27 thg 2, 2014

Việt nam : Cấm các TCTD sử dụng Bitcoin như 1 loại tiền tệ hoặc làm phương tiện thanh toán


NHNN lần thứ 3 lên tiếng khẳng định đồng Bitcoin là bất hợp pháp ở Việt Nam và khuyến cáo người dân không nên nắm giữ, đầu tư hay giao dịch.



Đồng tiền ảo Bitcoin đã được sử dụng ở khá nhiều quốc gia, tuy nhiên ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 2 lần lên tiếng khẳng định không chấp nhận đồng tiền ảo này.


Chiều 27/2, NHNN một lần nữa lên tiếng về sự tồn tại của Bitcoin.


Theo NHNN, thời gian qua có nhiều thông tin đề cập đến Bitcoin. Qua tìm hiểu bước đầu, Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.


Bitcoin bắt đầu được giao dịch trên sàn Mt.Gox vào tháng 6/2010, đến năm 2013, Bitcoin được sử dụng trên cả phương diện thanh toán, giao dịch hàng hóa và tài sản đầu tư. Sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như:


Thứ nhất, các giao dịch bằng Bitcoin có tính ẩn danh cao nên Bitcoin có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp.


Thứ hai, Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn. Thực tế đầu năm 2014, giá Bitcoin đã sụt giảm mạnh sau khi 02 sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới là Mt.Gox và BitStamp tạm ngừng cho khách hàng rút tiền vì sự cố kỹ thuật và nhà chức trách Mỹ bắt giữ 04 nhân vật bị tình nghi đã sử dụng Bitcoin cho các giao dịch tội phạm. Ngày 25/2/2014, sàn Mt.Gox đã bất ngờ đóng cửa khiến hàng triệu USD của thành viên mạng lưới Bitcoin đứng trước nguy cơ mất trắng.


Thứ ba, do giá trị đồng Bitcoin biến động mạnh và phức tạp trong thời gian ngắn nên hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng, tiềm ẩn gây thiệt hại cho người đầu tư.


Thứ tư, Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.


Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đã có thông báo không chấp nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp và đưa ra các cảnh báo rủi ro cho người sử dụng bitcoin như Thái Lan, Nga, Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Nauy… đều không thừa nhận Bitcoin là một đồng tiền hợp pháp được lưu thông trên thị trường.


Tại Việt Nam, việc “đào” và đầu tư vào Bitcoin bắt đầu có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Việc sở hữu Bitcoin do “khai thác” được tại Việt Nam là rất ít mà chủ yếu là mua qua một số sàn giao dịch.


Một lần nữa, NHNN khẳng định, theo các quy định của pháp luật hiện hành về tiền tệ và ngân hàng, bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.


Việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.



Theo trí thức Trẻ




Việt nam : Cấm các TCTD sử dụng Bitcoin như 1 loại tiền tệ hoặc làm phương tiện thanh toán

Vay theo hạn mức tín dụng

Vay hạn mức là sản phẩm vay vốn dành cho hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp được mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng (tối đa không quá 12 tháng).


Khác với loại vay thông thường, ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng.


Điều kiện cấp hạn mức tín dụng :


Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm đăng ký liên tục từ 12 tháng trở lên hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương về thời gian kinh doanh thực tế tối thiểu 12 tháng.


Có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay của phương án kinh doanh cần vay vốn.


Có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng.


Không có nợ xấu tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.


Đặc điểm khi hạn mức được cấp :


Doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối đa không quá 12 tháng) của mình.Chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. Tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ.


Phí và lãi suất: Quy định trong từng thời kỳ.


Phương thức cho vay: cho vay hạn mức.


Thời hạn hạn mức: tối đa 12 tháng.


Thời hạn mỗi khoản vay: theo từng phương án cụ thể.


Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng, trả gốc cuối kỳ của từng phương án hoặc khi khách hàng có nguồn thu.


Tài sản đảm bảo: Bất động sản, động sản, giấy tờ có giá hoặc các TSBĐ khác được ngân hàng chấp thuận.



Lợi ích :


Thủ tục vay đơn giản, tiện lợi có thể rút vốn vay nhiều lần với 01 bộ hồ sơ vay.


Doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn vốn vay khi đã được cấp hạn mức tín dụng.


Thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín đối với ngân hàng.


Hồ sơ vay :


Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu).


CMND/ Hộ chiếu


Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.


Báo cáo tài chính doanh nghiệp 2 năm gần nhất.


Phương án kinh doanh hạn mức, các hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay


Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh.


Mọi chi tiết xin liên hệ 0933.821.534 hoặc


Email : kinhdoanh@canvaytien.net & info@canvaytien.net



Vay theo hạn mức tín dụng

26 thg 2, 2014

Tham nhũng ở Vinashin: Lộ mánh rút tiền Nhà nước

Ngày 26/2, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng đối với 5 bị cáo, trong số này có Bùi Quốc Anh – nguyên là Phó Tổng Giám đốc (TGĐ) Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).



1 người tham ô, 4 người lợi dụng chức vụ


5 bị cáo bị truy tố là Hoàng Gia Hiệp (SN 1972) – nguyên Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính công nghiệp Tàu thủy bị truy tố tội “tham ô tài sản”; Bùi Quốc Anh (SN 1959) – nguyên Phó TGĐ Vinalines, nguyên Giám đốc Công ty Vận tải Biển Đông; Đỗ Thị Bích Thủy (SN 1962)-nguyên Phó TGĐ Công ty TNHH một thành viên Vận tải Biển Đông; Ngô Văn Nhuận (SN 1970)- nguyên Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực 7; Nguyễn Thị Lệ Thủy (SN 1977) – nguyên thủ quỹ Công ty TNHH một thành viên Vận tải Biển Đông, 4 bị cáo cùng bị truy tố tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.


Theo truy tố của Viện KSND Tối cao, Công ty Vận tải Biển Đông được Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam phê duyệt 5 dự án mua tàu. Năm đối tượng trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc ký hợp đồng lập báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) dự án mua tàu cũ giữa Công ty Vận tải Biển Đông với Công ty VFC để lập khống hợp đồng thuê Công ty TNHH Tân Minh Nguyệt (Công ty Tân Minh Nguyệt) làm thầu phụ, lập một phần BCNCKT mua tàu Energy, ký khống 4 hợp đồng lập BCNCKT với Công ty Tân Minh Nguyệt mua các tàu Victory, tàu Vạn Hưng, tàu Melody và tàu Biển Đông Star, sử dụng giấy tờ, hồ sơ giả mang tên Công ty TNHH Tân Minh Nguyệt để hợp thức hóa hồ sơ quyết toán.


Cơ quan tố tụng xác định Hiệp đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc ký hợp đồng tư vấn lập BCNCKT dự án mua tàu Energy chiếm đoạt của Công ty VFC số tiền 50 triệu đồng qua việc ký hợp đồng khống với Công ty Tân Minh Nguyệt.



Chi phí “ngoại giao” gây thiệt hại gần 4,8 tỷ đồng





Năm 2012, trong vụ án Vinashin, Hoàng Gia Hiệp bị TAND Tối cao xử phạt 13 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng”, hiện đang chấp hành án.



Bùi Quốc Anh là Giám đốc Công ty Vận tải Biển Đông, trong việc ký hợp đồng với Công ty Tân Minh Nguyệt đã không tổ chức đàm phán, không thông báo cho ban mua bán tàu của công ty về việc ký hợp đồng, không kiểm tra tư cách pháp nhân của đơn vị ký hợp đồng, không tổ chức nghiệm thu sản phẩm BCNCKT, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong công tác thống nhất với Đỗ Thị Bích Thủy dùng tiền của Công ty Biển Đông để chi phí ngoại giao gây thiệt hại cho công ty gần 4,8 tỷ đồng.


