27 thg 1, 2014

“Đại án” ngân hàng: Đạo đức thua ma lực đồng tiền?

Từ những vụ đại án trong ngành ngân hàng (NH) được phanh phui như vụ Bầu Kiên, “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như, hay hàng loạt cán bộ cấp cao Ngân hàng sa lưới… khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ.



Thông tin Tài chính – Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất




Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng chuyện đào tạo cán bộ NH đang bị bỏ lỏng nên mới dẫn tới chuyện cán bộ bòn rút hàng ngàn tỷ đồng, lừa đảo hàng chục khách hàng trong một thời gian dài mà NH không hề hay biết?


Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo nhân lực cho ngành NH, bà Đào Chân Phương – Giám đốc Đào tạo Viện Nhân lực ngân hàng tài chính (BITC) nhìn nhận, nguyên nhân không đơn thuần từ ma lực đồng tiền quá mạnh hay rủi ro tín dụng mà chính là do lổ hỏng đạo đức nghề, rủi ro quy trình vận hành của các nhà băng.


Hình ảnh hàng loạt cán bộ NH từ cấp cao tới nhân viên “quèn” bị rơi vào vòng lao lý, phạm tội… gợi cho bà những suy nghĩ gì?


Đứng ở vị trí người đào tạo nhân lực cho ngành NH, chắc chắn sẽ không ai vui với những hình ảnh, tin tức đó.


Đội ngũ nhân lực NH đã cơ bản đáp ứng được sự phát triển của ngành trong thời gian qua, song nhìn nhận một cách khách quan thì chất lượng nguồn nhân lực còn chưa cao. Hoạt động NH bản chất của nó đã mang nhiều rủi ro, lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Ngay khi trên ghế nhà trường sinh viên đều đã được giáo dục điều này nhưng vì sao vẫn có người mắc lỗi, phạm tội? Vì lợi nhuận bao giờ cũng là điều cuốn hút nhất. Cộng với sức ép chỉ tiêu từ các cổ đông nên dù tăng trưởng ra sao thì mục tiêu kinh doanh cuối cùng của bất kỳ nhà băng nào vẫn là lợi nhuận.


Có một thời gian dài các NH bị cuốn vào chuyện “chạy đua” tăng trưởng tín dụng để đạt chỉ tiêu, vì thế đã có phần sao nhãng việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật tuân thủ cho nhân viên.


Và khi vào làm việc dù được đào tạo lại, song chủ yếu vẫn chỉ là đào tạo những kiến thức sơ đẳng, phổ biến văn bản quy định mà chưa chú trọng tới đào tạo đạo đức nghề, văn hóa tuân thủ. Chính vì vậy, dẫn tới những cách hiểu sai lệch, coi nghề này là nghề “hái ra tiền”, nghề “cổ cồn trắng” với mức thu nhập khủng…


Rõ ràng, những hành vi phạm tội trong các NH có thể ngăn chặn ngay từ đầu nếu môi trường xung quanh là “sạch”, không ai cho phép và dung thứ những hành vi phạm tội, lừa đảo đó. Khi không được đào tạo về nhận thức nghề nghiệp, lại đối diện với ma lực đồng tiền, hệ thống quản trị rủi ro vận hành lỏng lẻo, tất yếu nhiều người sẽ dễ dàng nảy sinh lòng tham và sa chân phạm luật lúc nào không hay.


Với kinh nghiệm tư vấn cho các ngân hàng thương mại, theo bà các nhà băng cần làm gì để “bịt” lỗ hỏng quản trị?


Đây quả thực là câu hỏi rộng và khó. Với kinh nghiệm làm tư vấn cho các NH, tôi cho rằng ngoài chuyện đào tạo ra thì hoạt động NH luôn chứa đựng rủi ro vận hành, bao gồm ý thức, quy trình vận hành. Nhưng quy trình là do con người làm ra, thực hiện thì kiểu gì cũng có sai sót. Nếu thực hiện quy trình lỗi hậu quả sẽ là rất lớn.


Ở điểm này cần nhìn nhận, quy trình quản lý rủi ro nói chung và rủi ro vận hành nói riêng tại các nhà băng đã được coi trọng đúng mực hay chưa? Theo tôi, cấp thiết phải nâng cao tính hiệu quả của bộ phận kiểm soát độc lập, ban kiểm soát trong NH… Ngay cả những cán bộ trong các bộ phận này cũng cần được đào tạo lại kỹ năng nhận biết các mắt xích yếu của quy trình; học cách xử lý tình huống tại chỗ rồi mới đề xuất ngừa rủi ro bền vững được.


Hối hả chạy theo chỉ tiêu, ma lực đồng tiền nhiều cán bộ ngân hàng quên đạo đức nghề, sa chân, mắc cạn vào lao lý.[/caption]


Trong các chương trình đào tạo của BITC, quan điểm của chúng tôi là luôn đưa ra bức tranh tổng thể, giảng dạy cho sinh viên biết rủi ro của ngành NH là gì chứ không đơn thuần chỉ là rủi ro tín dụng. Vì thực tế mọi câu chuyện cá nhân cán bộ NH phạm tội, rơi vào vòng lao lý thời gian qua cho thấy nguyên nhân chính là rủi ro vận hành, đạo đức nghề nghiệp.


Cái khó hơn, ở đây là câu chuyện “con gà quả trứng”, nên cần sự cam kết, định hướng rõ ràng và quyết liệt từ Hội đồng quản trị NH. Họ phải tách bạch được câu chuyện tăng trưởng và chấp nhận khẩu vị rủi ro tới đâu là phù hợp nhất, có chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận bằng mọi giá hay không…. Khi đã xác định khẩu vị của NH mình ở mức độ nào, có chủ trương nhất quán thì việc triển khai từ trên xuống dưới trong hệ thống sẽ thuận lợi hơn nhiều.


Ngành NH đang trải qua giai đoạn kinh doanh khó khăn và cả những lùm xùm tai tiếng khi hàng loạt vụ đại án, tham nhũng… được khui ra. Liệu năm 2014 ngân hàng có còn là lĩnh vực nóng thưa bà?


Đúng là ngành NH vừa trải qua một năm kinh doanh khó khăn và 2-3 năm qua các NH đã cơ cấu lại, tinh giản lại bộ máy khá nhiều. Nhưng tôi cảm nhận, vẫn có rất nhiều sinh viên thích ngành, lựa chọn lĩnh vực tài chính – NH làm ngành học mình theo đuổi. Thậm chí, nhiều sinh viên không học NH ra nhưng vẫn muốn thi tuyển vào làm NH. Điều này cho thấy triển vọng của ngành vẫn còn rất lớn.


Xáo trộn mạnh nhất chính là sự sàng lọc nhân lực để bộ máy vận hành chuyên nghiệp, tốt nhất có thể. Sàn lọc nhưng các nhà băng sẽ vẫn tuyển mới để đảm bảo 1 lượng nhân sự tối thiểu cho ngân  hàng vận hành tốt. Vì thế trong năm 2014 số lượng nhân lực NH sẽ không giảm đi nhiều


Còn tới năm 2015 khi hoàn tất quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, số lượng nhà băng ở khối thương mại cổ phần sẽ giảm đi, nhiều NH đi về hướng chuyên môn hóa, cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới việc tuyển mới nhân lực, nhưng không nhiều.



Theo Infonet.vn


“Đại án” ngân hàng: Đạo đức thua ma lực đồng tiền?

26 thg 1, 2014

Điều tra vụ chủ nợ bị chém bể đầu

Gia đình anh Lê Đức Khánh cho biết, anh bị con nợ chém bể đầu khi đi đòi khoản nợ 350 triệu đồng.



Ngày 26/1, trung tá Trần Văn Thương, Trưởng công an phường Vĩnh Niệm (quận Lê Chân, Hải Phòng) cho biết, đơn vị đã chuyển hồ sơ vụ anh Lê Đức Khanh (37 tuổi, trú 234 đường Thiên Lôi, quận Lê Chân) bị chém xẻ đầu khi đòi nợ tại nhà nghỉ K.H. lên Công an quận Lê Chân để điều tra theo thẩm quyền.


Trước đó, trưa 23/1, anh Khanh cùng vợ là chị Nguyễn Thị Thu và bác là ông Phạm Văn Quang tới nhà nghỉ K.H. (gần nhà Khanh) tìm Trần Văn D. (28 tuổi, con chủ nhà nghỉ) để đòi khoản nợ 350 triệu đồng.


Theo chị Thu, khi 3 người tới trước cửa nhà nghỉ thì người nhà D. ra cản đường nói anh ta không có nhà. Sau đó, giữa 2 bên đã xảy ra cự cãi to tiếng. Ông L. chủ nhà nghỉ và Trần Văn K. (em trai D.) đã dùng gậy, tuýp sắt tấn công anh Khanh.


Lúc đó, D. từ trên gác cầm kiếm xuống chém vào đầu anh Khanh, khiến anh phải đi cấp cứu tại bệnh viện.


Theo chị Thu, khoản nợ này D. và một người bạn anh ta đã vay của Khanh từ hơn 1 năm nay nhưng không chịu trả. Cụ thể, giữa năm 2012, D. cùng Nguyễn Đức L. có mang 2 xe ô tô tới tiệm cầm đồ của anh Khanh thế chấp để vay 1 tỷ đồng.


Do quen biết trước nên khi D. và L. nói xe ô tô đó của gia đình họ, anh Khanh đã đồng ý cầm xe cho vay tiền. Tuy nhiên, quá hạn trả tiền, D. và L. tới nói xe ô tô cầm tại tiệm của Khanh là xe đi thuê. Họ đề nghị trả trước cho Khanh 650 triệu đồng để lấy xe ô tô mang trả. Số tiền 350 triệu còn lại, họ viết giấy nhận nợ, hẹn sẽ trả sớm.


Tuy nhiên, sau khi trả xe cho con nợ, anh Khanh nhiều lần gọi điện và tìm gặp đòi tiền nhưng không được vì D. và L. đã “lánh” đi nơi khác. Đến 23/1, biết D. về nhà ăn tết nên anh Khanh tới đòi khoản nợ đọng từ năm 2012 nhưng đã bị chém vào đầu.



Theo Tiền Phong


Điều tra vụ chủ nợ bị chém bể đầu

25 thg 1, 2014

Gửi tiền vào ngân hàng: Lo nhất là đạo đức cán bộ


Dù được dự báo gửi tiền tiết kiệm sẽ là lựa chọn tối ưu trong năm 2014, nhưng việc có nguy cơ bị “phủi tay” do cán bộ làm bậy như trong vụ siêu lừa Huyền Như khiến không ít người gửi tiền lo lắng.



Người gửi tiền bất an


Dành trọn cả buổi sáng để tìm kiếm trên mạng, đọc kỹ các điều khoản, quy định về gửi tiền tại các ngân hàng nhưng chị Hương, chủ một doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội không an tâm khi nghĩ về việc nhân viên ngân hàng làm bậy còn ngân hàng chưa đủ giám sát chặt chẽ để đảm bảo chống rủi ro kiểu này cho khách hàng.


“Chứng khoán chập chờn, vàng không có sóng, bất động sản tê liệt, không có mấy giao dịch nên lựa chọn duy nhất còn lại chỉ là gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi. Tuy nhiên, vụ án của siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như đang xử khiến tôi rất lo lắng. Tích cóp cả đời được chút ít tiền, lỡ dại gặp phải nhân viên ngân hàng làm giả giấy tờ rồi chiếm đoạt tiền, chỉ còn nước ra đường”, chị Hương nói.


Trao đổi với PV, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng vụ án xét xử siêu lừa Huyền Như chưa có kết luận cuối cùng nhưng người dân có tiền về cơ bản hoàn toàn yên tâm khi thực hiện giao dịch tại các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng. Theo ông Kiêm, quyền lợi của người gửi tiền trong vụ lừa đảo của Huyền Như sẽ được đảm bảo như thế nào, sẽ còn phải chờ.


“Không ai để xảy ra chuyện ngân hàng chối bỏ trách nhiệm với người gửi tiền khi mà họ đã đến thực hiện giao dịch gửi, nhận tiền, nhận sổ tiết kiệm tại các phòng giao dịch của ngân hàng cả. Ngân hàng lấy lý do cho rằng nhân viên đã nghỉ việc, đã bị kỷ luật để chối trách nhiệm cũng không được vì sẽ có cơ quan chức năng vào kiểm tra, kết luận”, ông Kiêm nói.


Đạo đức cán bộvà lỗ hổng quản trị


Một lãnh đạo thuộc cơ quan Giám sát Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho hay, trước lỗ hổng trong quản trị ngân hàng xảy ra ở vụ Huỳnh Thị Huyền Như của Vietinbank (năm 2011), năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm kiểm soát hệ thống tốt hơn.


