27 thg 4, 2014

Kienlongbank dính líu tới vụ án Bầu Kiên vượt trần lãi suất.


NH TMCP Kiên Long đã nhận tiền gửi lãi suất vượt trần từ nhân viên NH ACB và một số công ty do ACB ủy thác. Nhân viên Kienlongbank gửi lòng vòng, tạo điều kiện để Bầu Kiên đầu tư cổ phiếu sai quy định.



Nhận tiền gửi với lãi suất vượt trần


Liên quan đến hành Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, Cơ quan CSĐT Bộ Công an phát hiện Kiên đã chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB (gồm Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải và Phạm Trung Cang) ký biên bản ngày 22/3/2010 ra chủ trương dùng tiền huy động của dân ủy thác cho các tổ chức và cá nhân gửi tiền VNĐ và USD vào các tổ chức tín dụng.



Thực hiện chủ trương trên, từ ngày 22/5/2005 đến ngày 27/9/2011, Ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhiều nhân viên và 4 công ty (gồm: Công ty TNHHH Chứng khoán ACB, Công ty TNHH MTV quản lý quỹ ACB, Công ty TNHH TMDV Việt Thanh và Công ty CP Kim Ngân Việt) gửi tổng cộng 130.784.813.395.045 đồng với lãi suất từ 8,5%/năm đến 27%/năm và 81.258.329 USD với lãi suất từ 3%/năm đến 6%/năm vào 29 ngân hàng.


Việc làm này đã thu được tổng số tiền lãi là 6.278.900.951.883 đồng và 1.882.405,62 USD, lãi chênh lệch vượt trần thu được là 258.490.822.2509 đồng (riêng USD không có lãi suất vượt trần).

Những hành vi trên của “Bầu Kiên” và đồng phạm đã vi phạm Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 về cơ chế điều hành lãi suất bằng đồng Việt Nam kèm theo các Quyết định số: 2619/QĐ-NHNN ngày 5/11/2010, số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 23/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về lãi suất; Điều 13 và Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng, gây rối loạn thị trường tiền tệ, gây hậu quả đặc biệt lớn trong việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ, thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông của Ngân hàng ACB là 256.838.071.514 đồng, trực tiếp dây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718,908 tỷ đồng.


Qua quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã xác định rõ có 26 ngân hàng đã nhận tiền gửi với lãi suất vượt trần từ nhân viên Ngân hàng ACB và 4 công ty do ngân hàng này ủy thác nói trên. Trong danh sách này có tên của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank).


Ngày 19/7/2013, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra, xác định sai phạm và đề nghị xử lý các cá nhân liên quan tại các ngân hàng đã có có hành vi nhận tiền gửi với lãi suất vượt trần nói trên.


Do thời hạn điều tra vụ án đã hết, trong khi số lượng ngân hàng liên quan nhiều nên ngày 1/8/2013, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có Quyết định tách vụ án hình sự số 06/C46-P10 đối với hành vi nhận tiền gửi vượt trần của 26 ngân hàng để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.


Tạo điều kiện cho Bầu Kiên đầu tư cổ phiếu trái quy định?


Liên quan đến tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của Bầu Kiên và đồng phạm, tài liệu của Cơ quan CSĐT cho biết, Ngân hàng Kienlongbank, cùng với Vietbank đã nhận tiền lòng vòng trong quá trình Kiên chỉ đạo Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB sai quy định, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB tổng số tiền là 688.474.784.540 đồng.


Theo hồ sơ vụ án, do thời điểm cuối năm 2009, giá cổ phiếu của Ngân hàng ACB bị giảm sút. Để nâng giá trị cổ phiếu của Ngân hàng ACB lên, ngày 2/11/2009, Nguyễn Đức Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đã họp và ra chủ trương cấp tiền cho Công ty ACBS (công ty chứng khoán do ACB sở hữu 100% vốn điều lệ) để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB. Nguyễn Đức Kiên là người trực tiếp chỉ đạo việc đầu tư cổ phiếu này.

Do biết pháp luật không cho phép Ngân hàng ACB cấp tín dụng cho Công ty ACBS nên Ngân hàng ACB đã chuyển tiền cho Ngân hàng Kienlongbank và Vietbank vay qua liên ngân hàng để ngân hàng này chuyển cho Công ty ACBS dưới hình thức mua trái phiếu do công ty này phát hành.


Bên cạnh đó, do biết Công ty ACBS không được phép mua cổ phiếu Ngân hàng ACB nên ACB đã thông qua các Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu (ACI) và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (ACI-HN) để đứng tên mua cổ phiếu Ngân hàng ACB dưới hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư.


Với các thủ đoạn đó, Nguyễn Đức Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đã chỉ đạo ngân hàng này cấp cho Công ty ACBS 1.500 tỷ đồng. Sau đó, cùng với vốn tự có, Công ty ACBS đã chuyển cho các công ty ACI và ACI-HN tổng số tiền 1.557.365.962.690 đồng để đứng tên mua hộ 52.508.538 cổ phiếu ACB.


Đến thời điểm Bầu Kiên bị bắt tạm giam, số tiền trên ACB mới thu về được 364.365.962.690 đồng tiền gốc, còn lại 1.193 tỷ đồng chưa thu về. Trong khi đó, cổ phiếu Ngân hàng ACB còn lại là 19.568.538 cổ phiếu, bị mất 32,9 triệu cổ phiếu.


Việc này đã gây thiệt hại cho ACB 614.436.605.492 đồng nếu tính theo đơn giá lúc mua là 29.566đ/cổ phiếu. Nếu tính theo giá trị cổ phiếu là 16.000đ/cổ phiếu thì thiệt hại là 879.903.424.000 đồng.