Về phía Đỗ Thị Bích Thủy với chức vụ Kế toán trưởng công ty đã thực hiện chỉ đạo của Bùi Quốc Anh, đồng phạm với Bùi Quốc Anh trong việc giúp Hoàng Gia Hiệp, Ngô Văn Nhuận hợp thức hồ sơ trong dự án mua tàu Energy, lập khống hồ sơ thanh toán tiền cho Công ty Tân Minh Nguyệt trong chi phí lập BCNCKT các dự án mua tàu Victory, tàu Vạn Hưng, tàu Melody, Biển Đông Star, rút tiền để ngoài sổ sách, sử dụng chi ngoại giao không đúng quy định của Nhà nước, gây thiệt hại cho công ty gần 4,8 tỷ đồng, Đỗ Thị Bích Thủy đã tự nguyện nộp 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.


Với Ngô Văn Nhuận- nguyên Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực 7 đã có hành vi đồng phạm, là người trực tiếp chuyển các hợp đồng khống của Công ty Tân Minh Nguyệt đến Công ty VFC và Công ty Vận tải Biển Đông cung cấp hồ sơ pháp lý, mở tài khoản, lập chứng từ để hợp thức hóa hồ sơ quyết toán, gây thiệt hại cho Công ty Vận tải Biển Đông gần 4,8 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 1,4 tỷ đồng…


Trong phiên tòa ngày 26/2, Hội đồng xét xử tập trung thẩm vấn các bị cáo để làm rõ hành vi. Ngày hôm nay, phiên tòa tiếp tục làm việc.



Theo Dân Việt


Tham nhũng ở Vinashin: Lộ mánh rút tiền Nhà nước

Lãi vay, hàng tồn “giết” đại gia

Chi phí lãi vay ăn mòn vào vốn, gánh nặng hàng tồn kho càng lúc càng lớn, kết quả thì chỉ có lãi tượng trưng, thậm chí lỗ lũy kế…, đó là những điểm tối của các doanh nghiệp BĐS trong mùa BCTC quý IV/2013.


Lãi vay ăn mòn vào vốn


Quả thật, PDR luôn là một cái tên thu hút được sự quan tâm trên thị trường BĐS TPHCM. Vào thời điểm đầu tháng 9/2013, khi PDR tung ra chiến dịch giảm giá bán 50% dự án EverRich 3, việc giảm giá bán này nhằm tạo nguồn thu để tiếp tục đầu tư cho các dự án khác, chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh 2014-2015.


Tuy nhiên, theo BCTC năm 2013 vừa công bố, thì doanh thu của PDR chỉ đạt 39,62 tỉ đồng, giảm 62% so với năm 2012; lợi nhuận trước thuế đạt 3,87 tỉ đồng, giảm 40%. Dù được cơ cấu nợ vay từ ngắn hạn sang dài hạn, nhưng áp lực trả lãi vay và nợ gốc của PDR đang tăng cao. Năm 2013, tổng nợ vay của PDR gần 2.774 tỉ đồng, chiếm hơn 49% tổng nguồn vốn. Các khoản nợ vay tại NH hiện tại của PDR cũng có mức lãi suất khá cao 15%/năm.

Đáng chú ý, năm 2014 áp lực trả nợ gốc của PDR sẽ tăng cao hơn khi có thêm một số khoản vay lớn bước vào giai đoạn phải hoàn trả nợ gốc. Hiện lãi vay và lãi trái phiếu phải trả (được hạch toán trong khoản mục phải trả dài hạn) của PDR lên tới gần 713 tỉ đồng. Hy vọng giảm bớt gánh nặng trả nợ gốc cũng như lãi trái phiếu của PDR sẽ đến từ việc các trái phiếu chủ thực hiện quyền mua căn hộ. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, việc các Cty nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền là điều khó có thể xảy ra. Do đó áp lực chi phí lãi vay vốn hóa vào dự án vẫn sẽ rất lớn.


Tương tự, câu chuyện về vay nợ đến hạn của một ông lớn khác – CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) – cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Khoản vay gần 1.500 tỉ đồng từ BIDV chi nhánh Quang Trung sẽ đáo hạn từ ngày 30/6/2014 đến 30/6/2015, thế nhưng chưa rõ kết quả của việc đàm phán kéo dài thời hạn trả nợ đến đâu.


Trong khi đó, tại ngày lập BCTC, các khoản vay ngắn hạn của QCG trị giá trên 150 tỉ đồng đã quá hạn, trong đó, khoản vay Vietinbank chi nhánh Gia Lai đã đến hạn từ ngày 29/9/2013, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn trong tình trạng… đang thương thảo về việc gia hạn hợp đồng.

“Chết” vì… hàng tồn kho


Năm 2013, đại gia QCG đã đang khiến cổ đông buồn rầu khi mà kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2013 của đại gia này thoát lỗ không phải vì bán hàng tốt, mà vì nhờ hoãn lại thuế TNDN. Cụ thể, cả năm 2013, QCG đạt 954,6 tỉ đồng doanh thu, lỗ trước thuế 17,2 tỉ đồng, và vẫn ghi nhận lãi cả năm 6,6 tỉ đồng do thuế TNDN hoãn lại và trừ lợi ích cổ đông thiểu số. So với kế hoạch 1.170 tỉ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế 50 tỉ đồng, thì QCG đã có một năm hoàn toàn thất bại.


Thế nhưng, nỗi lo lớn nhất trong thời gian tới của QCG chính là câu chuyện hàng tồn kho lớn, nợ tới hạn. Theo BCTC hợp nhất quý IV/2013, trong tổng số hơn 3.955 tỉ đồng hàng tồn kho, QCG có tới trên 3.763 tỉ đồng BĐS dở dang. Trong số này, một điểm đáng chú ý là có rất nhiều dự án được đổ tiền đầu tư hàng trăm tỉ đồng, nhưng dự án hầu như giậm chân tại chỗ.

Đây cũng là vấn đề của PDR khi chương trình giảm giá sốc cũng không giúp gì được cho đại gia này, khi gánh nặng hàng tồn kho vẫn chưa vơi. Theo BCTC của PDR, hàng tồn kho của PDR vẫn tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2013. Tính đến cuối năm 2013, tổng giá trị hàng tồn kho của PDR là gần 5.156 tỉ đồng, tăng thêm 489 tỉ đồng, tương ứng tăng 10,4% so với đầu năm. Giá trị hàng tồn kho của PDR tập trung chủ yếu ở Dự án The Everich 2 với 3.360,4 tỉ đồng (tăng 414,5 tỉ đồng so với đầu năm 2013), Dự án The Everich 3 với 1.488,5 tỉ đồng (tăng 73,8 tỉ đồng), Dự án Nhà Bè 225,5 tỉ đồng và Dự án Long Thạnh Mỹ 80,8 tỉ đồng. Tổng giá trị hàng tồn kho của PDR tính đến cuối năm 2013 chiếm hơn 91,2% tổng tài sản và chiếm 96,3% tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Điều đó cho thấy đại gia này đang gặp độ rủi ro thanh toán là rất cao, đặc biệt trong giai đoạn đóng băng kéo dài của thị trường BĐS.



Như vậy, có thể thấy bức tranh kinh doanh của các đại gia BĐS đang ngày càng xám màu. Thực tế cho thấy, “hàng tồn” phần lớn là sản phẩm dở dang, do đó muốn hoàn thiện buộc phải có nguồn tài chính. Trong khi đó, hiện nhiều chủ đầu tư đã cạn kiệt nguồn tiền, khách hàng cũ thấy dự án chậm tiến độ nên không tiếp tục đóng tiền, khách hàng mới cần mua nhà nhưng thấy dự án “trùm mền” cũng ngán ngại. Những dự án dở dang như cái vòng lẩn quẩn, tiếp tục thì khó khăn, mà tháo lui cũng không xong.