“Chúng tôi đã ban hành cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ về cho vay; Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh Ngân hàng. Thông tư 01 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 21 ban hành hồi tháng 6/2012 về các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng (một trong những điểm bổ sung là tại thời điểm đi vay, các ngân hàng không được có khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại một ngân hàng khác – trừ trường hợp được Thống đốc cho phép đi vay). Tất cả những văn bản trên nhằm củng cố, giám sát hệ thống một cách chặt chẽ hơn”- Vị này cho biết.


Với việc chối bỏ trách nhiệm có liên quan những khoản tiền gửi ở vụ siêu lừa Huyền Như của Vietinbank, người dân liệu còn có thể đặt niềm tin vào các ngân hàng hay không? Cũng một cán bộ thanh tra ngân hàng chia sẻ.


Theo ông, trong vụ việc đặt ra hai tình huống. “Nếu tiền đã vào hệ thống Vietinbank, chắc chắn cho kiểm tra sẽ ra ngay. Việc xóa đi giao dịch là không thể”- Ông khẳng định và phân tích kỹ hơn: Khi gửi tiền vào tức là đưa tiền vào quỹ (người gửi tiền nộp tiền lập tức thủ quỹ sẽ có phiếu thu). Căn cứ vào phiếu thu đó, bộ phận kế toán quỹ sẽ hạch toán tài khoản người gửi và kế toán trả vào số tài khoản.


Trong ngày hôm đó, tiền thế nào cũng phải lên cân đối trong ngày. Còn với các khoản tiền nếu là chuyển khoản của các ngân hàng sẽ có bút toán chuyển tiền đi, có tài khoản nơi đến. Ví như trường hợp một ngân hàng nào đó đã thanh toán, cuối ngày họ có thể kiểm tra qua thanh toán điện tử liên ngân hàng, điều này trung tâm thanh toán Ngân hàng Nhà nước sẽ biết”.


Trường hợp nữa, nếu tiền giao dịch không vào tài khoản như đại diện Vietinbank cho hay thì lúc này sẽ rơi vào khía cạnh cán bộ đó đã dựa vào môi trường ngân hàng của Vietinbank để đi lừa đảo. Tuy nhiên, dù thế nào, vị thanh tra lưu ý về tổng thể, ngân hàng nào cũng có công cụ kiểm soát tiền vào – ra trong hệ thống ngân hàng và có chương trình quản trị kiểm soát rủi ro, nên việc gửi tiền tuân theo một quy trình rất chặt.


“Vụ Huỳnh Thị Huyền Như là bài học lớn cần lưu tâm về đạo đức cán bộ ngân hàng không chỉ với riêng Vietinbank mà cả hệ thống. Đây là điển hình của việc cán bộ ngân hàng lợi dụng danh nghĩa đi lừa” – vị này nhấn mạnh.




Tiền phong




Gửi tiền vào ngân hàng: Lo nhất là đạo đức cán bộ

Bắt giám đốc Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn


Theo nhận định của cơ quan cảnh sát điều tra, đây là một tổ chức tội phạm mang tính chất xuyên quốc gia, bao gồm người trong nước cấu kết với tội phạm nước ngoài để thực hiện hành vi buôn lậu.



Hôm qua 24.1, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh khám xét và bắt tạm giam 4 tháng, gồm: Lê Dũng (Giám đốc Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn – CPTPCN SG), Trần Thị Bích Tuyền (đại diện Công ty Blue C.T Campuchia), Nguyễn Quốc Dung (hành nghề tự do, ngụ Q.Tân Bình), Quách Văn Quý (Phó giám đốc chi nhánh Bình Đông thuộc Công ty CPTPCN SG), Mai Khắc Trường, Lê Tiến Cường (nhân viên Công ty CPTPCN SG), Phạm Tấn Đức (quyền Giám đốc chi nhánh Bình Đông) để điều tra làm rõ về hành vi buôn lậu.


Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, ngày 24.9.2013, tại cảng Cát Lái, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam đã kiểm tra phát hiện trên tờ khai hải quan (ngày 20.9.2013) do Công ty CPTPCN SG (nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) mở, ghi tên hàng xuất khẩu trong 2 container là thuốc lá điếu trị giá hàng hóa hơn 23,6 tỉ đồng. Tuy nhiên hải quan kiểm tra thực tế phát hiện 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng.


Trong khi Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam đang thực hiện lệnh khám phương tiện vận tải đối với 2 container trên thì một người của Công ty Blue C.T Campuchia vận chuyển tiếp 2 container chứa 2.059 thùng thuốc lá trong đó có 1.140 thùng thuốc lá hiệu Bastos và 919 thùng thuốc lá hiệu Caraven “A” vào cảng Khu vực IV (Cảng ICD III Transimex) nhằm đánh tráo 2 container chứa số gạo bị phát hiện trước đó. Tuy nhiên, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn Khu vực IV (ICD) Transimex đã phát hiện và tạm giữ số hàng trên để phục vụ cho công tác điều tra xử lý.


Ngày 3.10.2013, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã ra quyết định khởi tố vụ án buôn lậu và chuyển hồ sơ, tang vật cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP.HCM để điều tra xử lý theo thẩm quyền.


Theo nhận định của cơ quan cảnh sát điều tra, đây là một tổ chức tội phạm mang tính chất xuyên quốc gia, bao gồm người trong nước cấu kết với tội phạm nước ngoài để thực hiện hành vi buôn lậu. Thực tế bản chất của bọn chúng là nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước bằng cách thành lập các công ty tại nước ngoài, ký kết các hợp đồng kinh tế giả tạo, xuất khẩu với loại hàng hóa có giá trị thấp nhằm tạo dựng bộ hồ sơ xuất khẩu hoàn chỉnh để hoàn thuế GTGT. Khi cơ quan chức năng tiến hành điều tra thì các đối tượng nước ngoài lẩn trốn, các đối tượng trong nước đổ trách nhiệm cho người nước ngoài, gây khó khăn cho điều tra.



Thanh niên




Bắt giám đốc Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn

Đến nhà chiều khách: Ngân hàng đẩy nhân viên phạm luật?


Huỳnh Thị Huyền Như mới hơn 30 tuổi mà lừa đảo được những 4.000 tỷ đồng của hàng loạt tổ chức tín dụng, cá nhân và doanh nghiệp được xếp hạng siêu lừa bậc nhất lịch sử ngân hàng.



Tiện ích gia tăng: Miếng mồi ngon


Trong quá trình tranh luận tại tòa, một trong những lý do để cả Viện Kiểm sát lẫn luật sư của Vietinbank đưa ra để bác bỏ trách nhiệm là các giao dịch được thực hiện ngoài trụ sở Vietinbank nên được coi như là giao dịch với cá nhân bà Huyền Như.


Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mấy năm gần đây, các ngân hàng đang cải thiện rất mạnh chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng với hàng loạt tiện ích được đưa ra: thu tiền tận nơi, giao dịch qua fax…


Trong đó, rất nhiều lần, các cán bộ ngân hàng vác máy đếm tiền, hồ sơ sổ sách đi thu tiền cho khách hàng. Đây là các hoạt động đều diễn ra ngoài trụ sở của ngân hàng và liệu một ngày kia, toàn bộ số tiền gửi của khách hàng nếu giả bị nhân viên ngân hàng sử dụng các biện pháp tương tự như trong vụ án này để chiếm đoạt, ngân hàng phủi trách nhiệm thì người dân sẽ mất toàn bộ tiền.


Với tinh thần phục vụ tận nơi, các chuyên viên quan hệ khách hàng cũng thường xuyên đến trụ sở các doanh nghiệp để làm các thủ tục mở tài khoản cho khách hàng (Thủ tục mở tài khoản bao gồm đăng ký chữ ký, đăng ký mẫu dấu….). Sau khi ra về, chuyên viên quan hệ khách hàng mang “cái gì” về cho ngân hàng hay như Viện Kiểm sát lại đổ lỗi cho khách hàng là “tự mở cửa, bất cẩn” để tự rước họa vào thân.


Liệu các công dân gửi tiền có trách nhiệm và nghĩa vụ phải xác minh con dấu, chữ ký trên thẻ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi hay không?


Qua vụ việc như thế này, câu hỏi rất lớn sẽ tiếp tục đặt ra: Liệu hàng tiện ích gia tăng, tiện ích mềm nhằm đem đến sự thoải mái của khách hàng, đặc biệt là các KH VIP của các ngân hàng sẽ có trở thành miếng mồi ngon cho các hành vi lừa đảo?. Người gửi thì tiền vẫn mất vì Tòa có tuyên trả lại tiền thì chắc chắn kẻ lừa đảo không còn tiền để trả, ngân hàng thì không còn trách nhiệm.


Một tiện ích gia tăng nữa là tiền gửi ngân hàng để cho an toàn. Nhưng giờ đây, Ngân hàng tuyên bố khách hàng phải tự bảo vệ tài khoản thanh toán. Cái việc “tự khách hàng” này thì khách hàng phải làm gì?. Khách hàng có thể tự bảo vệ mật khẩu của mình là trách nhiệm của khách hàng. Nhưng giờ khách hàng phải tự bảo mật cả chữ ký của mình?. Tự kiểm soát cán bộ ngân hàng nào truy cập vào tài khoản mình, giả chữ ký mình để chuyển tiền đi….? Có lẽ, cái đấy ngoài tầm với của khách hàng.



Đừng phạm pháp


Tất cả các tổ chức tín dụng sập bẫy Huỳnh Thị Huyền Như đều xuất phát là do các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh.


Thời kỳ Huyền Như phạm tội là giai đoạn nóng bỏng về nguồn vốn trên thị trường, áp lực huy động – cho vay đều lớn. Giai đoạn này, để tránh tình trạng leo thang, Ngân hàng Nhà nước quy định rất chặt về trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng đều ngấm ngầm có các hành vi vi phạm pháp luật: nhận thêm, nhận ngoài lãi suất, vượt trần theo quy định.


Trước đó, trong các kết quả thanh tra giám sát, chưa thấy báo cáo nào về tình trạng vi phạm pháp luật này mà chỉ có vài vụ lẻ tẻ. Trong khi đó, khi Cơ quan Điều tra tiến hành truy xét thì lại ra một danh sách hơn 30 ngân hàng có các hành vi vi phạm và phải tách sang một vụ án khác.


Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các tổ chức tín dụng lại đều là các đơn vị lớn, có cơ cấu tổ chức rõ ràng và hoạt động cần tuân thủ theo pháp luật nên không thể có chuyện dấm dúi làm ăn để rồi bị lừa hết cả tiền.


Trưởng một phòng giao dịch mang danh nghĩa ngân hàng đi huy động vượt trần lãi suất thì liệu có phải là do tự PGD nghĩ ra hay là tư duy chung, chỉ đạo chung của cả hệ thống? Trong vụ này, có sự tham gia của cả một cấp là giám đốc chi nhánh thì khó lòng nào mà nói là chỉ một cán bộ tự ý thỏa thuận ngoài.


Ở đây, vấn đề trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra đang xử lý. Tuy nhiên, khâu hình sự chỉ là đối với các cá nhân, còn bản thân các pháp nhân phải bị trừng phạt vì các hành vi làm ăn vi phạm pháp luật của mình.


Nhìn ra quốc tế, các định chế tài chính lừng danh như JP Morgan, HSBC… cũng đã từng phải chịu những án phạt kỷ lục vì các hành vi vi phạm pháp luật của mình. Có lẽ vậy, Cơ quan Thanh tra – Giám sát ngân hàng cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc đối với tất cả những tổ chức liên quan, cả đi gửi, lẫn nhận tiền gửi để răn đe các hành vi vi phạm pháp luật.



VEF




Đến nhà chiều khách: Ngân hàng đẩy nhân viên phạm luật?

24 thg 1, 2014

Bác yêu cầu đòi Vietcombank trả lại 5.500 đồng phí ATM


Ngày 23-1, xử sơ thẩm, TAND quận 1, TP.HCM đã bác yêu cầu của ông Phạm Văn Quang (ngụ phường 11, quận Gò Vấp) đòi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) trả lại… 5.500 đồng phí ATM.



Tại tòa, ông Quang trình bày: ngày 3-4-2013, ông đến trụ ATM của VCB đặt ở Quang Trung (Gò Vấp) để rút 15 triệu đồng. Mọi khi ông chỉ cần giao dịch ba lần (mỗi lần được rút 5 triệu đồng), tốn phí 3.300 đồng (bao gồm 10% VAT). Tuy nhiên, thời điểm đó trụ ATM ở đây chỉ còn tiền mệnh giá 50.000 đồng nên ông buộc phải rút đến tám lần, mỗi lần 1.750.000 đồng nên mất 8.800 đồng tiền phí. So với mọi lần, ông đã mất thêm 5.500 đồng và là hành vi lừa dối khách hàng để thu lợi thêm nên ông khởi kiện.