Ngoài ra, việc Ngân hàng ACB chuyển 1.500 tỷ đồng lòng vòng qua các ngân hàng Kienlongbank và Vietbank để các ngân hàng này mua trái phiếu do các công ty ACBS, ACI và ACI-HN phát hành rồi mua lại chính cổ phiếu ACB cũng gây thiêt hại cho ACB 74.038.179.048 đồng. Đây là tiền chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu 3 công ty nói trên phải trả cho Vietbank, Kienlongbank với lãi suất tiền gửi liên ngân hàng mà ACB đã thu được từ chính Kienlongbank và Vietbank. Như vậy, nếu tính thiệt hại có lợi cho các bị can thì tổng thiệt hại cho Ngân hàng ACB là 688.474.784.540 đồng.


Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, hành vi của Nguyễn Đức Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đã làm trái Điều 126 Luât các Tổ chức tín dụng và Điều 29, Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính, đủ yếu tố cấu thành tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 Bộ Luật Hình sự.


Ngoài việc nhận tiền gửi với lãi suất vượt trần và nhận tiền lòng vòng trong quá trình Bầu Kiên đầu tư cổ phiếu trái quy định nói trên, Kienlongbank còn được nhắc tới trong hoạt động kinh doanh trái phép của Công ty ACI-HN.


Theo cáo trạng, mặc dù công ty này không được phép kinh doanh tài chính nhưng Nguyễn Đức Kiên vẫn chỉ đạo sử dụng hơn 1,4 nghìn tỷ đồng để góp vốn vào các công ty khác và mua cổ phiếu của một số ngân hàng. Trong đó, từ tháng 12/2008 – 6/2011, Công ty ACI-HN đã sử dụng 198 tỷ đồng và thông qua các ông Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Đàm Văn Tuấn đứng tên mua 19.800.000 cổ phiếu Kienlongbank.





Báo Pháp luật




Kienlongbank dính líu tới vụ án Bầu Kiên vượt trần lãi suất.

25 thg 4, 2014

BIDV: Thủ kho trộm hơn 31 tỷ đồng bị xử án chung thân

Lợi dụng việc quản lý tiền, thủ kho Hồ Thị Thu Hương nhiều lần vào kho tiền lén lấy hàng bó tiền 500.000 đồng bỏ vào thùng rác, đợi mọi người về hết rồi đem về nhà.



Sáng 25-4, TAND tỉnh Bình Định đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Hồ Thị Thu Hương (33 tuổi, nguyên thủ kho tiền Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài – BIDV Phú Tài) tù chung thân và đồng phạm Võ Hồng Sơn (43 tuổi, ở KV 7, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, anh rể của Hương) 15 năm tù về tội “tham ô tài sản”.


Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 4-1-2010 đến2-1-2013, Hồ Thị Thu Hươngđã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao và sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ ngân hàng để lập khống 41 chứng từ chuyển tiền vào các tài khoản của người thân, trực tiếp lấy tiền mặt trong kho với tổng số tiền hơn 31,3 tỉ đồng sử dụng cá nhân.


Trong đó, lợi dụng việc Ban quản lý kho tiền mở cửa kho tiền giao cho Hương tự quản lý suốt buổi làm việc, Hương đã trực tiếp vào kho lấy tiền nhiều lần với số tiền lên đến hơn 22 tỉ đồng.


Một trong những thủ đoạn của Hương là bỏ tiền loại mệnh giá 500.000 đồng vào sọt rác trong kho, đợi đến hết giờ mang ra ngoài, mỗi lần lấy hàng trăm triệu đồng. Số tiền hơn 9 tỉ đồng còn lại, Hương chuyển khoản cho bốn cá nhân, trong đó có Võ Hồng Sơn.


Mặc dù biết rõ Hương chiếm đoạt tiền của ngân hàng để sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng Võ Hồng Sơn vẫn tích cực giúp sức cho Hương chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của Sơn 5,2 tỉ đồng để Hương rút ra chiếm đoạt.


Cùng với mức án tù chung thân, TAND tỉnh Bình Định còn tuyên buộc Hồ Thị Thu Hương, Võ Hồng Sơn bồi thường lại các khoản tiền đã chiếm đoạt.


Theo Tuổi trẻ



BIDV: Thủ kho trộm hơn 31 tỷ đồng bị xử án chung thân

Kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng mạnh nhất trong 6 năm qua

Kinh tế Tây Ban Nha đang tăng trưởng với tốc độ mạnh nhất kể quý 1/2008, thời điểm bong bóng bất động sản vỡ đã cướp đi hàng triệu việc làm và nhận chìm nước này vào suy thoái.



Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha cho biết theo thống kê ban đầu, nền kinh tế lớn thứ tư Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tăng trưởng với nhịp độ 0,4% trong quý 1/2014, mức tăng mạnh nhất trong sáu năm qua.


Thống kê chính thức sẽ được Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha công bố vào ngày 30/4 tới.


Trong bài phát biểu mới đây tại Barcelona, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tự hào tuyên bố: “Chúng ta đã gây dựng lại nền kinh tế trong một thời gian kỷ lục và các nhân tố nền tảng đã tốt hơn.”


Ông Rajoy cho rằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế nước này có thể vượt mục tiêu mà chính phủ đề ra (1% năm 2014 và 1,5% năm 2015).


Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos dự báo GDP nước này năm 2014 và 2015 ước tăng trung bình 1,5%. Còn Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha lại đưa ra các con số là 1,2% năm 2014 và 1,7% năm 2015, trong bối cảnh xuất khẩu khởi sắc và chi phí đi vay giảm.


Hồi giữa năm 2012, Tây Ban Nha đã khéo xoay xở để tránh phải xin cộng đồng quốc tế cứu trợ – một kịch bản đã ám ảnh các thị trường tài chính khi núi nợ của nước này chồng chất.