Lao động



Lãi vay, hàng tồn “giết” đại gia

Bộ Xây dựng bỏ quy định tính diện tích theo tim tường

Bộ Xây dựng sửa thông tư 16, theo đó, diện tích sử dụng căn hộ được tính theo kích thước thông thủy, không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.



Theo thông tin đăng tải ngày 25/2 trên website Bộ Xây dựng (moc.gov.vn), Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD về việc sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.


Theo đó, sửa đổi về sở hữu chung, sở hữu riêng ”Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký với chủ đầu tư thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên còn phải ghi rõ thêm các nội dung sau đây: phần diện tích thuộc sở hữu, sử dụng chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn xây dựng căn hộ; diện tích sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy) để tính tiền mua bán căn hộ; …


Diện tích sử dụng căn hộ được tính theo kích thước thông thủy như ví dụ theo hình vẽ dưới đây và được ghi vào Giấy chứng nhận cấp cho người mua, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó, không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.


Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn, trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung. Khi bàn giao căn hộ, các bên phải ghi rõ trong biên bản bàn giao căn hộ hoặc trong phụ lục hợp đồng diện tích sử dụng căn hộ thực tế bàn giao và diện tích ghi trong hợp đồng mua bán căn hộ đã ký; biên bản bàn giao căn hộ hoặc phụ lục hợp đồng được coi là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng mua bán căn hộ”.


Việc Thông tư 16 quy định thêm cách tính diện tích căn hộ chung cư mâu thuẫn với Luật Nhà ở được coi là nguyên nhân ngòi nổ cho những tranh chấp căng thẳng giữa người mua nhà, chủ đầu tư nhiều năm qua.


Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu, sửa đổi nội dung quy định cách tính diện tích căn hộ chung cư tại Thông tư số 16/2010/TT-BXD cho phù hợp với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71.



Theo Infonet.vn


Bộ Xây dựng bỏ quy định tính diện tích theo tim tường

Sàn Bitcoin lớn nhất thế giới đóng cửa

Mt.Gox, một trong hai sàn giao dịch Bitcoin lớn trên thế giới bất ngờ đóng cửa ngày 25/2, khiến hàng triệu USD của người chơi kẹt lại đứng trước nguy cơ mất trắng.


Mt.Gox, nơi từng là một trong những sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới giờ đây chỉ còn là một trang web trống. Cách đây không lâu, Mt.Gox là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng và buộc phải ngừng cho thành viên rút tiền điện tử. Theo CNN, hiện có hàng triệu USD vẫn nằm tại đây, đồng nghĩa với nguy cơ mất trắng đang ở ngay trước mắt các nhà đầu tư.


Không chỉ đóng cửa website, Mt.Gox còn xóa luôn nội dung Twitter của mình và mới chỉ ngày 23/2 vừa rồi, CEO của sàn là Mark Karpeles đã từ chức, rời khỏi ban lãnh đạo.


Những thông tin trên gây hoang mang trong giới chơi Bitcoin, đẩy giá đồng tiền điện tử xuống 3%, còn khoảng 490 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2013. Mọi liên lạc với Mt.Gox tạm chấm dứt và cũng không có bất kỳ lời giải thích nào được đưa ra cho việc đóng cửa sàn.


Tuy nhiên, theo một tài liệu mà CNN có được mang tên “Bản phác thảo chiến lược khủng hoảng” thì Mt.Gox đã làm thất thoát tới 744.408 Bitcoin của người chơi, có giá trị khoảng 367 triệu USD và sàn này đang định đổi tên thành Gox.


Kể từ khi bị tấn công và phải tạm ngừng rút tiền, giá Bitcoin tại Mt.Gox đã giảm đáng kể, chỉ còn 130 USD, chưa bằng một phần tư giá trị đang được giao dịch tại các sàn khác. Các sàn đều khẳng định vụ bê bối gây tổn hại lòng tin người dùng của Mt.Gox là hậu quả từ những việc làm của đơn vị này, không phải ánh giá trị đồng Bitcoin hay toàn bộ hệ thống.


Evan Rose, Chủ tịch công ty Bitcoin Genesis cho rằng những vấn đề như của Mt.Gox hay các sàn khác chỉ ra rằng đồng tiền điện tử này thay đổi liên tục. “Những người đang tham gia vào hệ thống không nhất thiết phải là doanh nhân mà hầu hết họ tham gia bất chấp những rủi ro có thể gặp phải”.


Không giống như các loại tiền tệ khác, Bitcoin không chịu quản lý của ngân hàng trung ương hay bất kỳ chính phủ nào. Người ta tạo ra Bitcoin thông qua kỹ thuật được gọi là “đào”, thực chất là quá trình xử lý các thuật toán máy tính. Đồng tiền này trở nên phổ biến nhanh chóng và được nhiều đơn vị kinh doanh chấp nhận như một hình thức thanh toán thông thường.


Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều lo ngại về tương lai dài hạn của Bitcoin do thiếu luật và các quy định quản lý. Cùng với đó, Bitcoin tăng giá quá nhanh cũng nhờ một phần của trí tò mò và không hề ổn định. Những gì vừa xảy ra với Mt.Gox đã kéo theo rất nhiều lo ngại quanh đồng tiền điện tử đắt nhất thế giới này.




Sàn Bitcoin lớn nhất thế giới đóng cửa

25 thg 2, 2014

Giả phụ nữ thành đạt, trộm hàng trăm triệu đồng

Vân Anh đóng vai một phụ nữ thành đạt đến cửa hàng spa để chăm sóc sắc đẹp rồi lợi dụng sơ hở lấy trộm tiền.


Theo bản án sơ thẩm ngày 25/2 của TAND Hà Nội, Nguyễn Thị Vân Anh (34 tuổi, ở Phú Thọ) từng có 3 tiền án về tội Trộm cắp tài sản. Song, nữ quái này không chí thú làm ăn, tiếp tục phạm tội.


Toà xác định, sáng 21/4/2013, Vân Anh đi xe máy Piaggio Liberty đến khu vực chợ Liên Cơ (xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm) và vào cửa hàng spa của bà Ngô Thị Lý (46 tuổi) giả vờ hỏi tư vấn chăm sóc da và mua một số mỹ phẩm. Trong lúc chủ cửa hàng không để ý, Vân Anh lấy trộm chiếc túi xách có 20 triệu đồng của bà Lý.


Sau đó, cô ta giả vờ ra đón bạn, rồi bỏ đi. Trên đường, Vân Anh lấy tiền còn túi vứt đi. Hai ngày sau, bà Lý phát hiện nữ quái này trong một cửa hàng thời trang nên báo công an bắt giữ. Số tiền trộm được, Vân Anh tiêu còn hơn 16 triệu đồng.


Theo bản án, Vân Anh còn gây ra 3 vụ trộm cắp khác. Nữ quái này khai, trưa 26/11/2012, vào trụ sở một công ty giả vờ đặt vé máy bay. Do nhầm Vân Anh với người quen, nên khi cô ta đưa tiền, bảo đi mua cơm trưa mời mọi người, nữ thủ quỹ của công ty trên đã cầm tiền làm theo. Vân Anh vào bàn làm việc của nữ thủ quỹ lấy trộm chiếc hộp đựng 160 triệu đồng của công ty.


Đầu tháng 3/2013, Vân Anh vào một công ty ở khu đô thị Mỹ Đình hỏi mua đá ốp lát để cải tạo khách sạn. Vờ quên bản thiết kế vẽ khách sạn ở nhà, chị ta nhờ một nữ quản lý công ty này đi lấy hộ. Sau đó, Vân Anh lấy trộm được 20 triệu đồng. Tuy nhiên, bị hại khai bị mất 50 triệu đồng.


Một tháng sau, Vân Anh đến một trường mẫu giáo cũng ở khu đô thị Mỹ Đình, lấy trộm được 10 triệu đồng. Ngoài ra còn ba bị hại khác trình báo nữ quái này lấy trộm tiền, song cô ta không thừa nhận. Cơ quan chức năng không có cơ sở xử lý.