Trong quá trình tòa thụ lý vụ án, ông Quang còn bổ sung yêu cầu khởi kiện đòi lại 50% phí dịch vụ SMS đăng ký báo số dư tài khoản qua di động mà mỗi tháng Ngân hàng VCB đã thu của ông 8.800 đồng suốt từ năm 2010. Lý do tài khoản của ông tại VCB là tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất. Và lãi suất cũng là số dư nhưng VCB không báo qua SMS là không đúng với những gì đã cam kết về dịch vụ. Ông yêu cầu VCB phải trả lại cho ông 158.400 đồng cho khoản này.


Theo lý giải của VCB, ngân hàng không thể chỉ nạp vào ATM một loại mệnh giá 500.000 đồng để đảm bảo luôn chi cho khách đủ 5 triệu đồng/giao dịch, mà phải nạp tiền vào ATM với nhiều mệnh giá khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Mặt khác, khe cửa trả tiền ở máy ATM chỉ cho phép đưa ra tối đa 35 tờ/lần nên trường hợp máy không còn loại mệnh giá 500.000 đồng, khách chỉ được rút tối đa 3,5 triệu đồng (mệnh giá 100.000 đồng) và 1.750.000 đồng (mệnh giá 50.000 đồng). Ông Quang có quyền chọn trụ ATM khác để giao dịch. Còn dịch vụ SMS, ngân hàng không có cam kết báo lãi trên số suất dư. Do đó VCB không chấp nhận cả hai yêu cầu của ông Quang.


HĐXX nhận định: Căn cứ vào hợp đồng hai bên về việc sử dụng ATM và tại thời điểm giao dịch ông Quang đã đồng ý rút số tiền mỗi lần 1.750.000 đồng, không có việc ông bị áp đặt phải rút số tiền trên. Về việc dịch vụ SMS thì VCB đã làm đúng nên không có lỗi. Do đó, tòa bác toàn bộ yêu cầu của ông Quang, buộc ông chịu án phí dân sự 200.000 đồng.


Sau khi tòa tuyên án, ông Quang nói sẽ kháng cáo.


Theo các cán bộ tố tụng, đây là vụ kiện lạ, đầu tiên về loại dịch vụ ATM của ngân hàng. Còn nguyên đơn khẳng định việc đi kiện không phải vì nổi tiếng và “có phước mới đáo tụng đình”.



Pháp luật TPHCM




Bác yêu cầu đòi Vietcombank trả lại 5.500 đồng phí ATM

Thông tin thêm vụ Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang phát hành chứng thư bảo lãnh

Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang cũng ký chứng thư bảo lãnh trị giá 20 tỉ đồng cho công ty của chủ tịch HĐQT của quỹ.


Tối 23-1-2014, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang đã bắt khẩn cấp nguyên phó giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang (Quỹ TDND Hậu Giang) Bùi Chí Linh (37 tuổi, ngụ ấp Hòa An B, xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Cơ quan điều tra cũng thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Linh, thu giữ một xe ô tô, nhiều tài liệu liên quan. Cơ quan điều tra thông qua báo chí, yêu cầu những ai có liên quan đến vụ việc đến trình diện và hợp tác điều tra.


Theo điều tra bước đầu, Bùi Chí Linh biết Quỹ TDND Hậu Giang không có chức năng phát hành chứng thư bảo lãnh nhưng vẫn ký phát hành trái phép chứng thư bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh (trụ sở số 553 Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang) để mua thức ăn trả chậm của Công ty TNHH Deheus (KCN Mỹ Phước, huyện Bến Cát, Bình Dương) với giá trị 5 tỉ đồng.


Chứng thư bảo lãnh hợp đồng với số tiền 20 tỉ đồng do Nguyễn Thiện Hồng – Giám đốc Quỹ TDND Hậu Giang ký cho công ty của ông Lê Hữu Tâm – Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND Hậu Giang. Bùi Chí Linh (phải) tại Quỹ TDND Hậu Giang thời điểm tháng 9-2013.

Tiếp đến ngày 5-12-2013, qua giới thiệu của Công ty Thiên Quỳnh, Deheus ký hợp đồng đại lý mua bán thức ăn chăn nuôi số 05/2012/HĐMB_DH với Công ty CP Nông thủy sản xuất khẩu Tùng Bách. (ông Lê Hữu Tâm – Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND Hậu Giang lại cũng chính là chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông thủy sản xuất khẩu Tùng Bách – PV) Phía Công ty Tùng Bách cung cấp chứng thư bảo lãnh hợp đồng với số tiền 20 tỉ đồng của Quỹ TDND Hậu Giang do Giám đốc Nguyễn Thiện Hồng ký.



Sau khi ký hợp đồng, cung cấp chứng thư bảo lãnh hợp đồng nói trên, Công ty Thiên Quỳnh đã lấy hàng liên tục với tổng số tiền trên 5,8 tỉ đồng và Deheus đã giao hàng và xuất đầy đủ hóa đơn tài chính nhưng Công ty Thiên Quỳnh chỉ thanh toán nhỏ giọt 500 triệu đồng. Tương tự phía Công ty Tùng Bách sau đó cũng lấy hàng liên tục với tổng số tiền 23,7 tỉ đồng nhưng chỉ thanh toán được tổng cộng trên 5,29 tỉ đồng.


Do hai đối tác chây ì trả tiền và vi phạm thanh toán nên Deheus yêu cầu xác nhận nợ. Theo đó, Công ty Thiên Quỳnh còn nợ trên 5,3 tỉ đồng, Công ty Tùng Bách còn nợ trên 18,45 tỉ đồng. Cả hai công ty này đều không thanh toán nên Deheus yêu cầu Quỹ TDND Hậu Giang phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nợ nhưng lãnh đạo của quỹ này luôn né tránh và hứa hẹn nhiều lần nhưng không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.


Các chứng thư bảo lãnh này không có giá trị


Trao đổi với PV, ông Trần Quốc Hà – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang, khẳng định Quỹ TDND Hậu Giang không có chức năng và không được phép phát hành thư bảo lãnh hợp đồng vì trong giấy phép hoạt động không có chức năng này.


Theo ông Hà, việc Quỹ TDND Hậu Giang phát hành thư bảo lãnh hợp đồng nói trên là sai thẩm quyền, do đó các thư bảo lãnh nói trên đều vô hiệu và không có giá trị. Việc phát hành chứng thư phía quỹ tín dụng không hạch toán, không vào sổ sách, trong cân đối, báo cáo không thể hiện nên phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang không theo dõi được.


PLHCM


Thông tin thêm vụ Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang phát hành chứng thư bảo lãnh

Suy thoái kinh tế, lộ diện những mảng tối tội phạm


Không ít cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền Nhà nước tìm các thủ đoạn tinh vi móc ngoặc trong – ngoài để bòn rút tiền, tài sản Nhà nước.



Trong điều kiện kinh tế suy thoái, kinh doanh khó khăn, đặc biệt cơn “địa chấn” địa ốc rớt giá hàng loạt đã lộ diện mảng tối tội phạm kinh tế với những chiêu thuật mà khi bình thường vốn tiềm ẩn. Không ít cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền Nhà nước tìm các thủ đoạn tinh vi móc ngoặc trong – ngoài để bòn rút tiền, tài sản Nhà nước. Nhiều vụ đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý, tuy nhiên “tội phạm ẩn” trong lĩnh vực này vẫn là điều đáng quan ngại.


Những chiêu tinh vi buôn lậu, trốn thuế


Tình hình kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng, nhất là dư nợ cho vay bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn, hàng tồn kho nhiều, thua lỗ, phá sản, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác. Tình hình này cũng khiến cho tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm dụng vốn lẫn nhau, chiếm đoạt tiền vốn của ngân hàng trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, bất động sản diễn ra phức tạp và có xu hướng gia tăng.


Đáng chú ý, CQĐT đã phát hiện một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương, chính sách triển khai dự án của Nhà nước và sự thiếu thông tin, lòng tham của người dân, giả danh cán bộ cơ quan Trung ương để thu gom giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lập dự án xin hỗ trợ vốn hoặc “chạy” dự án để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.


Trong khi đó, hoạt động buôn lậu, trốn thuế, buôn bán, vận chuyển hàng cấm và gian lận thương mại diễn ra phức tạp, trên cả tuyến đường bộ, đường không và đường biển; mặt hàng buôn lậu chủ yếu là khoáng sản, xăng dầu, thuốc lá, hàng điện tử, hàng cấm.


Đáng chú ý là tình trạng lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, chính sách ưu đãi đối với Việt kiều hồi hương được nhập khẩu xe ô tô để buôn lậu, trốn thuế; lợi dụng cơ chế kiểm soát hải quan theo các luồng xanh – vàng – đỏ, khai báo hàng thuộc luồng miễn kiểm tra hoặc lợi dụng công tác quản lý thiếu chặt chẽ, các đối tượng mua chuộc cán bộ hải quan, an ninh cửa khẩu thoái hóa, biến chất để nhập lậu hàng cao cấp, có giá trị cao, hàng cấm nhập vào nội địa (như việc CQĐT bắt giữ và khởi tố 5 vụ, 6 bị can, thu giữ 23,2kg sừng tê giác, 116,2kg ngà voi và sản phẩm từ ngà voi, hàng ngàn điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad… tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất).


Khi vàng miếng SJC trở thành thương hiệu vàng quốc gia, Ngân hàng Nhà nước độc quyền từ khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công đến kiểm định chất lượng dẫn đến tình trạng vàng SJC bị làm giả, làm nhái và do giá vàng trong nước chênh lệnh cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới nên hoạt động nhập lậu vàng diễn biến phức tạp (phát hiện, bắt giữ 3 vụ, thu 35kg vàng). Tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp FDI thông qua hình thức chuyển giá gây thất thu ngân sách, nhưng việc phát hiện xử lý còn gặp nhiều khó khăn.


Ngày 13/12/2013, Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Khánh (38 tuổi, Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Nam Trà My) và cộng sự về hành vi tham ô tài sản.


Qua công tác đấu tranh cho thấy, tội phạm về kinh tế, tham nhũng tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, xảy ra ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm như tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… gây thiệt hại lớn về tài sản. Nổi lên là tội phạm liên quan đến chức vụ, tham nhũng, tham ô, môi giới và nhận hối lộ, cố ý làm trái tiếp tục được phát hiện ở nhiều lĩnh vực, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực hành chính công, quản lý tài sản công, đầu tư công, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản và nhất là ở những công ty, tập đoàn kinh tế lớn, gây bức xúc dư luận.


Bịt kẽ hở chống tội phạm ngân hàng, tín dụng


Mặc dù lực lượng Cảnh sát kinh tế đã liên tiếp phát hiện, khởi tố điều tra nhiều vụ án đặc biệt lớn, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán (vụ Huỳnh Thị Huyền Như thiệt hại 4.600 tỷ đồng, vụ Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 3.900 tỷ đồng, vụ Công ty Thái Sơn 1.500 tỷ đồng, vụ Nguyễn Đức Kiên…) song tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực này còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, đã và đang gây tác động xấu, ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu và sự phát triển kinh tế – xã hội.



Hầu hết các vụ án đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của cán bộ ngân hàng thông đồng, cấu kết với đối tượng trong doanh nghiệp và ngoài xã hội để hoạt động phạm tội và trục lợi thông qua việc lập khống hồ sơ, hợp đồng, xác nhận khống mã chứng khoán, tạo lập hóa đơn, chứng từ giả để rút tiền hoặc vay tiền ngân hàng rồi chiếm đoạt (Công an Hà Nội khởi tố, bắt Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Tràng An chiếm đoạt 17,6 tỷ đồng của Ngân hàng SHB…).


Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ ngân hàng đã sử dụng các doanh nghiệp “sân sau” để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của ngân hàng và Nhà nước. Một số ngân hàng đã bộc lộ những sai phạm, sơ hở như đảo nợ, cho vay không đúng đối tượng, làm trái, lợi dụng chức vụ quyền hạn, tham nhũng… Có thể kể ra các thủ đoạn của đối tượng vi phạm là cán bộ ngân hàng như: lập hồ sơ vay vốn giả, giả chữ ký, lợi dụng việc rút tiền, chuyển tiền qua ngân hàng bằng chứng minh nhân dân, đem tài sản thế chấp của khách hàng ra thế chấp bên ngoài, làm giả sổ tiết kiệm, tẩy xóa, sửa số dư trên sổ tiết kiệm…


Một kết quả khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thời gian qua cho thấy, trong 117 bị can bị khởi tố thì có tới 81 bị can là cán bộ ngân hàng (chiếm 69,2%), số còn lại là đối tượng ngoài ngành ngân hàng đã thông đồng với cán bộ ngân hàng phạm tội với số tiền thiệt hại lên tới 11.000 tỉ đồng, 3.379 lượng vàng. Đối với nhóm tội phạm ngoài ngân hàng thì hành vi phạm tội chủ yếu là thực hiện hành vi lừa đảo và có sự thông đồng, tiếp tay của cán bộ ngân hàng, chẳng hạn như làm chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng.