Các biện pháp khắc khổ được chính quyền của ông Rajoy áp dụng, cùng những cải cách trên thị trường lao động đã giúp củng cố “sức khỏe” của khu vực tài chính, xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư nay đã sẵn sàng cho Tây Ban Nha vay với lãi suất thấp.


Trong đợt phát hành mới đây, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Bộ Tài chính Tây Ban Nha đứng ở mức 3,059%, trong khi hồi đầu tháng 3/2014, con số này là 3,291%.


Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha cho biết nước này mặc dù đã thoát khỏi suy thoái nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong quý cuối cùng của năm ngoái vẫn ở mức 25,73%.


Bộ trưởng Kinh tế de Guindos cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp 26% là “mức đáng sợ” đối với một quốc gia. Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn ở mức 25% năm 2014 và 23,8% năm 2015./


Theo Vietnamplus



Kinh tế Tây Ban Nha tăng trưởng mạnh nhất trong 6 năm qua

22 thg 4, 2014

STAF triển khai sản phẩm vay tín chấp tiêu dùng không thế chấp tài sản

STAF triển khai tiếp nhận hồ sơ vay tín chấp ( không thế chấp tài sản ) dành cho cá nhân người Việt nam có nhu cầu vay để chi tiêu mua sắm, du lịch,…


Giới thiệu:


Vay tín chấp tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn tương đối thấp dành cho các cá nhân đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp,…trên toàn quốc.


Sản phẩm:



  • Số tiền vay : 10 triệu – 100 triệu, tùy theo nhu cầu của quý khách và dựa vào mức lương căn bản.

  • Loại tiền cho vay : VNĐ.

  • Thời gian : từ 24 tháng – 60 tháng, hoặc có thể lên đến 120 tháng.

  • Lãi suất : từ 18%/năm – 24%/năm.

  • Giải ngân : 1 lần bằng tiền mặt.

  • Phương thức thanh toán : Lãi suất thả nổi, dư nợ giảm dần ( gốc + lãi giảm dần theo thời gian góp ).


Đối tượng khách hàng:



  • Là công dân người việt nam.

  • Tuổi từ : 20 -50 tuổi

  • Không tiền án tiền sự tại địa phương

  • Có lịch sử tín dụng tốt ( không nợ bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác )


Điều kiện vay:



  • Đang công tác tại các cơ quan ,xí nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài,…

  • Lương căn bản từ 5 triệu trở lên

  • Hợp đồng lao động dài hạn ( tối thiểu 3 năm )

  • Nguồn thu nhập ổn định, có nhu cầu cá nhân thực sự.


Hồ sơ vay tín chấp:



  1. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu; hoặc KT3.

  2. Hóa đơn điện nước, điện thoại, gia đình.

  3. Hợp đồng lao động

  4. Sao kê lương ( chuyển khoản hoặc giấy xác nhận lương )

  5. Thẻ nhân viên, giấy phép lái xe.


Lưu ý :


* Đối với quý khách hàng nhận lương bằng tiền mặt ,phải là cá nhân đang công tác tại cơ quan nhà nước, công ty nước ngoài, công ty cổ phần( hoạt động từ 5 năm trở lên và vốn điều lệ từ 10 tỷ).




STAF triển khai sản phẩm vay tín chấp tiêu dùng không thế chấp tài sản

21 thg 4, 2014

Bí quyết thành công : Học cách làm giàu từ những thứ bạn đang có

Khi nghĩ về người giàu, có lẽ bạn sẽ nghĩ về  những nhân vật nổi tiếng thế giới : BillGate, Donald Trumd. Dù bạn có thể chẳng bao giờ giàu được như họ, bạn vẫn có thể tích lũy một khoản kha khá cho cuộc sống của riêng mình qua thời gian.


Tuy nhiên hãy hiểu rằng một khoản đấy không có nghĩa là lái xe Lamborghini hay là thư giãn cả ngày trên du thuyền (dù việc đó nghe rất hay ho). Một khoản có nghĩa là có một tương lai tài chính đảm bảo cho bạn khi bạn thôi việc. Sau đây là bốn sách lược nổi bật để giúp bạn làm giàu.


Tiêu dùng thu nhập dư ra một cách khôn ngoan


Rất nhiều người có công việc tuyệt vời và rất nhiều thu nhập nhưng giá trị tài sản ròng bằng 0. Có một dòng tiền luân chuyển tốt là tuyệt vời. Nhưng nó không làm cho bạn giàu lên được nếu bạn chi tiêu vô tổ chức vào những thứ không gia tăng giá trị như quần áo, kỳ nghỉ và các buổi chơi bời qua đêm.



Những ngôi sao như MC Hammer và Toni Braxton là ví dụ điển hình cho những người kiếm ta hàng tấn tiền nhưng kết thúc trắng tay và vỡ nợ. Hammer đốt tiền vào những thứ giá trị đến 20 triệu đô và Toni thì kết cục kiếm được chưa đến $47000 một tháng. Để biến thu nhập thành khỏan tích lũy sau này bạn phải dùng một phần trong số đó để tăng giá trị tài sản ròng, những cách mà tôi đã đề cập như tăng tài sản, giảm nợ hoặc cả hai.


Hãy đầu tư ngay hôm nay


Con chim dậy sớm sẽ bắt được sâu. Nếu bạn đang tích lũy tiền bạc, điều này hoàn toàn đúng. Tiền để lâu sẽ sinh sôi theo công thức lãi kép rất nhanh chóng.


Ví dụ: Mục tiêu của bạn là nghỉ hưu ở tuổi 65 với 1 tỉ đô. Nếu bạn bắt đầu từ sớm, ví dụ khi bạn 25, bạn chỉ cần tiết kiệm khoảng $400 một tháng, với lãi suất là 7%. Trả $400 một tháng 40 năm sẽ có $192000. Bảo vệ tuổi già của bạn bằng việc mua những loại bảo hiểm đúng đắn, như bảo hiểm sức khỏe, cuộc sống, bảo hiểm dài hạn, niên kim…


Nhưng nếu bạn bắt đầu đầu tư ở tuổi 35, bạn sẽ phải bỏ ra ít nhất $900 mỗi tháng, vẫn với lãi suất 7% một năm. Bạn sẽ phải đầu tư cả thảy $324000 để có được 1 tỉ đô trong 30 năm.