HĐXX đã tuyên phạt Vân Anh 9 năm tù tội Trộm cắp tài sản.



Giả phụ nữ thành đạt, trộm hàng trăm triệu đồng

Trầy trật vay tiền mua nhà

Để đẩy nhanh gói 30.000 tỉ đồng, nên đổi tên “nhà ở xã hội” thành nhà ở phổ thông hoặc nhà cho người thu nhập thấp để nhiều người có cơ hội tiếp cận hơn.



Hơn 8 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành gói tín dụng 30.000 tỉ đồng ưu đãi lãi suất dành cho người thu nhập thấp vay mua nhà và doanh nghiệp bất động sản (BĐS) có hiệu lực, đến nay, tốc độ giải ngân chỉ đạt hơn 7,7%. Trong khi đó, nhiều người lại chấp nhận vay tiền mua nhà từ ngân hàng (NH) thương mại với lãi suất cao thay vì trầy trật để được hưởng ưu đãi từ gói tín dụng này.


Quá ít sự lựa chọn


Anh Phạm Văn Dũng – ngụ quận 12, TP HCM – cho biết vừa vay một NH 400 triệu đồng mua căn hộ với lãi suất thị trường dù anh đủ điều kiện vay ưu đãi gói 30.000 tỉ đồng. Căn hộ anh mua lại từ một người khác với giá hơn 800 triệu đồng, diện tích 48 m2. Lãi suất vay NH là 9%/năm trong 3 tháng đầu, 9 tháng tiếp theo là 12%/năm. Từ năm thứ 2 trở đi, lãi vay tính bằng lãi suất huy động tháng 13 cộng 4%.


Chúng tôi hỏi sao không chọn vay ưu đãi để hưởng lãi suất chỉ 5%/năm trong 10 năm, anh Dũng thổ lộ: “Bạn bè tôi đã hỏi và tiếp xúc các NH được chỉ định để vay nhưng thấy thủ tục nhiêu khê, nhân viên NH thì ậm ừ không muốn tiếp. Quan trọng hơn, gói này cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi với diện tích căn hộ dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 nhưng chỉ áp dụng với các dự án liên kết với NH”.


Dũng cho biết anh có đến xem một dự án ở huyện Hóc Môn, TP HCM -  nơi đủ tiêu chuẩn được vay nhưng lại quá xa chỗ làm. “Dự án khác thì đường ngập nước, an ninh không tốt… Căn hộ nào đáp ứng được yêu cầu về diện tích, giá bán thì khách hàng không thích. Có quá ít dự án để lựa chọn, chưa nói đến khâu thủ tục”- anh Dũng băn khoăn.


Sau nhiều tháng chạy tới chạy lui công chứng, xác nhận thu nhập, chứng minh chưa có nhà, chị Nguyễn Thị Thanh – ngụ quận Thủ Đức, TP HCM – mới giải ngân được khoản vay từ gói 30.000 tỉ đồng. Chị vay 440 triệu đồng mua căn hộ dự án Ehome 4 (Thuận An, Bình Dương), diện tích 43 m2, giá 560 triệu đồng/căn và dự kiến sẽ nhận nhà vào tháng 5-2014.


“Ban đầu, vợ chồng tôi phải xác nhận thu nhập, sao kê lương qua tài khoản, hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm… Quy định còn buộc khách hàng phải đóng BHXH tại tỉnh nơi dự án xây dựng, trong khi vợ chồng tôi đều làm việc tại TP HCM. May mắn là trụ sở chính của công ty ở Bình Dương nên tôi… qua được cửa này” – chị Thanh kể.



Tiếp đến, chị Thanh cần có KT3 hoặc tạm trú tại Bình Dương để phường, tổ dân phố nơi tạm trú xác nhận chưa có nhà ở. “Quy định này khiến nhiều người tạm trú ở TP HCM mua căn hộ Ehome 4 không được. Vậy là vợ chồng tôi phải vận dụng mối quan hệ, nhờ người thân cho tạm trú, phường mới xác nhận” – chị Thanh cho biết.


Trong vai người có nhu cầu vay mua nhà từ gói 30.000 tỉ đồng, chúng tôi đến Agribank Chi nhánh TP HCM. Nhân viên tín dụng cho biết hiện NH chỉ liên kết với dự án Cheery 3 ở huyện Hóc Môn của Công ty CP Thương mại Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân. Nếu khách hàng mua căn hộ thuộc dự án này mới được vay ưu đãi! Các NH khác cũng chỉ liên kết với vài dự án, do đó khách hàng không có nhiều sự lựa chọn.


Phải điều chỉnh quy định, thủ tục


Giải thích về tốc độ giải ngân quá chậm, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng NH Nhà nước, cho rằng gói tín dụng chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân là do chúng ta kỳ vọng quá lớn. Trong khi đó, mục tiêu của gói này là phục vụ cho chiến lược phát triển nhà ở, hỗ trợ các đối tượng thu nhập thấp có nhà chứ không phải cứu thị trường BĐS. Đây chỉ là kênh tạo ra tác động thêm cho BĐS, Bộ Xây dựng và NH Nhà nước đã phối hợp giải ngân, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi qua gói này.


“Nhiều người nói 2.000 căn hộ bán được từ gói này là thấp nhưng tôi cho là con số đáng kể, tốc độ giải ngân tháng sau cao hơn tháng trước là tốt rồi” – ông Mạnh nhận xét.


Về gói 30.000 tỉ đồng cho thị trường BĐS, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, TS Lê Xuân Nghĩa, cho rằng cần phải sửa đổi lại thủ tục, quy định. Có thể phải thay đổi tên “nhà ở xã hội” thành nhà ở phổ thông hoặc nhà cho người thu nhập thấp để tạo ra khuôn khổ người tiêu dùng rộng rãi hơn. Đồng thời, sửa lại cơ chế xác nhận đã có nhà ở thành cơ chế xác nhận nơi cư trú, nơi sống và tăng hạn cho vay lên 15 năm, giảm thêm lãi suất…


“Chính phủ sẽ quyết định các sửa đổi này trong quý I/2014 bởi liên quan đến Luật Xây dựng, Luật Nhà ở đang được sửa đổi trình Quốc hội” – ông Nghĩa nói.





Quá ít nguồn cung

Trong gói 30.000 tỉ đồng, 70% dành cho khách hàng cá nhân và 30% dành cho doanh nghiệp (DN) BĐS nhằm tăng cung cho thị trường. Đến cuối tháng 1-2014, NH Nhà nước đã xác nhận đăng ký của các NH BIDV, VietinBank, Agribank được ký hợp đồng tín dụng với 15 DN BĐS, tổng số tiền cam kết 1.501 tỉ đồng, trong đó giải ngân cho 10 DN (11 dự án) với số tiền 534 tỉ đồng. Đáng nói, trong số 15 DN được NH rót vốn này, TP HCM – thị trường BĐS lớn nhất cả nước – hiện chỉ có 1 DN được vay.


Hiệp hội BĐS TP HCM đã kiến nghị việc cho các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đang xây dựng dở dang được vay gói tín dụng ưu đãi này. Các dự án dở dang nếu được tiếp vốn sẽ nhanh có sản phẩm ra thị trường hơn bởi hiện có quá ít dự án căn hộ dành cho người thu nhập thấp đáp ứng tiêu chí của gói tín dụng này.