Nhiều vụ án “khủng” để lại bài học không dễ ghép vá. Như vụ Nguyễn Đức Kiên, trên cương vị Chủ tịch HĐQT Công ty ACBI đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh là Giám đốc ACBI ký hợp đồng thế chấp 22,497 triệu cổ phần Công ty Thép Hòa Phát vào Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc Công ty ACBI phát hành trái phiếu 800 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB.


Vụ án Huyền Như và đồng bọn đang được cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ với các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; cho vay lãi nặng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng… Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng do Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu, gây ra trong thời gian dài (từ 2007), nạn nhân là hàng loạt cá nhân, tổ chức, trong đó liên quan nhiều ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, ngân hàng.


Qua nghiên cứu vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và nhiều vụ án “tín dụng đen” liên quan đến cán bộ ngân hàng cho thấy, các đối tượng lợi dụng chức trách, dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt tài sản “khủng”. Đó là lập chứng từ khống, ký giả chữ ký người khác để rút tiền của ngân hàng (vụ Huỳnh Thị Huyền Như, vụ Hoàng Văn Luận ở Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Sài Đồng, Gia Lâm; vụ Lê Hoài Phương ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển quận Cầu Giấy…).


Cán bộ ngân hàng sử dụng kỹ thuật công nghệ thông tin hoặc thông qua công việc được giao để lén lút lấy thông tin, truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng, sử dụng nghiệp vụ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản (vụ Nguyễn Thị Thủy Vân phạm tội tham ô tài sản xảy ra ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, Hà Nội (SHB)…



Công an nhân dân




Suy thoái kinh tế, lộ diện những mảng tối tội phạm

Bắt khẩn cấp nguyên phó GĐ Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang

Dù biết quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang không có chức năng phát hành chứng thư bảo lãnh nhưng Bùi Chí Linh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phát hành trái phép Chứng thư bảo lãnh.


Tối 23-1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Bùi Chí Linh (27 tuổi) – nguyên Phó giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang để điểu tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.



Trưa 24-1, nguồn tin riêng của Pháp luật TP.HCM cho biết cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang thực hiện lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của Bùi Chí Linh và đã thu giữ hàng loạt tài liệu có liên quan đến vụ án.


Thông tin ban đầu cho biết, dù biết quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang không có chức năng phát hành chứng thư bảo lãnh nhưng Bùi Chí Linh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phát hành trái phép Chứng thư bảo lãnh cho Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh (trụ sở ở TP Rạch Giá, Kiên Giang) để mua thức ăn trả chậm của Công ty TNHH De Heus (KCN Mỹ Phước, huyện Bến Cát, Bình Dương) với giá trị 5 tỷ đồng.


Hiện vụ án đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang mở rộng điều tra và yêu cầu những đơn vị, cá nhân có liên quan đến vụ việc vi phạm của Bùi Chí Linh đến cơ quan điều tra để trình diện, hợp tác nhằm sớm làm rõ vụ việc.



Pháp luật TPHCM



Bắt khẩn cấp nguyên phó GĐ Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang

23 thg 1, 2014

Dương Chí Dũng, chuyện đằng sau những danh hiệu giả tạo


“Phải thẳng thắn thừa nhận rằng chúng ta có nhiều khuyết điểm trong việc đề bạt, điều động, bổ nhiệm ông Dũng vào các vị trí công tác mà ông ta đã đảm nhận.” Luật gia Nguyễn Trương Tín, Đại học Luật TP.HCM chia sẻ.


Vậy là phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử bị cáo Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đã khép lại với mức hình phạt cao nhất là tử hình dành cho bị cáo Dương Chí Dũng.

Có người hỏi tôi với mức án nghiêm khắc như vậy, tội phạm tham nhũng và xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có giảm đi không? Tôi trao đổi rằng số lượng loại tội phạm nào đó tăng hay giảm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, việc xử lý nghiêm khắc những người phạm tội chỉ là một trong những yếu tố đó mà thôi. Trên cơ sở nghiên cứu tổng thể về tội phạm học mới có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất.

Tội phạm tham nhũng và tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ngày càng gia tăng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội ngày càng tinh vi và phức tạp. Thông qua vụ án Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác, công tác cán bộ, quản lý vốn nhà nước, thi đua, khen thưởng cần được đánh giá, nhìn nhận nghiêm túc. Nếu không khắc phục được những khuyết điểm về các công tác này thì hệ lụy tiêu cực cho xã hội sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Sai càng nhiều càng lên chức

Như báo chí đã đưa tin, trước khi làm lãnh đạo ở Vinalines, ông Dũng đã từng quản lý Tổng công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) và công ty này đã thua lỗ nặng. Tháng 8/2005, ông Dũng được bổ nhiệm vào chức Tổng giám đốc Vinalines, đến tháng 7/2011 được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Bên cạnh đó, ông Dũng còn được bầu làm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines. Đến đầu tháng 2/2012, sau khi thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, ông Dũng được điều động, bổ nhiệm vào chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Việc sai phạm của ông Dũng như thế nào đã được mổ xẻ trong phiên tòa sơ thẩm vừa qua và sẽ được tiếp tục làm sáng tỏ trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới. Nếu sai phạm của ông Dũng đúng như nhận định của bản án sơ thẩm thì chúng ta cần xem lại cơ chế đề bạt, điều động, bổ nhiệm cán bộ đối với ông Dũng nói riêng và công tác cán bộ nói chung, để rút kinh nghiệm và khắc phục trong tương lai.


Phải thẳng thắn thừa nhận rằng chúng ta có nhiều khuyết điểm trong việc đề bạt, điều động, bổ nhiệm ông Dũng vào các vị trí công tác mà ông ta đã đảm nhận. Dùng phương pháp suy luận ngược và sử dụng mệnh đề “nếu… thì…” ta có: “Nếu làm tốt công tác cán bộ đối với ông Dũng thì hậu quả đáng tiếc sẽ không xảy ra như ngày hôm nay”. Mỗi một sai lầm chúng ta đều phải trả giá, cho dù sai lầm đó ở mức độ lớn hay nhỏ.


Trước khi được bổ nhiệm vào chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, theo như lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời báo chí thì ông Dũng đều hoàn thành tốt công việc, không có sai phạm gì. Câu hỏi đặt ra là thật sự ông Dũng đều hoàn thành tốt công việc, không có sai phạm gì trong các cương vị mà ông ta đảm trách tại thời điểm trước khi điều động, bổ nhiệm hay không?


Theo quy trình, trước khi đề bạt, điều động, bổ nhiệm cán bộ vào một vị trí nào đó, đặc biệt là sắp xếp họ vào vị trí công tác mới thì phải tìm hiểu kỹ một số nội dung như: ở cương vị cũ anh có hoàn thành tốt công việc chuyên môn hay không, năng lực quản lý của anh như thế nào, đạo đức, lối sống cũng như tinh thần đoàn kết nội bộ ra sao… Không ít trường hợp muốn đề bạt, điều động, bổ nhiệm cán bộ phải thực hiện thủ tục thăm dò, lấy phiếu tín nhiệm tại cơ quan cũ và cơ quan mới để đảm bảo tính dân chủ.


Trong trường hợp này, Vinalines có nhiều sai phạm trước đó, tại thời điểm bổ nhiệm, Vinalines đang bị thanh tra, ông Dũng có nhiều dấu hiệu sai phạm nhưng lại được quyết định điều động, bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải là sự vội vàng quá mức cần thiết. Và rất may là sau đó, sai phạm của ông Dũng đã được kịp thời phát hiện, xử lý. Nếu không thì trên cương vị mới, không biết là ông ta có thêm sai phạm gì đặc biệt nghiêm trọng nữa không.


Kiến nghị truy trách nhiệmChỉ là hình thức


Vốn nhà nước bị chiếm dụng, bị thất thoát, bị sử dụng không đúng mục đích với số lượng lớn ở Vinalines trong một thời gian dài thì các cơ quan liên quan có chịu trách nhiệm gì không?


Trong các năm bị thua lỗ thì Vinalines đã hạch toán báo cáo đều có lãi, cụ thể năm 2007 lãi 943 tỉ đồng, 2008 lãi 1.272 tỉ đồng, 2009 lãi 342 tỉ đồng, 2010 lãi 114 tỉ đồng. Sau này, thanh tra phát hiện sai phạm rồi chuyển cho cơ quan điều tra, kết luận việc hạch toán lãi trong các năm bị thua lỗ là do sự lừa dối, phù phép của ông Dũng cùng nhiều người khác, nhưng ở đây dấu ấn về trách nhiệm của các chủ thể liên quan đã khá rõ.



Việc để Vinalines phù phép lỗ thành lãi trong các năm làm ăn thật sự thua lỗ là có không ít trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nước.


Tòa án cấp sơ thẩm đã khẳng định: Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có chức năng quản lý ngành, phối hợp với cơ quan khác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines; còn Bộ Tài Chính là cơ quan quản lý ngành có chức năng cùng cơ quan khác có chức năng giám sát, việc quản lý sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines.


Tòa án cấp sơ thẩm cũng đã kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sai phạm nếu có. Việc đánh giá và kiến nghị của tòa án cấp sơ thẩm là thuyết phục. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các kiến nghị đó đôi khi chỉ là hình thức và thường sẽ đi vào quên lãng bởi thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát và thiếu sự quyết liệt cũng như không có cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan được kiến nghị.


Theo quy định của pháp luật, Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán tài sản công, kiểm tra chi tiêu, đánh giá báo cáo tài chính các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.


Trong một thời gian dài, ông Dũng cùng các đồng phạm đã sai phạm ở Vinalines thì Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì không? Không kiểm toán hay có kiểm toán nhưng do năng lực chuyên môn yếu kém nên không phát hiện được sai phạm, hoặc thiếu trách nhiệm trong việc kiểm toán để dẫn đến sai phạm ngày càng trầm trọng hơn? Mặt khác, thanh tra nhà nước có trách nhiệm gì không trong việc để sai phạm xảy ra trong một thời gian dài ở Vinalines?


Dường như kết luận điều tra của cơ quan điều tra, cáo trạng của viện kiểm sát cũng như bản án sơ thẩm của tòa án không hề quan tâm đề cập đến trách nhiệm của các cơ quan này là chưa toàn diện.


Đằng sau những danh hiệu giả tạo


Một trong những cơ sở để đề bạt, điều động, bổ nhiệm ông Dũng vào các vị trí công tác chính là năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cũng như đạo đức, lối sống của ông Dũng. Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã từng khẳng định rằng: “Trong ngành tất cả các đánh giá cán bộ cuối năm và hàng năm, ông Dũng đều được nhận xét rất tốt”.



Điều đó chứng tỏ rằng hàng năm ông Dũng đều được phân loại, bình xét là chiến sĩ thi đua, lao động xuất sắc về mặt chính quyền, là đảng viên xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ, là đoàn viên công đoàn xuất sắc, là lãnh đạo giỏi… Và cuối cùng, những danh hiệu ấy đều là những thứ giả tạo, do lừa dối hoặc do sự áp đặt quyền lực mà có.


Nếu vậy thì có phải ông Dũng quá tài giỏi khi lừa dối, qua mặt cả tập thể Vinalines; lừa dối, qua mặt cả cấp trên của mình; lừa dối, qua mặt cả các tổ chức chính trị, đoàn thể khác; lừa dối, qua mặt cả Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước… để có được những danh hiệu hảo huyền ấy và từ những danh hiệu đó mà lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải lấy làm cơ sở cho việc đề bạt, điều động, bổ nhiệm ông Dũng vào chức Cục trưởng Cục Hàng hải?



Hoặc là vì cả nể nhau, sợ bị trù dập, hay chấp nhận cảnh “sống chung với lũ” mà những người biết sai phạm của ông Dũng nhưng không dám nói thẳng, không dám đấu tranh chống tiêu cực.


Hoặc những người biết sai phạm của ông Dũng nhưng không nói lên sự thật bởi lẽ chính họ cũng có lợi trong việc im lặng dẫn đến năm nào ông Dũng cũng được đánh giá là hoàn thành rất tốt nhiệm vụ.