Và nếu bạn thậm chí còn trì hoãn việc tiết kiệm cho đến năm 45 tuổi, bạn sẽ phải bỏ ra $2000 một tháng, lãi suất 7%. Quá đắt đỏ, bạn sẽ phải đầu tư $480000 để trở thành tỉ phú sau 20 năm. So sánh ba phương án trên và chọn ra một cách cho mình. Tôi không nghĩ là sẽ có ai đầu tư $480000 thay vì $192000 để đạt được mục tiêu về hưu của họ.


Chẳng có cách nào tốt hơn việc tích lũy một ổ trứng vàng hơn việc bắt đầu thật sớm. Ngay cả việc bạn chỉ đầu tư $200 mỗi tháng sau 30 năm với lãi suất 7%, bạn sẽ chỉ có một phần tư tỉ đô. Thời gian chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng khả năng tích lũy tiền bạc của bạn. Vì vậy hãy thôi tìm lý do “tôi không đủ tiền để đầu tư, thị trường quá đắt đỏ, hoặc thị trường đang đóng băng”. Nhớ rằng chần chừ trong đầu tư chính là phương hại đến tương lai tài chính và sự đảm bảo giàu có của chính mình.


Bảo vệ tiền bạc


Một khi bắt đầu tích lũy tiền bạc, bạn cần giữ nó an toàn. Bảo vệ tiền bạc bằng đủ loại bảo hiểm và hãy xem lại các nhu cầu của bản thân mỗi năm với một đại lý bảo hiểm giàu kinh nghiệm


Tìm lời khuyên tài chính tốt


Nếu bạn không chắc mục tiêu tài chính của mình nên là gì hay nếu bạn không biết làm sao để quản lý tiền bạc đúng cách, hãy bỏ thời gian tìm đến một tư vấn tài chính. Họ sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch lâu dài.


Trừ khi bạn thắng xổ số hay có một ông cậu giàu có nào đó, làm giàu luôn mất thời gian và diễn ra chậm chạp. Nhưng cái gì cũng phải bắt đầu, vì vậy hãy quyết tâm và bước tới. Sau nhiều năm, bạn sẽ nhìn lại quãng thời gian này và rất mừng vì mình đã làm thế.


Theo Yahoo



Bí quyết thành công : Học cách làm giàu từ những thứ bạn đang có

18 thg 4, 2014

Có được chuyển nhượng một phần thửa đất khi một trong các đồng chủ sử dụng đất đã chết?

Hỏi:


Ông A và bà B được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 800,0m2. Năm 2004 bà B chết không để lại di chúc. Nay ông A muốn chuyển nhượng 200m2 trong khối tài sản chung. Tôi là một công chức Tư pháp, tôi đã hướng dẫn cho ông A các quy định của pháp luật và phân chia di sản thừa kế trước khi ông chuyển nhượng nhưng ông A không chịu. Ông A kiến nghị đến chủ tịch UBND huyện, xã vì công chức Tư pháp gây khó khăn. Qua đó, UBND huyện, UBND xã chỉ đạo làm theo ý kiến của ông A. Vậy, xin hỏi tôi hướng dẫn như vậy có đúng pháp luật không? Tôi xin chân thành cảm ơn!


Trả lời:


Bạn hướng dẫn ông A phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đúng quy định của pháp luật. Khi chưa thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật để tiến hành khai nhận, phân chia và đăng ký quyền sử dụng đất đối với thửa đất mà một trong các đồng chủ sử dụng đã chết thì đồng chủ sử dụng đất còn lại hoặc những người thừa kế chưa thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất đó. Vì:


(i) Ông A và bà B có quyền ngang nhau đối với quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ông A không thể tự mình phân định phần đất nào thuộc quyền sử dụng của mình khi không có sự thỏa thuận với bà B hoặc những người thừa kế của bà B (khi bà B đã chết). Do vậy, ông A không thể tự tách 200m2 đất thuộc thửa đất sử dụng chung với bà B để chuyển nhượng được.


(ii) Vì bà B đã chết nên phát sinh quan hệ thừa kế: Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai (Điều 733 Bộ luật Dân sự). Khi bà B chết thì phần quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà được để lại cho các thừa kế của bà B. Những người thừa kế này sẽ có quyền thỏa thuận những vấn đề liên quan đến phần quyền sử dụng đất do bà B để lại. Đương nhiên, cũng giống như ông A, những người thừa kế của bà B không thể tự mình phân định phần thửa đất thuộc quyền sử dụng của bà B. Việc phân định này phải do ông A và bà B (nếu bà B còn sống) hoặc ông A và những người thừa kế của bà B (khi bà B đã chết) cùng thỏa thuận để phân định.


(iii) Hơn nữa, việc chuyển quyền sử dụng đất từ bà B sang cho những người thừa kế là một trong những trường hợp phải đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sau khi đã cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


Như vậy, ông A không thể tiến hành ngay thủ tục chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất thuộc khối tài sản chung với bà B mà phải tiến hành theo các bước sau:


- Các thừa kế của bà B thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để khai nhận di sản thừa kế là phần quyền sử dụng đất của bà B.


- Ông A và các thừa kế của bà B có thể thỏa thuận để làm thủ tục tách thửa: Tách thửa đất thành hai phần, một phần thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của ông A và một phần thuộc sử dụng của những người thừa kế của bà B.