Theo Người lao động


Trầy trật vay tiền mua nhà

22 thg 2, 2014

Những mánh khóe ép khách khi đáo nợ ngân hàng của nhân viên tín dụng

Anh Đăng, chủ cơ sở kinh doanh đồ nhựa đang loay hoay với khoản vay 400 triệu sau vài ngày nữa sẽ đáo hạn ngân hàng. Chưa xoay ra tiền mặt trả nợ mà lại vẫn muốn vay lại khoản vay đó để tiếp tục có vốn kinh doanh. Nhân viên ngân hàng T gợi ý anh Đăng tìm tới tín dụng đen để tất toán khoản vay cũ của ngân hàng, sau đó vài hôm sẽ giải ngân khoản vay mới…


Gợi ý tín dụng đen


Đầu tháng ba sẽ là ngày đáo hạn cho khoản vay một năm của anh Đăng với ngân hàng T. Khoản vay của anh Đăng đã trả lãi hàng tháng, cuối kỳ một năm sẽ phải tất toán tiền vay gốc. Trước đấy cả tuần, anh Đăng kiểm tra lại sổ sách tài chính thì phải tới đầu tháng tư các khoản tiền theo đơn hàng mới về tới cửa hàng.


Hỏi vay bạn bè người thì không có sẵn, người thì phải đợi hai tuần. Đang quá đau đầu với khoản vay thì anh Đăng nhận được cuộc hẹn tại quán càphê của nhân viên ngân hàng.


Tại đây, anh Đăng lại bị nhân viên thúc giục khoản vay ngắn hạn của mình. Nhân viên ngân hàng nói nếu không tất toán được khoản vay, hồ sơ của anh Đăng sẽ bị xếp vào nợ xấu, nên sau này muốn đi vay ngân hàng nào cũng rất khó.


Đang ở thế chịu trận, anh Đăng hỏi nhân viên ngân hàng có thể thế chấp thêm ngôi nhà khác để vay khoản khác rồi lấy số tiền đó tất toán khoản vay cũ. Tư vấn cho anh Đăng về cách thoát hiểm này, nhân viên ngân hàng nói: “Cũng được anh ạ. Nhưng để giải ngân khoản vay mới thì thủ tục như định giá tài sản thế chấp, rồi mục đích vay vốn thời gian phải mất cả tháng.


Ngoài ra để làm khoản vay mới đó anh phải chứng minh thêm năng lực tài chính. Cái mình cần bây giờ là tiền luôn, có tiền tất toán chỉ sau hai hôm anh cần thì bọn em lại giải ngân cho anh vay tiếp”


Sau cuộc càphê mất gần buổi sáng vẫn không tìm ra cách gì giải quyết thì đến tối nhân viên ngân hàng gọi lại bảo là “đã có cách, nhưng anh phải chịu thiệt chút”. Theo đó, người của ngân hàng giới thiệu cho anh Đăng dịch vụ đáo hạn với khoản vay nóng vào khoảng 1% lãi suất/ ngày.


Làm thử phép tính, anh Đăng thấy cần vay 400 triệu đồng, với 1% lãi suất/ngày thì trong 4 ngày anh Đăng phải 16 triệu đồng.


“Thực ra tôi biết nhân viên ngân hàng và tín đụng đen móc ngoặc với nhau. Nhưng lúc đó mình cần tiền giải quyết cho xong nên đành cắn răng vậy”, anh Đăng nói.


“Bắt thóp nhau”


Theo anh Dương Đức Hồng nhân viên ngân hàng Bảo Việt tại phố Bạch Mai (Hà Nội), với các hộ kinh doanh nhỏ, để đảm bảo sự an toàn, Ngân hàng thường áp dụng hình thức 1 năm đáo hạn 1 lần. Đến thời điểm đáo hạn, căn cứ trên kết quả kinh doanh, Ngân hàng sẽ quyết định có tiếp tục giải ngân cho vay tiếp không. Tại thời điểm đáo hạn, người vay phải nộp trả toàn bộ tiền vay cùng tiền lãi của năm đó.


Nếu các hộ kinh doanh làm ăn không hiệu quả thì việc ngừng cho vay là hợp lý. Tuy nhiên, thực tế, chính lúc này các nhân viên tín dụng lại “cò quay” để ép cả những người đang làm ăn tốt.


Khi tôi dẫn lại trường hợp của anh Đăng đã kể trên, anh Hồng nhận định: “Với trường hợp này, nếu nhân viên làm nghiêm túc nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra chứng minh tài chính của khách hàng. Nếu thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ thì sẽ gia hạn”.


“Có thể tiền khoản vay đang được mang vào kinh doanh để sinh lời. Bởi vậy đến khi đáo hạn, khi nguồn tiền mang đi kinh doanh chưa về thì khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Khi đó nhân viên ngân hàng sẽ gợi ý này nọ”, anh Hồng nói.


Tuy nhiên, theo anh Hồng trong nhiều trường hợp nhân viên ngân hàng thừa biết khách hàng của mình có khả năng thanh toán nợ nhưng thấy khách hàng đang bí bách tiền mặt vào thời điểm đáo hạn nên thường vòi vĩnh.


“Họ không nói rõ ra nhưng ai cũng hiểu. Ví dụ như họ nói khoản vay của anh muốn gia hạn cũng được thôi nhưng chờ em xin ý kiến sếp đã. Hoặc, đợt này bên em đang làm căng, khoản vay của anh khó gia hạn lắm..” – anh Hồng nói.


Theo anh Hồng, khách hàng là dân kinh doanh nhỏ lẻ đi vay ngân hàng có hai cái sợ là: sợ mất tài sản thế chấp và sợ bị kê vào hồ sơ xấu thì sẽ khó được vay tiếp tại các ngân hàng khác.


Tuy nhiên, cũng theo anh Hồng, việc gây khó dễ này là hoàn toàn mang tính cá nhân của các nhân viên tín dụng. Do đó, nếu các khách hàng cần chú ý những chi tiết trong hợp đồng vay như thời điểm đáo hạn, thời gian xét duyệt đáo hạn… để hạn chế tối đa sự “cò quay” của nhân viên tín dụng. Trong một số trường hợp nhất định, cần phải thông tin tới lãnh đạo ngân hàng để xem xét giải quyết và xử lý nhân viên tín dụng có dấu hiệu “cò quay” khách hàng.



Dịch vụ đáo hạn ngân hàng: Vay 500 triệu lãi 25 triệu/10 ngày.

Khảo sát của PV, tại Hà Nội xuất hiện hàng trăm địa chỉ dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Các dịch vụ tín dụng đen này thường được các nhân viên ngân hàng mở ra để làm thêm.


Về thủ tục cũng rất đơn giản chỉ cần bản photocopy hồ sơ vay ngân hàng và các giấy tờ phô tô tài sản thế chấp khác như sổ đỏ, đăng ký xe ô tô. Các dịch vụ cho vay này thường có thời hạn 10 ngày đến một tháng.


Trong vai người muốn đi vay để đáo hạn ngân hàng 500 triệu đồng, PV được giới thiệu gói đáo hạn tối thiểu 10 ngày với số tiền lãi trọn gói 25 triệu đồng. “Tối thiểu bọn em là 10 ngày, hỏi khắp Hà Nội thì 5 ngày không ai làm cả.


Anh chỉ cần photocopy cho em hồ sơ vay ngân hàng, photocopy sổ đỏ ngôi nhà rồi anh viết cho bọn em giấy viết tay vay nợ là bọn em giải ngân 500 triệu luôn”, người làm dịch vụ đáo hạn ngân hàng tên Thạch nói.



Báo lao động



Những mánh khóe ép khách khi đáo nợ ngân hàng của nhân viên tín dụng

Dùng công nghệ cao kết nối điện thoại cơ quan pháp luật và chiêu lừa điều tra vụ án rửa tiền

Số đối tượng này có khả năng là băng nhóm Trung Quốc cư trú ở nhiều nước khác nhau, chúng dùng công nghệ cao kết nối vào đường truyền điện thoại của cơ quan pháp luật Việt Nam như: Công an, Viện KSNDTC… thực hiện chiêu lừa điều tra vụ án rửa tiền.