Ở một khía cạnh khác, việc ông Dũng hoàn thành rất tốt công việc hằng năm không loại trừ có sự “độ lượng” từ… cấp trên.


Trong khi đó, Vinalines làm ăn thua lỗ triền miên, phải được Bộ Tài chính cho phép giảm khấu hao, chênh lệch tỷ giá được phân bổ giãn ra, là điền kiện để ông Dũng cùng các bị cáo khác báo cáo cơ quan cấp trên và cơ quan có thẩm quyền là có lãi nhưng thực chất thì các năm đều làm ăn bị thua lỗ.


Mặt khác, nội bộ Vinalines có mâu thuẫn, mất đoàn kết trầm trọng nhưng ông Dũng vẫn được đánh giá hàng năm là rất tốt nên được đề bạt, điều động, bổ nhiệm vào những chức vụ cao trong cơ quan Đảng cũng như Nhà nước.


Trên đây là những bình luận, phân tích bước đầu của chúng tôi hậu phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Dương Chí Dũng cùng đồng phạm. Xử lý nghiêm đối với tội phạm tham nhũng cũng như tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là một hướng đi đúng theo quan điểm của Đảng và Nhà nước.


Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiên cứu cội nguồn, nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến sai phạm để có những giải pháp phù hợp trong công cuộc phòng, chống tham nhũng mà toàn thể dân tộc Việt Nam đang mong đợi.


Bản thân người viết cho rằng công tác cán bộ, công tác quản lý vốn nhà nước, công tác thi đua, khen thưởng là những vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết trong công cuộc phòng, chống tham nhũng bên cạnh những hình phạt thích đáng cho những ai xem thường pháp luật, vì đồng tiền, vì tư lợi bất chính mà quên đi những trọng trách cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.


Nếu chúng ta không tìm ra được những nguyên nhân cốt lõi, những khuyết tật đích thực để giải quyết thì cho dù mức án cao nhất là hình phạt tử hình cũng chỉ giải quyết được hiện tượng chứ bản chất của vấn đề vẫn không bị thay đổi.


Theo Một Thế Giới






Dương Chí Dũng, chuyện đằng sau những danh hiệu giả tạo

Cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn

Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phải mua hóa đơn do Cục Thuế đặt in. Quy định mới cũng nêu rõ, doanh nghiệp muốn tự in hóa đơn phải có văn bản đề nghị và được sự chấp thuận của cơ quan thuế.


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 4/2014 quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 51/2010. Văn bản quy định rõ hơn về các điều kiện bắt buộc để được in nhằm đảm bảo nguyên tắc mỗi hóa đơn chỉ được lập một lần.


Theo Nghị định mới, doanh nghiệp sau khi được thành lập và có mã số thuế thì được tự in hoá đơn. Ngoài ra, tổ chức được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ trừ các hộ, cá nhân kinh doanh. Bên cạnh một số điều kiện đang áp dụng như đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế…, Nghị định mới còn bổ sung thêm điều kiện phải có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được sự chấp thuận cơ quan thuế.


Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in có vi phạm về hóa đơn, bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc thuộc loại rủi ro cao về thuế (theo quy định tại Luật Quản lý thuế) thì không được sử dụng hóa đơn tự in mà phải thực hiện mua bán hóa đơn của cơ quan thuế có thời hạn 12 tháng.


Cục Thuế sẽ đặt in hóa đơn và bán cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện tự in hoặc hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương.


 



Cá nhân kinh doanh không được tự in hóa đơn

Giám đốc chi nhánh ngân hàng làm giả chứng thư

Trong thời gian đương chức, Hiển đã làm, ký phát hành hàng chục chứng thư bảo lãnh giả với giá trị cả trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn. Hơn một năm sau, Hiển bị bắt trong căn biệt thự ở Hải Phòng.


Lê Quý Hiển (37 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) làm giám đốc chi nhánh của một ngân hàng có trụ sở tại huyện Từ Liêm từ năm 2010. Từ tháng 12/2011 đến tháng 3/2012, với quyền hạn được giao, Hiển làm, ký phát hành chứng thư bảo lãnh thanh toán giả, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản các doanh nghiệp, xâm hại đến hoạt động của ngân hàng này.


Sau đó, Hiển bỏ trốn. Tháng 9/2012, Công an Hà Nội ra lệnh truy nã đặc biệt đối với Hiển về hành vi giả mạo trong công tác. Thời điểm đó, cảnh sát tình nghi cựu giám đốc chi nhánh ngân hàng này lẩn trốn tại một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Singapore…


Tháng 1 này, trinh sát Phòng cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) phát hiện Hiển ẩn náu ở Hải Phòng. Một tuần trước, tổ công tác bất ngờ kiểm tra hành chính một căn biệt thự rộng hàng trăm m2. Tại đây, trinh sát đã bắt được Hiển khi đang trốn trong ngách bí mật trên tầng 3.


Phòng cảnh sát truy nã tội phạm đã chuyển Hiển cho cơ quan an ninh điều tra Hà Nội. Ước tính số tiền Hiển gây thiệt hại tới cả trăm tỷ đồng.


Vụ án đang được mở rộng.



Giám đốc chi nhánh ngân hàng làm giả chứng thư

Nhân viên ngân hàng chóng mặt vì đổi tiền Tết

Làm trong ngành ngân hàng, như mọi năm, Minh (giao dịch viên tại một chi nhánh trên phố Xã Đàn) được cả gia đình lẫn họ hàng và bạn bè giao cho trọng trách đổi tiền mới, tiền lẻ dịp Tết. Tuy nhiên, Minh than thở: “Ngoài đổi cho người quen, áp lực lớn nhất vẫn là đổi tiền cho khách VIP và một số người khác vì mục đích ngoại giao”.


Minh kể, nhiều khách hàng lớn vẫn gửi tiền hàng tỷ thậm chí cả chục tỷ đồng tại quầy của cô nên cuối năm họ nhờ đổi tiền mới để lì xì. Do đó, năm nào cô cũng phải để dành một khoản riêng vài chục triệu để ứng ra gửi bên kho quỹ trước chứ không nỡ thu của khách hàng. “Nhiều bạn của mình còn phải phá cả sổ tiết kiệm ra để ứng tiền”, cô kể.


Áp lực đổi tiền không chỉ với giao dịch viên mà nhiều cán bộ tín dụng cũng phải đau đầu. Tuấn, chuyên viên tín dụng tại ngân hàng quốc doanh cho biết, với những doanh nghiệp lớn, đổi tiền giúp họ cũng là một trong những dịp để “đối ngoại”.


Riêng năm nay, Ngân hàng Nhà nước không in mới tiền lẻ mệnh giá từ 2.000 đồng trở xuống nên anh và các đồng nghiệp cũng phải vất vả giải thích cho khách hàng. “Đa phần các khách hàng cũng thông cảm nhưng cũng có một vài trường hợp họ dỗi, doạ nếu không đổi được tiền lẻ để đi đền, chùa sẽ chuyển sang ngân hàng khác”, nam nhân viên này cho biết.


“Mác” là dân ngân hàng nên nhiều nhân viên dù không đổi được trong cơ quan cũng phải tìm kế xoay xở ở ngân hàng bạn. “Mẹ chồng năm nào cũng giao chỉ tiêu đổi tiền mới, đủ mệnh giá cho cả họ làm mình choáng váng. Có năm vác cả bao tiền lẻ về như đi buôn bạc giả mà biết đâu mọi người lại tưởng mình mang về đổi dịch vụ bên ngoài”, Hòa – nữ nhân viên một ngân hàng kể.


Chia sẻ với VnExpress.net, trưởng phòng kho quỹ chi nhánh một ngân hàng quy mô lớn nói: “Cứ đến Tết là cả phòng tôi sợ tiền kinh khủng. Ngoài khối lượng công việc kiểm đếm tiền mặt cung ứng cho khách rút tiền cuối năm lại phải chóng mặt vụ đổi tiền mới cho đối tác, rồi họ hàng, người nhà…”.


Vị lãnh đạo này cũng kể, nhiều trường hợp ứng tiền trước để đổi cho mọi người nhưng về sau lượng tiền thu về không đủ do nhầm lẫn, thất lạc… nên cũng khá mệt mỏi.


Theo phản ánh của nhiều ngân hàng, dịp Tết Giáp Ngọ 2014, không riêng tiền lẻ, kể cả tiền mệnh giá lớn (từ 10.000 đến 50.000 đồng) đều ít hơn mọi năm, do đó áp lực cho dân ngân hàng càng lớn. Đại diện một chi nhánh của ngân hàng cổ phần tại quận Đống Đa cho hay, năm nay cả chi nhánh chỉ được phân bổ 100 triệu đồng (tất cả các mệnh giá). Số tiền này theo anh không đủ để làm công tác đối ngoại (đổi cho khách hàng thân quen, khách VIP) chứ chưa nói đến nhân viên.


Vì thế, cứ cuối ngày làm việc, Ngọc (nhân viên sales làm việc tại ngân hàng cổ phần) lại chạy về chi nhánh để nhặt nhạnh những tờ tiền mới nhưng không còn nguyên cọc, series đã qua sử dụng để đổi hộ mọi người. “Năm nay tiền mới cứng rất ít nên để đỡ mang tiếng với người nhà, đặc biệt là bên nhà chồng, mình vẫn tìm những tờ tiền kiểu này để đổi cho mọi người. Nhìn chung trông chúng vẫn khá mới và có thể lì xì được”, Ngọc chia sẻ.


Theo vnexpress



Nhân viên ngân hàng chóng mặt vì đổi tiền Tết

Navibank đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân

Ngân hàng Nam Việt (NaviBank) chính thức đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân sau khi được Thống đốc chấp thuận.


Ngày 22/1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 86 về việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank). Theo đó, từ ngày này, NaviBank đã đổi tên là Ngân hàng Quốc dân.


NaviBank là một trong 9 ngân hàng được xác định là yếu kém buộc phải tái cơ cấu. Tuy nhiên, với trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước cho phép nhà băng này tự tái cấu trúc bằng chính nguồn lực của mình mà không cần phải sáp nhập với ngân hàng nào khác.


Dù đổi tên nhưng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Quốc dân sẽ tuân theo giấy phép hoạt động của Ngân hàng Nam Việt (Navibank cũ). Navibank cũng vừa xin hủy niêm yết tại Sở chứng khoán Hà Nội (HNX) với lý do giao dịch không đem lại hiệu quả như mong đợi.


Trước đó, cũng trong năm 2013, một ngân hàng khác cũng đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng sau tái cơ cấu là TrustBank (Đại Tín).



Navibank đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân

22 thg 1, 2014

Tìm cách “xóa án” cho nhà, đất giao dịch giấy tay

Chỉ tháo gỡ trường hợp nhà, đất phù hợp quy hoạch, không tranh chấp, không vi phạm xây dựng.



Theo thống kê của Sở TN&MT, toàn TP hiện còn khoảng 130.000 trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy, trong đó có gần 35.000 nhà, đất là mua bán bằng giấy viết tay (không được Nhà nước công nhận). Ngày 20-1, Sở TN&MT đã làm việc với các quận/huyện có tình trạng mua bán giấy tay nhiều như Bình Thạnh, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Tân cùng các sở/ngành để cùng tìm cách tháo gỡ.


Nhiều dạng mua bán giấy tay


Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Bình Thạnh, cho biết toàn quận có khoảng 2.000 nhà ở riêng lẻ mua bán giấy tay sau 1-7-2004. Tuy nhiên, đây chỉ là thống kê dựa theo tờ khai sử dụng đất phi nông nghiệp, thực tế còn rất nhiều. Ở quận Thủ Đức cũng có hơn 3.500 trường hợp và tình trạng này xảy ra khá nhiều ở các quận/huyện vùng ven.


Theo Sở TN&MT, có bốn dạng mua bán giấy tay sau 1-7-2004 (với đất) và 1-7-2006 (với nhà). Thứ nhất, người dân mua đất nông nghiệp bằng giấy tay rồi xây dựng nhà ở. Thứ hai, nhà người dân đã ở, chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN) nhưng đã bán giấy tay cho người khác. Thứ ba, đất đã được cấp chủ quyền nhưng chuyển nhượng lại bằng giấy tay.


Trường hợp thứ tư, hiện tồn tại nhiều là mua bán giấy tay các suất tái định cư (TĐC). Điển hình, hơn 2.000 trường hợp tại các dự án TĐC của quận Bình Thạnh, hơn 500 trường hợp tại khu TĐC 66 ha của quận 12. Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở TN&MT, cho biết các quy định pháp luật hiện hành chưa giải quyết cấp GCN cho các trường hợp trên, dù có nơi người dân đã sinh sống ổn định, lâu dài, không tranh chấp và phù hợp quy hoạch.