Sau khi phân định rõ ràng phần đất thuộc quyền sử dụng của ông A thì ông A có thể làm thủ tục chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất đó theo quy định của pháp luật.



Có được chuyển nhượng một phần thửa đất khi một trong các đồng chủ sử dụng đất đã chết?

Bao nhiêu tuổi mới ký hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp tài sản hộ gia đình?

Theo quy định của pháp luật khi hộ gia đình vay Ngân hàng thì những thành viên trong gia đình từ độ tuổi bao nhiêu sẽ có quyền ký hợp đồng vay nợ Ngân hàng và hợp đồng thế chấp tài sản.


Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định được coi là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự. 


Theo quy định tại Ðiều 107 Bộ luật Dân sự thì đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ là chủ hộ (Chủ hộ có thể là cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên trong gia đình). Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình.


Theo quy định này thì khi hộ gia đình vay vốn Ngân hàng thì chủ hộ (với tư cách là người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình) hoặc người được chủ hộ ủy quyền có quyền thay mặt hộ gia đình ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng. Khi đó, tất cả các thành viên trong hộ gia đình có phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình đã xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.


Về việc thế chấp tài sản của hộ gia đình: Điều 109 Bộ luật Dân sự quy định các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.


Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Như vậy, khi hộ gia đình thế chấp tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn (như quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận mang tên hộ gia đình…) để đảm bảo nghĩa vụ dân sự tại Ngân hàng thì các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên có quyền lập và ký kết hợp đồng thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật.


Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế, khi các bên (Ngân hàng và chủ thể hộ gia đình) yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản tại tổ chức công chứng thì các tổ chức công chứng không những yêu cầu những thành viên trên mười lăm tuổi của hộ gia đình ký vào hợp đồng mà còn yêu cầu phải có sự tham gia của người đại diện cho những thành viên dưới mười lăm tuổi. Đây là biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các thành viên của hộ gia đình trong việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình.



Bao nhiêu tuổi mới ký hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp tài sản hộ gia đình?

Thế chấp giấy chứng nhận quyền sở hữu do cá nhân đứng tên đại diện

Hỏi:


Công ty tôi là bên nhận thế chấp tài sản để cho vay. Trường hợp nhận thế chấp quyền sử dụng đất do một cá nhân đứng tên thì hợp đồng thế chấp phải ký riêng với cá nhân đó hay bắt buộc phải ký chung với cả vợ và chồng.  Văn bản nào quy định? Tôi xin chân thành cảm ơn.


Trả lời:


Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.


Tuy nhiên, trên thực tế không phải trường hợp nào, tài sản thuộc sở hữu/sử dụng chung của vợ chồng (như quyền sử dụng đất, ô tô …) cũng được đăng ký tên của cả hai vợ chồng, nghĩa là trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận đăng ký xe… vẫn chỉ ghi tên một vợ hoặc chồng mặc dù đó là tài sản chung. Vì vậy, tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình đã nêu rõ: Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.


Như vậy, nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng mang tên cá nhân vợ hoặc chồng thì không đương nhiên coi đó là tài sản riêng của người đó và cho một mình người đó ký hợp đồng thế chấp. Đơn vị bạn cần căn cứ quy định của pháp luật và các hồ sơ kèm theo để xem xét kỹ vấn đề: tài sản là tài sản riêng của người đó hay là tài sản chung vợ chồng.


- Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa  thuận là tài sản chung.


Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa  thuận.


- Theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.


Nếu xác định đó là tài sản riêng của người đứng tên trên giấy chứng nhận thì trong hợp đồng thế chấp, đơn vị bạn chỉ ký với người đó. Ngược lại, nếu xác định đó là tài sản chung của vợ chồng họ thì cả hai vợ chồng họ sẽ phải cùng tham gia giao kết hợp đồng thế chấp với đơn vị bạn.



Thế chấp giấy chứng nhận quyền sở hữu do cá nhân đứng tên đại diện

17 thg 4, 2014

Triển khai gói dịch vụ giao dịch đảm bảo nhanh tại phòng tài nguyên môi trường các quận huyện

Trong nhiều năm làm giải chấp và trực tiếp đi giao dịch đảm bảo ở phòng tài nguyên môi trường tại các địa phương trên địa bàn, chúng tôi có các mối quan hệ xã hội rộng tại các vùng quận huyện tại Tp.Hcm & Bình Dương. Với sự trợ giúp của chúng tôi, các bạn sẽ hoàn thành thủ tục cần thiết cuối cùng là đăng ký giao dịch đảm bảo ở phòng tài nguyên môi trường.



Các lý do phải nhờ đến sự trợ giúp của STAF  ?



  1. Các bạn không phải mất thời gian vài ngày tại Phòng TNMT

  2. Giảm chi phí tiền giải chấp đáo hạn ( nếu quý khách đã có dư nợ vay ngân hàng )

  3. Chỉ đăng ký giao dịch xong là bạn sẽ được giải ngân khoản vay ngân hàng


Tại sao phải đăng ký giao dịch đảm bảo xong thì ngân hàng mới giải ngân ?Vậy tầm quan trọng của việc giao dịch đảm bảo là như thế nào ?



  • Theo quy định (Điều 15 Nghị định 163):



  1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

  2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác

  3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

  4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

  5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.



  • Theo Ngân Hàng :



  1. Để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng./

  2. Tránh trường hợp cớ mất, thất lạc tài sản./

  3. Phong tỏa tài sản thế chấp./


Tuy nhiên, thông thường việc giao dịch đảm bảo này chỉ xảy ra khi tài sản thế chấp là bất động sản được thực hiện tại phòng tài nguyên môi trường các quận huyện. Còn tài sản là động sản( xe cộ, tàu thuyền,…) thì nơi giao dịch đảm bảo là nơi cấp các giấy tờ gốc ( cà vẹt) tại công an, Tài sản là hàng hóa thì cho tới hiện nay vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể nên hầu như các ngân hàng rất dè dặt về tài sản thế chấp là dạng này.