Thời gian vừa qua nhiều người dân ở những thành phố lớn trên cả nước đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, một số khách hàng sử dụng điện thoại đã nhận được những cuộc gọi “từ trên trời rơi xuống”, và từ đó “kịch bản lừa” được dựng nên một cách hoàn hảo…


Siêu “kịch bản” lừa đảo


CAQ Hoàn Kiếm mới bắt giữ một đường dây lừa đảo tống tiền với cách thức lừa đảo thông qua điện thoại hết sức tinh vi và có bài bản.


Trung tá Kiều Đình Vinh, Đội hình sự, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết: Theo lời khai của 3 đối tượng Nguyễn Đình Hải, Nguyễn Thị Nga (SN 1993) và Lưu Văn Hiệp (SN 1989) đều ở TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thì “kịch bản” được nhóm lừa đảo “thiết kế” như sau: Nguyễn Thị Nga “thủ vai” nhân viên của tổng đài VNPT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) có nhiệm vụ gọi điện đến một số thuê bao cố định để thông báo với chủ nhà là người này đang nợ cước điện thoại quốc tế gần 9 triệu đồng từ một số ĐTDĐ mà chủ nhà này đã đăng ký.


Thực chất chủ nhà này không hề nợ cước điện thoại quốc tế mà cũng không hề dùng số điện thoại mà chúng thông báo. Nhưng cuộc gọi của Nga là tạo nên một tình huống là có một ai đó mạo danh chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của chủ nhà để dùng vào mục đích đăng ký các thuê bao gọi đi nước ngoài.


Sau đó các đối tượng sẽ dựng nên “kịch bản” là tổng đài sẽ nhờ lực lượng công an vào cuộc. Sau khi “đánh” vào tâm lý lo ngại của chủ nhà, 2 đối tượng còn lại là Nguyễn Đình Hải, Lưu Văn Hiệp sẽ tiếp tục “nhập vai” cán bộ công an và cán bộ ngân hàng tiếp tục gọi điện để “giúp đỡ” người bị hại.


Nhiệm vụ của 2 đối tượng Hải, Hiệp là thông báo cho chủ nhà về việc họ đã bị một đối tượng mạo danh chứng minh thư, hộ khẩu để đi lừa đảo. Tình huống xấu nhất mà các đối tượng giả mạo tạo nên là chủ nhà có nguy cơ bị đối tượng ăn cắp tiền tại thẻ tín dụng của mình.


Trong “vai” công an, cán bộ ngân hàng, Hải và Hiệp đề nghị chủ nhà ra ngay cây ATM gần nhất để đổi mật khẩu. Lấy lòng tin bằng sự tận tâm giúp đỡ, các đối tượng trên đã tìm mọi cách lừa chủ nhà bấm vào nút “chuyển khoản” từ tài khoản của họ vào một tài khoản bí mật do chúng chỉ định với lý do đây là một tài khoản ngân hàng bảo mật để đảm bảo an toàn, rồi dần dần rút hết tiền.


Theo lời khai của nhóm đối tượng Nga – Hải – Hiệp thì hiện có một công ty lừa đảo có trụ sở ở Trung Quốc đang thuê nhiều nhóm người đang sống ở Móng Cái, Quảng Ninh để huấn luyện học cách lừa đảo qua điện thoại này.


Tại TP Hồ Chí Minh


Mới đây phòng CSĐT Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 2 đối tượng gồm: Trần Văn Tèo (SN 1989, ở ấp Thới An, xã Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) và Trần Văn Huy (SN 1993, ở ấp Phúc Lộc 1, phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) để điều tra, xử lý về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Bước đầu công an xác định Tèo và Huy là 2 mắt xích quan trọng trong 1 tổ chức lừa đảo công nghệ cao bằng thủ đoạn cực kỳ tinh vi nghi vấn do người Trung Quốc cầm đầu và hiện đang mở rộng điều tra truy bắt những kẻ liên quan.



Cụ thể số đối tượng này có khả năng là băng nhóm Trung Quốc cư trú ở nhiều nước khác nhau, chúng dùng công nghệ cao kết nối vào đường truyền điện thoại của cơ quan pháp luật Việt Nam như: Công an, Viện KSNDTC… để đánh lừa người dân.


Qua điện thoại chúng xưng là cán bộ điều tra, hù doạ nạn nhân là đang dính líu đến vụ án hoặc liên quan đến tội phạm rửa tiền, để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản theo chúng yêu cầu nhằm phục vụ công tác điều tra.


Vì chiêu lừa quá tinh vi, chúng cố tình tạo ra các tình huống phạm tội và đưa người sử dụng điện thoại vào bẫy, nhiều người sập bẫy đáng tiếc. Và để che giấu tung tích, những thành viên băng nhóm này mua lại các thẻ thanh toán quốc tế từ những cộng sự đắc lực như Tèo và Huy như đề cập trên.


Thực tế trong thời gian qua, nhiều người ở TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam đã dính bẫy của bọn tội phạm quốc tế dạng này. Điển hình như trường hợp ông N (ở Q.1) bất ngờ nhận được điện thoại gọi đến số điện thoại cố định của gia đình ông vào giữa tháng 1-2014 xưng là nhân viên tổng đài VNPT. Người này thông báo ông N. đang nợ cước thuê bao số ĐTDĐ với số tiền hơn 8,9 triệu đồng, nếu không thanh toán sẽ bị truy tố trước pháp luật.


Ông N. đang lớ ngớ thì nhân viên trên qua điện thoại yêu cầu ông N. bấm số 9 để gặp tổng đài VNPT để làm rõ. Ông N. làm theo thì nhân viên tổng đài khác nói vanh vách nhân thân, lý lịch của ông làm ông tin là sự thật. Chưa dừng lại, “tổng đài” còn kết nối cho ông N. gặp…. “điều tra viên CATP Hà Nội”.


Qua điện thoại giọng 1 người xưng là điều tra viên nạt nộ rằng số tài khoản ngân hàng của ông N. có liên quan đến 1 băng nhóm tội phạm buôn lậu quốc tế, sử dụng vào mục đích rửa tiền. Điều tra viên này truy vấn ông N. về thông tin và tiền có trong tài khoản. Người đàn ông xưng điều tra viên đó hướng dẫn ông N. chuyển tiền vào tài khoản của một nữ cán bộ khác để xác minh xem tiền có hợp pháp hay không? Rồi sẽ chuyển trả lại sau 2 giờ. Vì bị đe doạ dính đến pháp luật và nghĩ là “cây ngay không sợ chết đứng” ông N. làm theo yêu cầu của “cán bộ công an” đã chuyển 70 triệu đồng nhưng sau đó mới biết mình bị lừa.


Xuất hiện ở khắp các thành phố lớn


Chị L.T.H (ở TP Cần Thơ) cho biết chị nhận được một cuộc điện thoại đến số cố định nhà riêng thông báo nợ 9 triệu đồng cước thuê bao của một số điện thoại chị không biết ở Hà Nội mà chị H.chưa một lần ra Hà Nội. Một giọng nữ ở đầu dây bên kia cho biết trong vòng 48 giờ chị H. không đóng tiền cước sẽ bị khởi kiện ra tòa.


Bất ngờ và ngạc nhiên, chị H. hỏi lại nhân viên ở đầu dây thì được hướng dẫn: “Để biết thêm chi tiết vui lòng bấm phím 9, để gặp tổng đài viên vui lòng bấm phím 0”. Nhanh chóng ấn phím số 9 thì một giọng nữ khác ở đầu dây bên kia tiếp nhận, trước thắc mắc của chị H. thì được hướng dẫn nên gọi báo Cảnh sát 113, CATP Hà Nội trình bày về sự việc này.