Pháp luật đất đai hiện hành chưa quy định rõ


Hiện nay Luật Đất đai chỉ cho phép cấp GCN với các trường hợp trước 1-7-2004 và không nhắc đến các trường hợp mua bán giấy tay sau thời điểm này. Điều 15 Nghị định 84/2007 chỉ quy định không cấp GCN với đất lấn chiếm và đất giao trái thẩm quyền kể từ 1-7-2004, không quy định về việc cấp GCN hay không cho trường hợp mua bán giấy tay.


Nghị định 105/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng chỉ nêu mức phạt với hành vi chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng không đúng thủ tục hành chính, đồng thời chỉ ra các biện pháp khắc phục. Trong đó cũng không chỉ rõ là có cấp giấy hay không sau khi khắc phục xong.



Theo phân tích của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP, Luật Đất đai và quy định pháp luật hiện hành không đề cập nhiều đến việc xử lý tình trạng nhà, đất mua bán giấy tay. Ông Nam cân nhắc: “Cần nghiên cứu thật kỹ các quy định pháp luật, tránh trường hợp pháp luật không quy định nhưng khi thực hiện, địa phương tự hiểu là không giải quyết được nên không giải quyết cho dân”.


Xử phạt hành chính và cấp giấy cho dân


Ông Nam nhận định để xảy ra tình trạng mua bán nhà, đất bằng giấy tay trong thời gian qua một phần vì chính sách pháp luật đất đai liên tục thay đổi. Cơ quan quản lý nhà nước chậm trễ trong việc giải quyết cấp giấy cho dân khiến người dân không được thực hiện các quyền lợi chính đáng của họ.


Trước đó, UBND TP đã có nhiều cuộc họp liên quan đến việc giải quyết cấp GCN cho các trường hợp trên. Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP, đã giao Sở TN&MT cùng các sở/ngành, quận/huyện nghiên cứu tìm biện pháp tháo gỡ. Hướng nghiên cứu tập trung vào việc xử phạt hành chính, thực hiện các biện pháp khắc phục, nghĩa vụ tài chính và cấp GCN.


Một vấn đề đặt ra là tiền thuế chuyển nhượng sẽ được tính như thế nào và tính cho bên chuyển nhượng hay bên nhận chuyển nhượng? Tại cuộc họp của Sở TN&MT, sở này và các đơn vị dự họp thống nhất bên nhận chuyển nhượng sẽ phải chịu khoản thuế này. Phần xử phạt này sẽ được tính toán thay thế cho thuế chuyển quyền mà chủ nhà đất phải đóng cho Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước sẽ không bị thất thu vì khi thực hiện các thủ tục cấp GCN thì người dân đều phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.


Sở TN&MT cho biết sau cuộc họp, Sở sẽ dự thảo văn bản lấy ý kiến của các sở/ngành, quận/huyện và trình TP xem xét.


Pháp Luật TPHCM



Tìm cách “xóa án” cho nhà, đất giao dịch giấy tay

Xử “đại án” Huyền Như chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng: Huyền Như xin lỗi Vietinbank, xin lỗi gia đình!

Ngày 22.1, phiên tòa tiếp tục diễn ra phần đối đáp giữa các luật sư với vị đại diện Viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại tòa. Cuối giờ chiều cùng ngày, các bị cáo nói lời sau cùng và tòa đi vào phần nghị án. 8 giờ 30 phút sáng thứ hai (27.1) tòa tuyên án.


Vẫn “nóng” với phần đối đáp

Tại phần đối đáp, phiên tòa “nóng” lên khi ông Lê Thanh Hải – đại diện Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – đối đáp với VKS. VKS cho rằng, ACB đã giao dịch với Huyền Như, bị Huyền Như lừa. ACB khẳng định: “Nhân viên ACB ký hợp đồng thật với Vietinbank và chuyển tiền thật vào Vietinbank. Vietinbank hạch toán tiền gửi này thành tiền huy động của Vietinbank.


Các khoản đã tất toán do chính Vietinbank trả tiền cho ACB. Hiện nay một phần tiền này vẫn đang còn trong tài khoản của nhân viên ACB tại Vietinbank. Quan hệ của nhân viên ACB là quan hệ tiền gửi theo hợp đồng với Vietinbank”. “VKS đã nhầm lẫn giữa việc giao dịch, trao đổi, thương lượng với cá nhân nào đó trước khi ký hợp đồng với pháp nhân, chủ thể giao kết hợp đồng.


Đã là pháp nhân thì khi giao dịch, làm việc đều phải thông qua một cá nhân nào đó, nhưng sau khi ký hợp đồng hợp pháp với pháp nhân thì hình thành mối quan hệ với pháp nhân. Cho dù trước khi ký hợp đồng, các nhân viên ACB làm việc với ai đi chăng nữa, thì sau khi ký hợp đồng với Vietinbank, đó cũng là mối quan hệ với Vietinbank” – ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh.



“Tại phiên tòa hôm nay, tôi là cá nhân, sau khi tôi xuất trình ủy quyền, thì tôi phát biểu đại diện cho ACB. Vị đại diện VKS, sau khi có quyết định cử đại diện VKS tại phiên tòa, thì phát biểu thay mặt VKS. Trước đây, cũng như cho đến nay, Vietinbank cũng không hề thông báo cho khách hàng biết khi gửi tiền vào Vietinbank thì phải làm việc với ai. Liệu những khách đã gửi, đang gửi, sắp gửi tiền vào Vietinbank có làm việc đúng người, có gặp phải Huyền Như khác?” – ông Hải lý luận.


Tiếp phần đối đáp, ông Lê Thanh Hải đại diện ACB cho rằng: “Hợp đồng tiền gửi với ACB là hợp đồng thật, chữ ký thật, con dấu thật. Tuy nhiên, chỉ thật với ACB, không thật với Ngân hàng Công Thương, vì Công Thương không đưa ra chủ trương huy động vượt trần. Trên thực tế, Huyền Như là người trả tiền lãi cho ACB, không phải Ngân hàng Công Thương. Ngân hàng Công Thương không đưa ra chủ trương ưu đãi cho người gửi tiền theo kiểu không cần đến Ngân hàng Công Thương để giao dịch.


Chúng tôi không hiểu được ý của VKS muốn nói gì ? Hợp đồng thật nhưng lại chỉ thật với ACB mà không thật với Ngân hàng Công Thương? Tóm lại, những hợp đồng này là thật hay giả? VKS cần xác định rõ vấn đề này, kèm theo các cơ sở pháp lý, chứ không thể nêu theo kiểu hợp đồng chỉ thật một nửa, không có căn cứ pháp lý, gây hoang mang”.


Đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung

Tranh luận về hợp đồng thật, ông Hải tiếp: “Thật hay không thì phải căn cứ vào chữ ký thật, con dấu thật, tiền chuyển thật cho Vietinbank. Vietinbank đã từng trả gốc lãi thật, phần tiền còn lại cho đến nay vẫn là thật.


Ở đây tất cả các yếu tố đó đều thật. Dù lãi suất cao hay thấp, đúng hay sai, dù người gửi tiền có đến ngân hàng để giao dịch hay không, không phải là căn cứ để xác định tính thật giả của hợp đồng. Không thể vì lãi cao, vì không đến ngân hàng trực tiếp mà biến chữ ký thật thành giả, con dấu thật thành giả, tiền thật thành giả”.



Ông Lê Thanh Hải lý luận: “Hậu quả gây ra cho ai, nhưng nếu Vietinbank đã cho vay trái quy định của pháp luật thì Vietinbank phải chịu hậu quả chứ không thể lại đổ hậu quả đó cho người khác được. Ngay cả khi VKS xác định Huyền Như đã chiếm đoạt tiền gửi của ACB để trả nợ cho khoản vay mà Huyền Như đã vay của Vietinbank thì số tiền này cũng phải được thu hồi từ Vietinbank trả cho ACB vì đây là tài sản do phạm tội mà có”.


“Ngay trong việc vận dụng quy chế tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nhà nước quy định về trách nhiệm của khách hàng khi để mất thẻ tiết kiệm cũng không đúng. Vì ở đây, nhân viên ACB không được giao thẻ tiết kiệm chứ không phải đã nhận thẻ tiết kiệm rồi mà đánh mất. Không được giao thẻ tiết kiệm và đánh mất thẻ tiết kiệm là hai khái niệm rất khác nhau. Việc Vietinbank không giao thẻ tiết kiệm cho khách hàng là lỗi của Vietinbank chứ không phải là lỗi của khách hàng.


Vì vậy, không thể chuyển lỗi từ Vietinbank sang thành lỗi của khách hàng được” – ông Lê Thanh Hải lập luận. “Các tình tiết chưa được làm rõ, VKS cũng không nêu khi đối đáp. Một loạt câu hỏi đã được ACB, luật sư đặt ra vào ngày 17.1, như: Ngoài ông Phạm Công Hoàng, các nhân viên khác của ACB, Vietinbank sau khi đã trích tiền gửi của họ để thu nợ thì số tiền gửi của họ còn hay hết? Còn lại là bao nhiêu? Thời điểm trích thu là khi nào? Ai trích thu? Hiện được quản lý như thế nào?


Ai chịu trách nhiệm quản lý? Ai chi trả lãi suất? Các vấn đề này không được đề cập đến trong phần đối đáp. Do đó, ACB đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung. ACB khẳng định, hầu hết các câu hỏi về việc hạch toán của Vietinbank, nguồn tiền trả lãi, số dư còn lại còn hay không, do ai quản lý, việc giả chứng từ, trách nhiệm của Vietinbank đều chưa được trả lời.


Câu hỏi về trách nhiệm đối với các sai phạm tại Vietinbank cũng chưa được trả lời. Nếu có thì câu trả lời đó là, Vietinbank có nhiều sai phạm nhưng không chịu trách nhiệm gì” – ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh.


Đến phần nói lời sau cùng, Huyền Như đã khóc nức nở: “Bị cáo xin lỗi Vietinbank, xin lỗi toàn bộ cán bộ công nhân viên Vietinbank. Bị cáo xin lỗi gia đình…”. Nói lời sau cùng, bị cáo Võ Anh Tuấn cho rằng mình bị oan ức, không đồng phạm với Huyền Như, không biết Huyền Như lừa đảo…

Đến 17 giờ 45 phút chiều 22.1, HĐXX cho biết, tòa nghị án và đúng 8 giờ 30 phút sáng thứ hai tuần tới (ngày 27.1) sẽ tuyên án.


Xử “đại án” Huyền Như chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng: Huyền Như xin lỗi Vietinbank, xin lỗi gia đình!

Mừng tuổi bằng tiền “độc”

Mừng tuổi đầu năm là một phong tục truyền thống, một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tết năm nay, nhiều người tìm mua những loại  tiền cổ độc đáo có hình ngựa tượng trưng cho năm Giáp Ngọ hay những món quà thú vị để mừng tuổi cho bạn bè và người thân dịp năm mới.


“Săn” tiền in hình ngựa


Theo một số người chuyên mua bán các loại tiền “độc” cho dịp Tết, năm nay, người mua đặc biệt quan tâm tới các loại tiền in hình ngựa để mừng tuổi, lấy may. Trong số đó phải kể đến tiền Mông Cổ và loại 50 đồng cũ của Việt Nam. Với tiền Mông Cổ, hiện có 5 mệnh giá chính là 5 tugrik, 10 tugrik, 20 tugrik, 50 tugrik và 100 tugrik. Những tờ tiền này đều in hình đôi ngựa, được bán với mức giá từ 13.000 đến 100.000 đồng/tờ. Anh Trần Minh Hải, chủ một trang web cá nhân chuyên sưu tầm và mua, bán các loại tiền của các quốc gia cho biết, do tiền Mông Cổ các loại mệnh giá đều có hình con ngựa nên rất nhiều người đặt mua làm món quà mừng tuổi cho người thân trong dịp Tết Giáp Ngọ. Mệnh giá của đồng tiền rất nhỏ, không dùng để thanh toán, giao dịch được.


Cùng với tiền Mông Cổ, loại tiền cổ 50 đồng cũ có hình ngựa, được phát hành tại miền Nam từ năm 1972 cũng là món quà mừng tuổi thú vị mà nhiều bạn trẻ săn lùng để tặng cho nhau nhân dịp năm mới. Tuy nhiên, để mua được loại tiền cổ này, người sưu tầm phải lặn lội tìm kiếm từ nhiều nguồn nên giá bán khá cao, từ 70.000 – 80.000 đồng/tờ, thậm chí với những tờ tiền có số seri đẹp, có giá bán từ 150.000 – 200.000 đồng/tờ. Tuy nhiên, loại tiền cổ Việt Nam có phần “hot” hơn, vì vừa là tiền xưa, vừa có thế ngựa phi rất đẹp.