Như vậy bạn đã hiểu tại vì sao phải bắt buộc giao dịch đảm bảo thì bạn mới có thể nhận tiền từ ngân hàng


Chúng tôi nhận giao dịch đảm bảo nhanh, lấy liền tài sản trong ngày với chi phí dịch vụ thấp, giá cạnh tranh. Với sự giúp đỡ của chúng tôi, quý khách sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí thấp nhất./


Giá cả: Tùy từng vùng (địa phương) cụ thể./



Triển khai gói dịch vụ giao dịch đảm bảo nhanh tại phòng tài nguyên môi trường các quận huyện

15 thg 4, 2014

Hướng dẫn cách tính các loại thuế khi chuyển nhượng nhà đất.

Khi chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất các bên phải tham gia chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp các loại thuế, lệ phí sau đây: (Áp dụng từ ngày 01/7/2013 Ngày Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực)


Thứ nhất:  Thuế thu nhập cá nhân


Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá vốn)


Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng


Giá vốn: 
Đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất;

-  Đối với đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khi mua);

- Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất là giá trúng đấu giá;

- Đối với đất có nguồn gốc không thuộc các trường hợp nêu trên thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định giá vốn.


Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua


Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).


Trường hợp của bạn là: 2% x 4,3 tỷ đồng = 86 triệu đồng


Nghĩa vụ nộp thuế:


Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.


Thứ hai:


- Lệ phí trước = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

- Bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ làm các thủ tục chuyển nhượng và nộp lệ phí trước bạ .



Hướng dẫn cách tính các loại thuế khi chuyển nhượng nhà đất.

Hướng dẫn cách tính thuế khi chuyển nhượng nhà chung cư.

Tôi chuẩn bị bán 01 căn hộ chung cư 64m2 tại Xa La, Hà Nội với giá 1,5 tỷ đồng.  STAF cho tôi biết các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp?


Trả lời:


Khi chuyển nhượng căn hộ chung cư các bên phải tham gia chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp các loại thuế, lệ phí sau đây: (Áp dụng từ ngày 01/7/2013 Ngày Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực)


Thứ nhất:  Thuế thu nhập cá nhân (Có hai phương pháp tính sau đây)


Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)


Giá bán: là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng


Giá mua:Là giá mua được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mưa. Đối với nhà ở không có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng, mua lại thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở


Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua


Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng(giá ghi trong hợp đồng).


Trường hợp của bạn là: 2% x 1,5 tỷ đồng = 30 triệu đồng


Nghĩa vụ nộp thuế: Theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.


Thứ hai: Lệ phí trước = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.


Bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ làm các thủ tục chuyển nhượng và nộp lệ phí trước bạ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).



Hướng dẫn cách tính thuế khi chuyển nhượng nhà chung cư.

Thủ tục và điều kiện đền bù đất đai mới nhất năm 2014



Thủ tục và điều kiện đền bù đất đai mới nhất năm 2014

11 thg 4, 2014

Thu phí dịch vụ ngân hàng: DongAbank thu phí không hợp lý

Việc ngân hàng thu phí dịch vụ khi khách hàng có nhu cầu giao dịch,gửi tiền, rút tiền,…là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế gần đây việc mạnh ai nấy thu, nhà nhà đua nhau thu thì xem ra các nhà băng này ” hơi bị mạnh tay”.


Các ngân hàng Việt Nam hiện nay, việc phát triển mảng dịch vụ : gửi tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, ….là điều mà các ngân hàng nhỏ mơ ước. Có thể điểm danh các ngân hàng phát triển mạnh về  dịch vụ : DongAbank, Sacombank, Techcombank, Vietcombank,….Các nhà băng này  hoạt động lâu năm nên thị phần khối bán lẻ này tương đối lớn.


Vì điều này, họ mạnh tay “chặt chém” các thượng đế không thương tiếc. Điển hình có thể kể một vài trường hợp ngậm bồ hòn và lý do các nhân viên đưa ra hoàn toàn không hợp lý.



Anh N ở Củ Chi là một trường hơp điển hình . Anh bức xúc chia sẽ với chúng tôi khi nói về vấn đề này. Hôm qua vì mắc kẹt nên khôngthể thanh toán tiền mặt cho đối tác nên anh chon phương án là thanh toán qua tài khoản ngân hàng và anh N quyết định chọn DongAbank trên đường tỉnh lộ 8, huyện củ chi


Sẽ không có gì lớn, khi cô nhân viên yêu cầu anh đóng tiền phí là 11.000.000 VNĐ ,trong khi đó số tiền anh chuyển cho khách chỉ có 600.000.000 VNĐ .Anh nói ,” số tiền mình chịu phí hoàn toàn chẳng có gì lớn nhưng với cái kiểu thu phí như vậy là quá đáng .Phải chi khác hệ thống thì tính phí cũng chẳng sao, còn đằng này tài khoản là tài khoản của đông á mà họ còn thu như vậy, há chẳng phải vô thế độc quyền hay sao” Anh N bức xúc chia sẽ .


Thử phép tính, nếu thu phí như vậy, các ngân hàng này lợi nhuận siêu khủng, ước tính gần 2% trên tổng tiền giao dịch .Theo điều tra riêng của chúng tôi, hằng ngày lượng giao dịch qua các ngân hàng có thể lên tới cả trăm tỷ một ngày. Nếu nhân ra thì con số 2% này là không hề nhỏ . Khổ nhất là các anh chị em công nhân viên chức mỗi lần lãnh lương muốn chuyển về quê cho gia đình thì nay lại phải ” lực bất tòng tâm” vì quy định thu phí ngân hàng của các nhà băng này.