Nhưng đối tượng nữ ở đầu dây bên kia nhanh chóng hỗ trợ chị H. bằng cách nói chị giữ nguyên máy để cô sẽ chuyển cuộc gọi đến Cảnh sát 113. Sau đó, chị H. gặp một giọng nam tự xưng là lực lượng Cảnh sát 113, và anh này bắt đầu “diễn” theo “kịch bản” siêu lừa từ việc hỏi thông tin cá nhân chị H, hướng dẫn ra cây ATM để đổi mật khẩu, chuyển tiền vào một tài khoản bí mật…


Tất cả mọi sự hỗ trợ để chị H. thực hiện một số thao tác để tránh bị lừa thì chính là lúc chị H. mắc bẫy. Thực tế chị H. mắc bẫy các đối tượng lừa đảo từ lúc “bấm phím số 9” để được hỗ trợ hoặc gặp nhân viên tổng đài, khi đó các đối tượng lừa đảo đã làm “đảo chiều” cuộc gọi – biến người dùng thành người thực hiện cuộc gọi nhưng người dùng lại không hay biết, bắt đầu từ lúc này các đối tượng sẽ trục lợi từ việc hưởng cước phí do người dùng thực hiện cuộc gọi đi.


Tùy vào số gọi đến mà cước phí người dùng phải trả có thể lên đến hàng trăm nghìn đồng. Không những thế khi để “con mồi” cắn sâu vào bẫy, bọn tội phạm còn dẫn dụ người sử dụng điện thoại chuyển tiền đến tài khoản của chúng một cách rất… “ngọt”.


Tín hiệu cảnh báo đã  được phát đi


Theo ghi nhận của VNPT từ tháng 9-2013 trở lại đây nhiều thuê bao cố định và di động của VNPT bị kẻ xấu gọi đến quấy rối, lừa đảo, thậm chí uy hiếp nhằm trục lợi, chiếm đoạt từ người bị hại. Để ngăn chặn, VNPT đã phát đi cảnh báo về việc quấy rối và lừa đảo xuất hiện trên diện rộng bắt đầu ở Hải Phòng, sau đó đến Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu, Trà Vinh, An Giang, Long An, Cần Thơ… với nội dung “kẻ xấu đã không chỉ mạo danh VNPT để lừa đảo các thuê bao mà còn mạo danh nhiều cơ quan và tổ chức khác.


Mục tiêu của chúng cũng không đơn thuần chỉ câu thời gian đàm thoại giữa thuê bao tới các tổng đài lạ do chúng dẫn dụ người nghe bấm số chọn đến, mà còn có tính uy hiếp, lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân, tống tiền người dân”. VNPT cho biết qua kiểm tra, bước đầu phát hiện những cuộc gọi trên đều có liên quan đến các tổng đài từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP (một công nghệ cho phép truyền âm thanh thời gian thực qua băng thông Internet và các kết nối IP), do kẻ xấu sử dụng công nghệ cao và thiết bị thông tin trái phép để thực hiện.


“Kịch bản” các đối tượng sử dụng đều chung kiểu: Một là giải danh nhà mạng nhắc nợ cước với số tiền lên tới 8, 9 triệu đồng rồi dẫn dụ thuê bao bấm tiếp các phím số 0, 9, 113… với lời đe dọa nếu không nộp ngay trong vòng 2 giờ sẽ chuyển sang cơ quan an ninh điều tra để điều tra, xử lý. Hai là các đối tượng sẽ mạo danh cán bộ ngân hàng nhắc nợ, giả mạo công an khuyến cáo người có tiền gửi ngân hàng gửi sang tài khoản của chúng để được bảo vệ…


Khuyến cáo từ các cơ quan chức năng


Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội ghi nhận thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ việc được trình báo đến cơ quan công an với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ mạng viễn thông.


Để phòng ngừa không xảy ra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn trên, CATP Hà Nội đề nghị người dân đề cao cảnh giác với tội phạm thông qua mạng Internet để gây án.


Công an các đơn vị ở cơ sở cần tuyên truyền, phổ biến kỹ phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để người dân nắm vững, nâng cao ý thức cảnh giác… Trung tá Kiều Đình Vinh, Đội hình sự, CAQ Hoàn Kiếm cho biết đối tượng mà bọn tội phạm nhắm tới là những người không hiểu biết về công nghệ, đặc biệt là những người già ở nhà, có điều kiện kinh tế ở các quận nội thành, có lương hưu, sổ hưu, có tài khoản tiết kiệm gửi trong ngân hàng, qua nhiều lần gọi điện đến để dò xét “thử” thấy nhẹ dạ, tin tưởng là các đối tượng tiến hành “kịch bản” siêu lừa bằng cách gọi điện đến trong giờ hành chính khi con cái họ đi làm hết. Chúng đe dọa, dẫn dụ hoặc đưa ra những thông tin giả khiến người già lo lắng và sẽ thực hiện các thao tác của chúng từ đó sẽ bị chiếm đoạt tiền…


Công an TP.HCM cũng nhận định nhóm tội phạm công nghệ cao rất tinh vi, có sử dụng tài khoản của người khác dạng mua lại, để gây án. Do đó Công an TP.HCM khuyến cáo, người dân nên cảnh giác khi trò chuyện với người lạ, đặc biệt là người xưng là cán bộ cơ quan pháp luật; đồng thời cảnh báo những người dân không nên cung cấp hoặc tài khoản, thẻ tín dụng cho người khác, vì dễ dàng tiếp tay cho các băng nhóm lừa đảo bằng công nghệ cao.


Trong khi cơ quan công an đang tiếp tục đấu tranh với loại tội phạm này thì trước hết người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới của bọn tội phạm, thông báo ngay cơ quan công an khi nhận được cuộc gọi lạ để cùng phối hợp giải quyết, không nên tự xử lý sẽ “sập bẫy kịch bản siêu lừa” của tội phạm.


Vế phía VNPT cho biết đã phối hợp với các cơ quan an ninh làm rõ và triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật này. Để tránh rủi ro cho người dân mắc lừa kẻ xấu, VNPT đã sớm thông tin rộng rãi trên cổng thông tin của doanh nghiệp, khuyến cáo tới các thuê bao rằng VNPT không nhắc nợ tự động qua hộp thư ghi âm tự động nào, mà chỉ sử dụng thống nhất tổng đài 800126.


Các thuê bao cần hết sức cảnh giác, không mắc lừa kẻ xấu khi nhận được các cuộc gọi đến có dấu hiệu quấy rối, mạo danh nhà mạng hoặc công an và không làm theo chúng dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại.


An ninh thủ đô


Dùng công nghệ cao kết nối điện thoại cơ quan pháp luật và chiêu lừa điều tra vụ án rửa tiền

Tại sao nhân viên ngân hàng phố Wall tự tử ?


Theo tờ South China Morning Post, những quy định mới thậm chí đã gây áp lực lên các phòng ban hỗ trợ của phố Wall – bộ phận vốn hiếm khi được nhắc đến.


Có lẽ sẽ là hơi liều lĩnh khi cho rằng tự tử là một xu hướng đang rộ lên trong ngành tài chính. Tuy nhiên, trong 6 tháng qua, từ Mỹ đến London và Hồng Kông đã xảy ra hàng loạt vụ tự tử của các nhân viên ngân hàng.


Kể cả khi không phải là một xu hướng, đây vẫn là điều cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Đó là nhận định của một người giấu tên trên phố Wall. Mỗi cá nhân có một trường hợp riêng biệt và hoàn toàn khác nhau và không ai biết chính xác tại sao ai đó phải tìm đến con đường tự tử. Đó có thể là do công việc hoặc do cuộc sống cá nhân, nhất là khi các ngân hàng là môi trường quá rộng và có rất nhiều loại người.


Điểm khác biệt giữa một công việc trên phố Wall và những công việc khác là nhiều người khác nhau có những cách khác nhau để đối phó với những áp lực mà ai trong ngành cũng gặp phải. Đối với ngành ngân hàng, đó là công việc rất áp lực và áp lực ấy ngày càng tăng lên kể từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra.