Chị Nguyễn Thanh Tú, ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình hồ hởi, do năm nay Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm dịch vụ đổi tiền lẻ và số lượng tiền lẻ phát hành cũng hạn chế hơn nên chị muốn mua tiền Mông Cổ có hình ngựa để tặng cho bạn bè và người thân. Bởi theo chị, năm nay là năm Giáp Ngọ, ngựa là con vật khỏe mạnh, bền bỉ, trung thành, biểu tượng của sự bứt phá và thành công. Do đó, mừng tuổi bằng những tờ tiền in hình ngựa còn là lời chúc sức khỏe và sự thành đạt trong năm mới. Hơn nữa, khi mừng tuổi những tờ tiền này, người nhận không tiêu được nên sẽ giữ lại trong ví như một cách để giữ lại may mắn cho cả năm.


Ngoài ra, những tờ 2 USD Mỹ được in từ năm 1976 được săn lùng nhiều trên các trang mạng và các điểm đổi ngoại tệ, vì được coi là đồng tiền may mắn cho năm mới. Trong khi tính tương đương theo tỷ giá liên ngân hàng, 2 USD chỉ có giá trên 40.000 đồng thì các tờ tiền cũ này có mức giá từ vài trăm nghìn đồng cho tới cả triệu đồng. Ngoài ra, một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc cũng nhanh chân chạy theo thị trường khi đưa ra tờ tiền 2 USD mạ vàng với giá bán khoảng 450.000 đồng/tờ.


Mừng tuổi bằng quà cho trẻ nhỏ


Chị Trần Thuý Hạnh – chủ shop lưu niệm trên phố Phan Đình Phùng, quận Hoàn Kiếm cho biết, chiếc bao mừng tuổi là chuyện nhỏ, nhưng nó chứa đựng rất nhiều thông điệp của người tặng. Cũng bởi vậy nhiều người chọn cách dành tặng cho những người thân yêu món quà thật đặc biệt và thú vị trong dịp Tết thay vì hình thức để tiền vào phong bao mừng tuổi như mọi năm.


Điều đáng nói, do năm nay kinh tế khó khăn, không ít người đã tìm mua những món quà nhỏ xinh xắn như bóng bay, những tấm thiệp ngộ nghĩnh đáng yêu… để mừng tuổi cho trẻ nhỏ. Cô Nguyễn Thu Phương – giáo viên trường THCS Thanh Quan, quận Hoàn Kiếm nhận xét, trẻ em hiện giờ biết được giá trị của đồng tiền khá sớm cũng bởi các em ngày càng được tiếp xúc với tiền nhiều hơn như bố mẹ cho trẻ tiền ăn quà sáng, tiền mua truyện sách, tiền mừng tuổi… Không ít trẻ bóc phong bao mừng tuổi ra, vẻ mặt vui mừng, phấn khởi khi được mừng tuổi đồng tiền giá trị lớn, ngược lại, trẻ tỏ thái độ không hồ hởi, tiu nghỉu khi được mừng tuổi ít. Chưa kể nhiều trẻ sau khi nhận được tiền mừng tuổi, đã dùng vào những việc vô bổ như chơi điện tử, mua đồ chơi, tiêu phung phí, như thế chỉ làm hư trẻ. Hình thức mừng tuổi bằng quà sẽ hạn chế được việc sử dụng tiền không phù hợp.



Theo ANTD



Mừng tuổi bằng tiền “độc”

20 thg 1, 2014

Cựu phó chủ tịch ngân hàng ACB bị phục hồi điều tra

Ngày 20/1, VKSND Tối cao đã quyết định phục hồi điều tra với ông Phạm Trung Cang, nguyên phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, về hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.



VKSND Tối cao cũng phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Huỳnh Quang Tuấn, thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB về cùng hành vi.


Cơ quan chức năng xác định ông Tuấn liên quan chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào ngân hàng thương mại cổ phần Công thương (Vietinbank) để hưởng lãi suất 17,8-27% một năm. Việc làm này được cho là vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng quy định về nghiệp vụ ủy thác, dẫn đến bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt hơn 718 tỷ đồng của ACB.


Trước đó, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố Nguyễn Văn Kiên (bầu Kiên) cùng 6 đồng phạm về 4 tội danh: kinh doanh trái phép, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.


Theo cáo trạng, tại cuộc họp ngày 22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB gồm các ông: Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải (bị can trong vụ án) và Phạm Trung Cang đã thống nhất và ký vào biên bản “đồng ý ủy thác cho các cá nhân để gửi tiền VNĐ và USD tại các tổ chức tín dụng…”.


Tại thời điểm đó, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và ngày 31/12/2010, ông Phạm Trung Cang đã có đơn xin từ nhiệm, thôi giữ chức danh thành viên HĐQT ACB.


Sau khi chấp thuận đơn của ông Cang, ACB đã bổ nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB với ông Huỳnh Quang Tuấn. Do đó, cơ quan chức năng nhận định ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả chủ trương ủy thác gửi hơn 718 tỷ đồng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Đồng thời ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang.


Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, ngày 3/1, TAND Hà Nội đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung một số vấn đề chưa được làm rõ. Ngay sau đó, cơ quan CSĐT và VKSND Tối cao đã thống nhất khởi tố bị can ông Tuấn và phục hồi điều tra với ông Cang.


Theo Tiền Phong




Cựu phó chủ tịch ngân hàng ACB bị phục hồi điều tra

18 thg 1, 2014

Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị”


Tính chất “gia đình trị” đang len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại nhà nước…


Qua gần hai năm thực hiện Đề án 254 về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý xong 9 ngân hàng yếu kém và loại bỏ một số nhân tố tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những kết quả này không thể lu mờ mối lo từ các “công ty sân sau” của các ông chủ ngân hàng cổ phần, tình trạng phức tạp của sở hữu chéo và cả tính chất “gia đình trị” đang len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn.


Mới chỉ rọi đèn mờ vào bóng tối?


Theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2013, đơn vị này đã tiến hành gần 1.000 lần thanh tra và trên 300 lần kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên khắp cả nước.


Thông qua đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện và xử lý hàng loạt vi phạm trong cấp tín dụng như: cho vay vượt quá giới hạn với một vài hoặc nhóm khách hàng ẩn chứa nhiều nghi ngờ về công ty sân sau của các ông chủ ngân hàng; mua bán quyền truy đòi nợ, thậm chí mua bán nợ có kỳ hạn để che đậy nợ xấu hay cho vay để đảo nợ.


Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xử lý nghiêm tình trạng các ngân hàng dễ dãi chấp nhận khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng không đạt chuẩn, nợ xấu tăng cao nhưng không trích lập dự phòng đúng với quy định. Chưa kể, số liệu báo cáo nợ xấu của các tổ chức tín dụng thấp hơn số liệu giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.


Đáng chú ý, sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 780 cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ theo hướng giãn, hoãn kỳ hạn nợ để tránh áp lực nợ bị “nhảy nhóm”, không ít đơn vị đã lạm dụng quá mức chính sách này để tránh áp lực về số liệu nợ xấu. Chính hành vi này dẫn đến nợ xấu không được phản ánh thực chất và không trích lập đủ mức cần thiết.

Song song, Ngân hàng Nhà nước cũng phát hiện và xử lý nhiều tổ chức tín dụng vi phạm quy định về các tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng, chuyển nhượng cổ phần cũng như giới hạn sở hữu cổ phần.


Ngoài ra, tình trạng huy động vốn vượt trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn tồn tại ở không ít ngân hàng thông qua nhiều hình thức lách luật như “chiết khấu sổ tiết kiệm”, “hợp đồng ủy thác quản lý vốn”, trả thêm tiền lãi qua “phụ lục hợp đồng”…


Cũng thông qua các cuộc thanh, kiểm tra nói trên, trong năm 2013, Cơ quan Thanh tra giám sát đã gửi đến các tổ chức tín dụng trên 9 nghìn kiến nghị căn chỉnh hoạt động đi vào khuôn phép và các đơn vị đã thực hiện được một nửa trong số các kiến nghị trên.


Đặc biệt, điểm nhấn mà Cơ quan Thanh tra giám sát đưa ra là cần phải đánh giá đúng thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng và đề xuất các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu, ngăn chặn kịp thời các hành vi lạm dụng và chi phối ngân hàng của các cổ đông lớn và nhóm người có liên quan tại các ngân hàng.


“Lực lượng thị trường” là ai?


Mặc dù tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2014 tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM chỉ đề cập lướt qua vấn đề sở hữu chéo nhưng lại rất thu hút sự chú ý của giới phân tích tài chính. Thậm chí, họ dõi ánh mắt về phía Ngân hàng Nhà nước để xem cơ quan này sẽ ứng xử như thế nào trước thực trạng này.


Trước đó, không phải ngẫu nhiên mà tại một hội thảo về chính sách tiền tệ (30/10/2013), ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright đã thẳng thắn: “Khi tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng sở hữu chéo này để thay thế sở hữu chéo kia và điều này có thể dẫn đến cơ cấu chủ sở hữu còn phức tạp hơn trước đó”.


Điều ông Thành nói không phải không có cơ sở vì theo thông lệ quốc tế, khi xử lý nợ xấu, Nhà nước thường bỏ ra một khoản tiền mua đứt bán đoạn số nợ xấu, tái cơ cấu lại chúng để bán sau này; đồng thời làm sạch bảng cân đối tài sản cho các ngân hàng thương mại để họ tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, do nguồn lực ngân sách có hạn nên các nhà quản lý đã nghĩ ra phương cách sử dụng “lực lượng thị trường” để tái cơ cấu các đơn vị yếu kém.


Nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước đã thay thế các ông chủ yếu kém bằng các ông chủ khỏe mạnh hơn. Nhưng, phía sau các ông chủ ngân hàng được coi là khỏe mạnh về tài chính thì hầu hết lại không có nghề ngân hàng, đó là chưa nói đến việc họ lấy tiền ở đâu để sở hữu ngân hàng lại là vấn đề nhạy cảm khác mà cơ quan quản lý không dễ đụng vào. Chưa kể, còn nhiều ông chủ ngân hàng khác xuất thân là kỹ sư vô tuyến điện, buôn bán đất đai…


Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Phát triển kinh doanh Hà Nội (BDI) nói: “Về dài hạn, phải tìm cách đưa bằng được các ông chủ này ra khỏi vị trí sở hữu chủ chốt ở các ngân hàng. Bởi lẽ, phía sau những ngân hàng “gia đình trị” nói trên là những công ty sân sau, khiến cho nguồn lực tiết kiệm của xã hội không được phân bổ đúng nơi chốn mà nhiệm vụ của một trung gian tài chính cần phải thực hiện”.


Nới “room” cho cổ đông và lên sàn?


Cũng theo một chuyên gia, vấn đề “gia đình trị” không chỉ tồn tại ở khối ngân hàng cổ phần mà bắt đầu len lỏi vào một vài ngân hàng thương mại Nhà nước chi phối vốn dưới các hình thức khác nhau.


Không tiện nhắc tên cụ thể, ông này nêu lên tình trạng ở một ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, chủ tịch hội đồng quản trị này gần như “lãnh chúa”, quyết tất cả mọi vấn đề trong hoạt động thay vì tôn trọng ý kiến cổ đông.


Đơn cử, một dự án đầu tư trụ sở hoạt động trị giá hàng tỷ USD, trong khi đã lựa chọn nhà thầu, nhà thi công nhưng vẫn tự quyết thay đổi; tùy tiện sử dụng nguồn tiền từ các quỹ phi kinh doanh cho hoạt động thiện nguyện nhưng không thông qua đại hội cổ đông; đề bạt con cháu giữ các chức vụ phó tổng giám đốc ngân hàng dù các nhân lực này có tuổi đời quá trẻ, quá trình cống hiến đối với ngân hàng còn ít hơn nhiều người khác.


Và đặc biệt, vị này dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn cố gắng vận động ở lại với lý do “đại biểu Quốc hội chưa hết nhiệm kỳ”.


Trước thực tế này, các chuyên gia đã nhiều lần khuyến cáo rằng, để góp phần giải quyết tình trạng cổ đông lớn chi phối và biểu hiện “gia đình trị” trong hệ thống, cần thúc đẩy nhanh tiến trình lên sàn niêm yết của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời, nên nới “room” sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài lên mức cao hơn 20% mà Chính phủ vừa cho phép mới đây.

Tại buổi gặp mặt báo chí ngành ngân hàng vừa tổ chức cuối tháng 12/2013, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói: “Ngân hàng Nhà nước coi việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại nhanh chóng niêm yết trên sàn chứng khoán là biện pháp để minh bạch hóa hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ đôn đốc các ngân hàng thương mại phải có lộ trình hiện thực hóa quá trình niêm yết”.