Trao đổi về vấn đề này, một lãnh đạo ngân hàng nhỏ cho hay “việc quy định thu phí dịch vụ ngân hàng thì NHNN đã cho phép ,tuy nhiên về giá cả thì mỗi nơi một kiểu ,ngân hàng nào có thế mạnh về dịch vụ thì lợi nhuận về khoản đầu tư này thì rất khủng. Còn ngân hàng nhỏ như chúng tôi, hệ thống ATM và phòng giao dịch bị giới hạn nên mạng lưới khách hàng rất ít, chủ yếu hoạt động cho vay là mảng chính còn mảng dịch vụ chủ yếu hoạt động cho có lệ và hoàn toàn miễn phí, thậm chí còn phải đứng ra trả thay cho khách hàng.” Vị này cho hay.


Thiết nghĩ, việc các ngân hàng thu phí là một việc cần thiết nhằm cung cấp dịch vụ của ngân hàng mình ngày càng tốt hơn, cũng như các khoản đầu tư mà mình bỏ ra giờ mới lấy phí thì không có gì phải bàn cãi .Tuy nhiên sẽ là quá lạm dụng khi thu những khoản vô lý thì các ngân hàng ngày càng rời xa khách hàng và ngân hàng nhà nước sớm ra văn bản quy định về việc thu phí dịch vụ ngân hàng,tránh việc độc quyền mạnh ai nấy thu như hiện nay.


Theo Hsbank Việt Nam



Thu phí dịch vụ ngân hàng: DongAbank thu phí không hợp lý

9 thg 4, 2014

Mẹo sử dụng thẻ thanh toán quốc tế tại nước ngoài

Do có thể thực hiện giao dịch bằng bất kỳ loại tiền nào trên thế giới, thẻ thanh toán quốc tế gọn nhẹ, hữu dụng khi đi nước ngoài. Chủ thẻ còn được hưởng các ưu đãi áp dụng trên toàn cầu.


Thông thường với những người không có thẻ thanh toán quốc tế thì khi đi nước ngoài phải tìm cách mua ngoại tệ của nước mình sắp đến hoặc mua USD để sang bên đó quy đổi. Tuy nhiên, việc này sẽ gặp một số phiền toái như mất thời gian đổi tiền, không đổi được tiền lẻ để dễ chi tiêu, mang tiền mặt theo người gặp phải rủi ro mất trộm hoặc hải quan không cho mang theo số lượng tiền lớn…


Thẻ thanh toán quốc tế giúp giải quyết được các vấn đề trên vì có thể thực hiện giao dịch bằng bất kỳ loại tiền nào trên thế giới. Thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại máy ATM, thanh toán quẹt thẻ, thanh toán online tại tất cả điểm chấp nhận thẻ của tổ chức quốc tế như Visa, Master… trên toàn cầu, lại còn được hưởng ưu đãi giảm giá khi thanh toán.


Bạn sẽ không phải mất công đổi tiền của bản địa mà ngân hàng sẽ tự động quy đổi loại tiền tệ đó sang đồng Việt Nam theo tỷ giá niêm yết của ngân hàng. Bạn sẽ mất thêm phí chuyển đổi chi tiêu ngoại tệ khoảng 2-3% tùy từng ngân hàng, nhưng nếu so với chi phí chênh lệch tỷ giá mua hoặc bán ngoại tệ khi đổi tiền (thường là 2 lần, từ VND sang USD và từ USD sang ngoại tệ bản địa) thì khoản phí này thực tế là thấp hơn. Ngoài ra, bạn còn tiết kiệm được thời gian đi đổi tiền và rủi ro mất tiền khí cầm tiền mặt theo người. Hơn nữa, nếu sử dụng quẹt thẻ thanh toán, bạn sẽ được hưởng giảm giá lên tới 50% tại các điểm ưu đãi của tổ chức thẻ quốc tế.


Tài chính thông minh chia sẻ vài mẹo sau để an toàn và tiện lợi hơn trong việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế tại nước ngoài:


- Kiểm tra xem bạn đã ký vào dải băng chữ ký ở mặt sau của thẻ chưa vì tại nước ngoài để tránh việc sử dụng thẻ của người khác, khi thanh toán họ có thể kiểm tra bằng cách đối chiếu chữ ký của bạn trên hóa đơn với chữ ký trên thẻ trùng khớp.


- Lưu lại số điện thoại hotline của ngân hàng được in trên mặt sau của thẻ để được hỗ trợ khi bạn gặp một số rủi ro như bị mất thẻ, bị nuốt thẻ tại ATM của nước ngoài hay không được hưởng ưu đãi giảm giá như ngân hàng thông báo. Lưu ý khi liên hệ từ nước ngoài bạn phải gọi vào số máy điện thoại cố định có mã (+84) của Việt Nam.


- Kiểm tra lại số dư trong tài khoản cá nhân xem có đủ chi tiêu hay không, nếu không đủ bạn nên chuyển thêm tiền vào tài khoản vì bạn đang dùng thẻ thanh toán quốc tế và chi tiêu bằng tiền của mình (khác với thẻ tín dụng là bạn có thể chi tiêu bằng tiền của ngân hàng và trả sau).


- Khi lập kế hoạch cho chuyến đi nước ngoài, bạn có thể truy cập vào website của ngân hàng phát hành thẻ và tìm các chương trình ưu đãi giảm giá để đặt vé máy bay. Rất nhiều hãng hàng không thường xuyên có ưu đãi dành cho thanh toán qua thẻ hoặc có chương trình giá vé siêu rẻ trong một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể chủ động “săn” vé qua mạng, cơ hội sẽ cao hơn nhiều khi đặt vé trực tiếp tại các phòng vé hoặc đại lý.


