 80 tỷ đồng.


Kế toán Mẫn cho rằng, chính sự buông lỏng, không quản lý chặt của các ngân hàng nói trên là kẽ hở ngon ăn cho Công ty Phương Nam vay nợ, xoay vòng trả tiền đáo hạn nợ gốc và lãi cho các khoản vay đến kỳ.


Khi biết không thể xoay chuyển tình thế, vợ chồng ông Lâm Ngọc Khuân, bà Trần Thị Mỹ tìm cách bỏ trốn luôn, để lại các khoản nợ vay ở các tổ chức tín dụng “tự xử” với nhau.


Mẫn cho biết, chỉ đến ngày 11/2/2012, các ngân hàng đồng loạt kiểm tra “thực địa” hàng tồn kho. Lúc này, Công ty Phương Nam mới công bố số liệu thật: Hàng tồn kho khoảng 132 tỷ đồng.


Trợ thủ của Lâm Ngọc Khuân


Ngoài Mẫn ra, bị can Trịnh Thị Hồng Phượng – Phó GĐ cũng là trợ thủ đắc lực ký 2 văn bản cam kết “hàng tồn kho chưa thế chấp”, khiến 3 tổ chức tín dụng sập bẫy số tiền lên gần 260 tỷ đồng.


Phó GĐ này đã được Khuân ủy quyền ký 2 báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và trực tiếp vay vốn vào cuối năm 2011, bao gồm: Ngân hàng LienVietPostbank; Ngân hàng TMCP An Bình ở Bạc Liêu và Vietcombank ở Sóc Trăng.Phượng khai nhận, biết hoạt động kinh doanh của công ty làm ăn thua lỗ vào cuối năm 2010, nhưng vẫn “cắn răng” thực hiện theo chỉ đạo của Lâm Ngọc Khuân.


Riêng Châu Nhựt Thành – Kế toán kho thành phẩm Công ty Phương Nam khai nhận, là người được giao nhiệm vụ hàng ngày cập nhật và báo cáo số lượng nhập, xuất, chi tiết tồn kho tất cả các mặt hàng tồn kho.


Hàng kỳ, Thành có nhiệm vụ cập nhật số liệu vào email nội bộ gửi Ban GĐ, kế toán…khi được yêu cầu báo cáo. Chỉ riêng với Lâm Ngọc Khuân, hàng ngày Thành phải in gửi thêm 1 bản.


Thành cho rằng, là người quản lý cập nhật hàng tồn kho nhưng không hay biết Công ty Phương Nam dùng số liệu để thế chấp ngân hàng. Và, chỉ đến khi các ngân hàng đến kiểm tra Thành mới té ngửa.


Đối với Nguyễn Thị Ánh Đào – Phó phòng kế toán Công ty Phương Nam cũng khai nhận, mọi việc làm của Đào đều phải thực hiện theo lệnh Ban GĐ và kế toán trưởng. Đào không hay biết việc lập hồ sơ khống nhiều lần để thế chấp các ngân hàng.


Đến ngày 25/3/2013, cơ quan CSĐT (C48 Bộ Công an) trưng cầu giám định tài chính của Công ty Phương Nam từ năm 2008 đến 2012, phát hiện lỗ tổng cộng gần 1.000 tỷ đồng (trong đó năm 2010 lỗ nhiều nhất là 342 tỷ đồng và ít nhất năm 2012 là 71 tỷ).


Theo C48, chỉ trong vòng 4 năm trên, Công ty Phương Nam đã được các tổ chức tín dụng giải ngân từ các hợp đồng vay ngắn hạn bổ sung vào vốn lưu động là trên 16 ngàn tỷ đồng, (trong đó chi đúng mục đích là gần 6,5 ngàn tỷ đồng và chi sai mục đích gần 9,5 ngàn tỷ đồng…).


Tuy nhiên, tổng số tài sản Công ty Phương Nam đem thế chấp các ngân hàng đã được Hội đồng định giá tố tụng hình sự Sóc Trăng chỉ ra là gần 640 tỷ đồng.


Dự luận đặt ra vấn đề, vì sao suốt 4 năm liên tiếp Công ty Phương Nam “mua chuộc” được các cán bộ tín dụng, với đống giấy lộn thế chấp làm thẻ căn cước rút tiền?



Vụ vỡ nợ 1.700 tỷ: Đại gia bẫy ngân hàng