Tuy nhiên, liệu có phải cứ lên sàn là hệ thống ngân hàng chấm dứt sở hữu chéo cũng như tình trạng “gia đình trị”?


Trên thực tế không hoàn toàn phải vậy, vì quan sát ở khối cổ phần, hầu hết đều do nhiều chủ sở hữu nhưng không vì thế mà nguồn vốn góp của họ và dòng tiền cấp tín dụng cho các dự án được minh bạch hoàn toàn. Không ít trường hợp cổ đông góp vốn không phải do nguồn vốn của chính mình mà được lấy từ tín dụng thông qua các bút toán phủ thủy.


Trong giới ngân hàng hiện đang xôn xao phi vụ giải ngân hàng nghìn tỷ đồng cho một ông chủ bất động sản kiêm chủ gỗ chỉ trong ít ngày nhưng không có mục đích rõ ràng để sử dụng vào mục đích mua cổ phiếu ngân hàng. Và sau khi nắm giữ đủ một lượng cổ phiếu cần thiết, rất có thể ông này sẽ thống lĩnh ngân hàng và tìm cách đưa tiền ra giải vây cho những dự án đất đai của mình đang bất động nhiều năm nay.


Chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh cho rằng, muốn triệt được sở hữu chéo và “gia đình trị” trong hệ thống ngân hàng thì phải kiểm soát dòng tiền đến và đi.


Có nghĩa là, một cổ đông muốn góp vốn và hoặc mua cổ phiếu ngân hàng, cần phải biết người đó lấy tiền ở đâu ra. Cùng đó, với hệ thống theo dõi core banking từ thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đến các tổ chức tín dụng, phải kiểm soát chặt dòng tiền ra cho ai vay, mục đích gì.


Đây quả là áp lực lớn đối với Cơ quan Thanh tra giám sát và cao hơn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Không khó, nhưng xử lý lại là vấn đề không dễ.



Vneconomy




Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị”

Cần tư vấn vay vốn !!!!

Số là em đang kinh doanh thuốc tây ( quầy thuốc), nhưng đang thiếu vốn kinh doanh, em không có tài sản thế chấp, chỉ có cửa hàng mà em đang thuê, tài sản thiết bị trong quầy, giấy phép kinh doanh của UBND huyện, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của sở y tế, tất cả đều do em đứng tên, liệu em có thể vay tiền ngân hàng được không ạ?


Trả lời :


Chào bạn ! hiện tại bên mình không nhận hs vay tín chấp bạn ơi .Bạn nên liên hệ với bên prudential, ppf , …những chổ đó có hỗ trợ vay tín chấp .


Câu hỏi của Nguyên luat (mr.nguyentrongluat@gmail.com)



Cần tư vấn vay vốn !!!!

Tiền từ Trung Quốc sẽ là dòng vốn chính cho BĐS Việt Nam 2014


“Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ ngờ tới nhưng dòng vốn từ Trung Quốc sẽ là nguồn tài trợ lớn nhất của các giao dịch bất động sản”, Tổng giám đốc CBRE Marc Townsend nói.


Năm 2013 đầy khó khăn đã đi qua, thị trường bất động sản đang “ngóng” một năm mới với những khởi sắc mới. Hai công ty tư vấn BĐS lớn tại Việt Nam CBRE và Savills đã có những nhận định táo bạo về nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường bất động sản Việt Nam trong năm Giáp Ngọ.

Theo đánh giá của ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Công tySavills Hà Nội, dòng vốn FDI vào bất động sản, cho đến thời điểm này, chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia… và nhóm nhà đầu tư này có các “khẩu vị” khác nhau.


“Ví dụ, nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến các dự án mà sản phẩm có chất lượng cao, số lượng không cần nhiều; các nhà đầu tư Hàn Quốc lại thích những dự án có quy mô lớn, số lượng sản phẩm nhiều; những nhà đầu tư đến từ Singapore và Malaysia thích BĐS trên đất ở; trong khi một số đầu tư nhỏ đến từ Hồng Kông, Đài Loan thì thích BĐS nhỏ”, ông Trung nói.

Ông Trung cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm tới BĐS Việt Nam như
kinh doanh khách sạn, bán lẻ. Ông dẫn chứng: “Lượng FDI đăng ký không ngừng tăng qua các năm. Kể cả lúc khó khăn nhất, hầu như không có sự thay đổi về mức độ quan tâm tới BĐS”. Tuy nhiên, theo ông Trung, rào cản lớn nhất, ngoài thủ tục hành chính, thì dung lượng thị trường còn nhỏ và những sản phẩm có tính chất pháp lý minh bạch… vẫn chưa nhiều.





Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ ngờ tới nhưng dòng vốn từ Trung Quốc sẽ là nguồn tài trợ lớn nhất của các giao dịch bất động sản“.



Đồng quan điểm với ông Trung, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty tư vấn CBRE Việt Nam cho biết: “Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặc biệt quan tâm tới Việt Nam nhưng họ vẫn chưa thấy nhiều cơ hội tiềm năng. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư vẫn tiếp tục vượt nguồn cung đặc biệt đối với các tài sản đang được khai thác kinh doanh”.


“Nếu không có một cách tiếp cận thực tiễn và minh bạch các nhà đầu tư quốc tế sẽ tìm kiếm cơ hội ở chỗ khác”, ông Marc Townsend nói.


Đánh giá về triển vọng dòng vốn ngoại vào thị trường nhà đất năm 2014, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam đã có dự báo khá táo bạo khi cho rằng: “Năm 2014 chúng tôi nhận thấy tiềm năng khá lớn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, chính là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc mới là tâm điểm của mọi chú ý. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu mua lại các dự án BĐS từ Trung Quốc. Điển hình nhất là năm 2013, Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hông Kông) chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail, Công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup”.


Khẳng định thêm nhận định táo bạo của ông Troy Griffiths, Tổng giám đốc CBRE Marc Townsend nhấn mạnh rằng: “Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ ngờ tới nhưng dòng vốn từ Trung Quốc sẽ là nguồn tài trợ lớn nhất của các giao dịch bất động sản“.



Theo Trí Thức Trẻ




Tiền từ Trung Quốc sẽ là dòng vốn chính cho BĐS Việt Nam 2014

17 thg 1, 2014

"Soi lỗ" đại gia địa ốc: Tốt vay, dày nợ!

Từng được xem là “thế chân vạc” của thị trường bất động sản một thời, các đại gia địa ốc như HUD, Vinaconex, Sông Đà hiện đang lâm vào tình trạng nợ nần bởi chính những dự án khủng.


“Ôm” nhiều thì yếu


UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công văn hỏa tốc gửi Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đòi khoản nợ hơn 78 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 4,5 tỷ đồng tiền nợ phạt chậm nộp tại Dự án Khu đô thị Bắc TP. Hà Tĩnh.


Toàn bộ số tiền sử dụng đất (214 tỷ đồng) của HUD tại dự án này bị Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu nộp trước ngày 31/12/2013, nhưng HUD xin “khất” đến tháng 11/2014 do tình hình thị trường bất động sản trầm lắng, chủ đầu tư không thể cân đối được nguồn thu để nộp tiền sử dụng đất cho địa phương.


Đây chỉ là một trong hàng chục dự án do HUD làm chủ đầu tư trên địa bàn cả nước. Số tiền sử dụng đất mà HUD phải trả cho các dự án này là không nhỏ, đặc biệt là trong thời điểm thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay.


Giữa năm 2013, HUD cũng đã vướng phải rắc rối với đối tác là Công ty cổ phần BIC Việt Nam trong việc thực hiện Dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Dự án xây dựng trên phần đất 20% dành cho dự án nhà ở xã hội của Khu đô thị Linh Đàm do HUD đầu tư hạ tầng kỹ thuật.


Mặc dù 2 bên đã có thỏa thuận về kế hoạch đầu tư xây dựng và động thổ dự án từ ngày 28/5/2013, nhưng sau đó, HUD đã từ chối bàn giao mặt bằng để BIC Việt Nam vào thi công xây dựng.


Có thông tin cho rằng, HUD từ chối bàn giao mặt bằng do chưa được UBND TP. Hà Nội thanh toán kinh phí theo suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho dự án.



Ở một dự án tai tiếng khác của HUD là Khu đô thị mới Phú Mỹ (Quảng Ngãi). Năm 2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi có quyết định thu hồi đất giao cho HUD, đến nay, Dự án mới ở giai đoạn san lấp mặt bằng. Tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần đốc thúc, nhưng Dự án vẫn án binh bất động.


Một đại gia bất động sản khác đã và đang phải tìm cách bán bớt dự án là Vinaconex. Dự án bất động sản đầu tiên mà Vinaconex phải bán là Khu đô thị Park City (vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng) tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thương vụ này, Vinaconex chuyển nhượng 3,75 triệu cổ phiếu (tương đương 25% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Vinaconex Hoàng Thành, chủ đầu tư Dự án Park City tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho Công ty Perdana (thuộc Samling, tập đoàn khai thác gỗ lớn nhất của Malaysia). Sau khi chuyển nhượng, Park City trở thành dự án 100% vốn nước ngoài thuộc Perdana.


Một dự án bất động sản khủng khác được Vinaconex rao bán là Splendora tại Hoài Đức (Hà Nội).


Từ đầu năm 2013, Vinaconex đã “đánh tiếng” bán lại phần góp vốn của Tổng công ty (tương đương 50% vốn điều lệ) tại Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC, chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh – Splendora).


Đây là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị cao cấp kết hợp trung tâm, văn phòng thương mại nằm ở phía Tây Thủ đô, thuộc huyện Hoài Đức. Khu đô thị có tổng diện tích 246 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD, nhưng sau 1 năm thông báo, vẫn chưa có đơn vị nào nhận chuyển nhượng cổ phần tại An Khánh JVC của Vinaconex.


Tốt vay, dày nợ


Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2013 của Vinaconex, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của đơn vị này là 18.913 tỷ đồng, gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 74% tổng tài sản.


Trong quý này, doanh thu thuần của Vinaconex đạt 2.700,7 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, lãi vay tăng tương ứng với gần 24%, khiến mức lãi gộp chỉ còn tăng 10% so với cùng kỳ, đạt 366,5 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh 67%, xuống còn 59,3 tỷ đồng, nhưng bù lại, chi phí tài chính cũng giảm mạnh, chỉ bằng 48,5% so với cùng kỳ, ở mức 202,8 tỷ đồng; chi phí quản lý cũng giảm 34% xuống còn 104,5 tỷ đồng, nên hoạt động kinh doanh của Vinaconex trong quý III/2013 ghi nhận lãi gần 66 tỷ đồng (quý III/2012 Công ty lỗ 115,8 tỷ đồng).


Chi tiết các khoản nợ của HUD không được tiết lộ cụ thể, nhưng tình hình tài chính của đơn vị này cũng đang là một dấu hỏi lớn khi Bộ Xây dựng giữa năm 2013 đã phải đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài của Chính phủ để trả nợ thay cho HUD, với số tiền gốc và lãi khoảng 5,4 triệu USD.


Tại Tổng công ty Sông Đà, sau khi dừng thí điểm mô hình tập đoàn chuyển lại về mô hình Tổng công ty đã bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý các nghĩa vụ tài chính với số tiền hơn 10.000 tỷ đồng… Trừ Vinaconex (là công ty cổ phần), nghĩa vụ tài chính và những khoản nợ của các tổng công ty này đang từng ngày làm đầy thêm gánh nợ cho ngân sách quốc gia.


Những đơn vị như Tổng công ty Sông Đà cũng đang phải đối mặt với sức ép nợ nần từ hàng loạt dự án đầu tư bất động sản dở dang, như Khu đô thị Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội), Khu đô thị mới Nam An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội), Dự án Khách sạn Sông Đà – Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Khu đô thị Đồng Quang (Quốc Oai, Hà Nội).


Đây là các dự án đã được quy hoạch nhiều năm, đang giải phóng mặt bằng hoặc đã khởi công xây dựng, nhưng tất cả đều còn dở dang. UBND tỉnh Quảng Ninh mới đây đã yêu cầu chủ đầu tư Dự án Khách sạn Sông Đà – Hạ Long phải lên tiếng về tiến độ của Dự án, có cam kết cụ thể với tỉnh Quảng Ninh. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cảnh cáo, nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết về tiến độ, UBND tỉnh sẽ thu hồi Dự án. Tuy nhiên, nguồn lực nào ngoài việc đi vay để đầu tư xây dựng các dự án này theo đúng cam kết vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.


Đầu tư


"Soi lỗ" đại gia địa ốc: Tốt vay, dày nợ!