- Đặt khách sạn tại nước ngoài không phải lo nghĩ nữa, các trang đặt khách sạn trực tuyến cũng luôn có ưu đãi dành cho chủ thẻ thanh toán quốc tế, một vài điểm đến còn được giảm thêm % trên giá đã giảm áp dụng cho thẻ của một số ngân hàng. Ví dụ như trong tháng 4 này, khi đặt khách sạn trên trang agoda.com mà thanh toán bằng thẻ Techcombank Visa còn được giảm thêm 8% khi đi Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.


- Vào mùa du lịch hàng năm là tháng 7, 8 và tháng 10, 11, 12 thường có các ưu đãi giảm giá “Grand sales” khi mua sắm tại các khu trung tâm thương mại lớn, các điểm chấp nhận thẻ. Bạn nên lựa chọn đi du lịch vào các thời điểm này để tha hồ tận hưởng mua sắm thoải mái các món đồ mình thích với giá rẻ. Hãy truy cập vào webiste của ngân hàng phát hành thẻ và tổ chức thẻ quốc tế để tìm các địa điểm ưu đãi tại nước mình sắp đến và lên kế hoạch du hí cho mình.


- Mang theo thẻ thanh toán quốc tế đi nước ngoài nếu muốn bạn có thể rút tiền mặt tại các máy ATM, nhưng tốt nhất là thanh toán bằng quẹt thẻ bởi tại nước ngoài thì các điểm chấp nhận thẻ rất phổ biến và thuận tiện. Bạn nên để ý logo của tổ chức thẻ quốc tế (như Visa, Master, JCB hay American Express) trên thẻ của bạn với logo nhận diện được dán/đặt tại các điểm chấp nhận thẻ, trên máy ATM vì nếu trùng thì bạn mới có thể thanh toán hay rút tiền được.


- Hãy đăng ký với ngân hàng dịch vụ truy vấn thông tin biến động tài khoản qua điện thoại và đăng ký với nhà mạng dịch vụ chuyển vùng “roaming” điện thoại. Cách này ngay cả khi bạn đang ở nước ngoài, nhưng mọi biến động tài khoản, chi tiêu mua sắm qua thẻ đều được ngân hàng gửi tin nhắn thông báo cho bạn. Lỡ có bị tính tiền sai, hay mất thẻ và người khác sử dụng bất hợp pháp thì có thể phát hiện được ngay và báo về tổng đài hotline của ngân hàng để hỗ trợ.


Để mở thẻ bạn có thể đăng ký online tại đây hay liên hệ chi nhánh Techcombank gần nhất hoặc gọi đến hotline 1800 588 822.



Mẹo sử dụng thẻ thanh toán quốc tế tại nước ngoài

Oceanbank dành 1.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp xây lắp vay ưu đãi

Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) dành 1.000 tỷ đồng chocác doanh nghiệp xây lắp vay với lãi suất 8,5%/năm cùng nhiều ưu đãi khác thông qua gói sản phẩm “Cấp tín dụng doanh nghiệp xây lắp.”


Lãnh đạo OceanBank cho biết, chương trình này nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây lắp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.


Khoản vay sẽ được OceanBank cho vay với mức lãi suất 8,5%/năm trong 03 tháng đầu, đây là mức lãi suất ưu đãi giảm 2%-3%/năm so với mức lãi thông thường.


Bên cạnh đó, khách hàng còn được hưởng các ưu đãi về phí như giảm tới 30% phí bảo lãnh, giảm 30% phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống liên quan đến công trình/dự án do OceanBank tài trợ vốn trong vòng 03 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.


Sản phẩm hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp xây lắp để thanh toán các chi phí thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư, phù hợp với dự toán công trình đã được chủ đầu tư phê duyệt như: thanh toán tiền mua hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào; thanh toán tiền lương nhân công, chi phí vận chuyển, thuê lán trại; thanh toán cho nhà thầu phụ và các chi phí hợp lý khác phù hợp với dự toán đã được phê duyệt.



Oceanbank dành 1.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp xây lắp vay ưu đãi

MB tiếp cận khách hàng Nhật Bản thông qua Shinsei Bank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh với Ngân hàng Shinsei (Shinsei Bank) – một trong những tổ chức tài chính lớn của Nhật Bản hiện nay.


Với việc ký kết này, MB hướng tới việc mở rộng thị phần, tiếp cận các khách hàng Nhật Bản đang hoặc sắp đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận nhu cầu sử dụng của các khách hàng quốc tế.


Theo cam kết, MB và Shinsei Bank sẽ liên kết giới thiệu các khách hàng tiềm năng và cung cấp các giải pháp tài chính đến khách hàng đó. Trong tương lai, Shinsei Bank và MB sẽ xem xét mở rộng hợp tác bao gồm cả những hoạt động ngân hàng cơ bản như: tài trợ thương mại, bảo lãnh, chuyển tiền, thu chi hộ, thu hút huy động…


Ngoài ra, thông qua cam kết này, hai bên sẽ có cơ hội hợp tác nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chia sẻ kinh nghiệm và các thông tin về thị trường cho nhau.


Hiện nay, Shinsei Bank tăng cường sự hiện diện tại châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, trong đó có bao gồm thị trường Việt Nam, với mục tiêu tăng cường hỗ trợ cho các khách hàng Nhật Bản tại thị trường nước ngoài.


Trong những năm gần đây, MB không ngừng phát triển, trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu thị trường tài chính ngân hàng trong nước ở nhiều chỉ tiêu kinh doanh cơ bản.


Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của MB đạt trên 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 3.000 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này đều cao nhất nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần không do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Tăng trưởng huy động và dư nợ cho vay lần lượt đạt 18% và 16%, cao hơn bình quân toàn ngành (12,51%). Trong khi đó, nợ xấu dưới 2,5% – thấp hơn bình quân chung của toàn ngành./.



MB tiếp cận khách hàng Nhật Bản thông qua Shinsei Bank