Hãy tưởng tượng bạn là một người có tính cạnh tranh cao và luôn hướng đến kết quả trong khi công việc của bạn luôn luôn đem lại nguồn thu nhập cao. Bất chợt, khủng hoảng kinh tế xảy ra, kéo theo đó là những luật lệ mới về điều bạn có thể làm và không thể làm. Bạn phải đuổi theo những quy định mới và làm việc vất vả hơn bao giờ hết nhưng lại không thể kiếm được nhiều tiền như đã từng.


Điều này không chỉ xảy ra với những giao dịch viên tràn trề năng lượng và các nhân viên ngân hàng đầu tư có nhiều tham vọng. Theo tờ South China Morning Post, những quy định mới thậm chí đã gây áp lực lên các phòng ban hỗ trợ của phố Wall – bộ phận vốn hiếm khi được nhắc đến.



Tiến sĩ Alden Cass – nhà tâm lý học và cũng là tác giả của cuốn “Bullish Thinking: The Advisor’s Guide to Surviving and Thriving on Wall Street” (tạm dịch: Chỉ dẫn để sống sót và hùng mạnh trên phố Wall) – cho rằng phố Wall đã không xiết chặt luật lệ cho tới khi trải qua khủng hoảng thế chấp. Các vấn đề về sức khỏe tinh thần cũng tương tự như vậy, người ta không nhận ra vấn đề cho đến khi bị tổn thương.


Tiến sĩ Cass là người nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp điều trị cho bệnh nhân thường xuyên làm việc trong môi trường quá căng thẳng. Ông cho biết nhóm bệnh nhân này có nguy cơ mắc bệnh cao khi công việc mà họ coi là một phần làm nên vị thế của bản thân không đáp ứng được kỳ vọng do chính họ đặt ra. Đặc biệt, những người làm việc trên phố Wall thường có xu hướng cầu toàn và hay so sánh bản thân với những người xung quanh.


Các công ty trên phố Wall khiến sức khỏe tinh thần trở thành một vấn đề nghiêm trọng sau sự kiện 11/9. Cũng dễ hiểu khi tìm kiếm sự giúp đỡ sau khi chứng khiến hoặc thậm chí là mất đi người thân và bạn bè sau thảm họa. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính là một đòn nặng giáng vào các nhân viên ngân hàng. Thay vì tìm đến những nhà tâm lý học, họ lại tìm đến chất gây nghiện và rượu.


Cass lý giải xu hướng này mang tính chất văn hóa. Yêu cầu ai giúp đỡ có thể khiến bạn có cảm giác yếu thế. Chia sẻ với đồng nghiệp cũng mang lại cảm giác tương tự. Và, không có ai ở phố Wall muốn có cảm giác này. Trên phố Wall, người ta có thể làm việc cả ngày và dự các bữa tiệc thâu đêm trong khi vẫn mang về số tiền khổng lồ cho công ty.  Đôi lúc, họ tự giải tỏa căng thẳng với chất gây nghiện và rượu, hoặc đốt tiền vào những thú vui xa xỉ.

Theo Business Insider




Tại sao nhân viên ngân hàng phố Wall tự tử ?

Ra nước ngoài sợ nhất mang nhầm… ngoại tệ giả


Với công nghệ làm giả USD như hiện nay, nhiều người có “kinh nghiệm đầy mình” nhưng vẫn bị mắc lừa.



Trong thông cáo báo chí ngày 18-2, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội chỉ ra những đặc điểm giúp phân biệt tiền thật của tờ 100 USD mới phát hành ngày 8-10-2013.


Thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội chỉ ra những đặc điểm giúp phân biệt tiền 100 USD thậtmới phát hành ngày 8-10-2013 như sau:


- Tờ 100USD mới có 2 đặc điểm bảo an mới, đó là dải bảo an 3D và lọ mực có in hình chiếc chuông.


- Mẫu tiền mới được thiết kế lại với một hình in quả chuông màu vàng, có khả năng chuyển sang màu xanh nếu nhìn từ một góc nghiêng.


- Tờ 100USD mới cũng kèm theo một đường viền màu xanh dương ở giữa với những con số 100 được in chìm, chỉ hiện lên nếu liên tục lật đồng tiền úp ngửa, trong lúc tập trung mắt vào viền xanh này.


Bên cạnh các đặc điểm bảo an mới này, 3 đặc điểm bảo an hiệu quả cao của thiết kế cũ vẫn được làm nổi bật và duy trì trong thiết kế mới: bóng chìm chân dung, đường chỉ bảo an và số 100 đổi màu.


Nhiều gia đình có người thân du học, khám chữa bệnh hay du lịch tại Hoa Kỳ cho biết khi ra nước ngoài, sợ nhất là bị phát hiện ngoại tệ mang theo để chi tiêu lại có một vài tờ tiền giả mà bản thân không hề biết.


Với công nghệ làm giả USD như hiện nay, nhiều người có “kinh nghiệm đầy mình” nhưng vẫn bị mắc lừa. Nhiều quốc gia phải thường xuyên phát hành tiền mới theo mẫu mã mới có độ bảo an cao để cho người sử dụng yên tâm.


Rất nhiều nước (gần nhất là Thái Lan, Singapore…) chỉ cần bị phát hiện có một món hàng nào đó “quên trả tiền” sau khi rời quầy thu ngân là bị bắt giam ngay, nói gì đến chuyện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng… tiền giả (dù vô tình) vì đó là phạm pháp.


Luật pháp Hoa Kỳ quy định khung hình phạt cho những tội danh liên quan đến tiền giả tuy không đến mức chung thân hay tử hình như Trung Quốc nhưng có thể bị phạt tiền, phạt tù (lên đến 15 năm) hoặc cả hai.



Luật pháp Hoa Kỳ cũng quy định rất nghiêm nên người bán không bao giờ trả lại tiền nghi giả cho người mua và sẽ báo ngay cho cơ quan chức năng (cảnh sát địa phương hoặc mật vụ liên bang) chứ không… trả qua trả lại như nhiều người ở các chợ, siêu thị hoặc chỉ làm biên bản tịch thu như các ngân hàng ở VN.


Thế nên công dân VN khi ra nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch… cần đảm bảo được rằng ngoại tệ mình mang theo không có tờ nào là tiền giả.


Nếu có nghi ngờ về sự thật giả số ngoại tệ của mình thì người dân có thể mang đến ngân hàng đề nghị giám định với mức phí thông thường là 0,2 USD/tờ hoặc miễn phí tùy ngân hàng.


Để phòng ngừa,người có nhu cầu đi nước ngoài không nên mua ngoại tệ trôi nổi ngoài thị trường chợ đen, các tiệm vàng hay những nơi không có giấy phép mua bán ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước vì rất dễ nhận phải tiền giả. Và nếu mua nhầm tiền giả là xem như mất trắng vì đó là các giao dịch ngoại tệ trái phép.


Nhiều người dùng đèn cực tím để thử USD phát hành trước 2013, khi rọi đèn thì sợi chỉ bạc có vòng sáng: tờ 5 USD có vòng sáng màu xanh dương, 10 USD màu cam, 20 USD màu xanh lá cây, 50 USD màu vàng và 100 USD màu hồng…


Có người khuyên nên chọn những tờ 100 USD mới phát hành ngày 8-10-2013 cho an toàn vì loại này đến giờ chưa bị làm giả và có nhiều yếu tố khó mà làm giả. Nhưng tốt nhất là cứ mang đầy đủ giấy tờ đến các ngân hàng thương mại để mua.


Ngân hàng luôn là nơi an toàn nhất trong các giao dịch tiền tệ. Nếu chưa thật sự yên tâm, người dân có thể yêu cầu thủ quỹ ngân hàng ghi ký hiệu và serie của tờ tiền đó lên chứng từ mình giữ để làm chứng nếu có vấn đề liên quan đến tờ tiền này.


Cần lưu ý thêm là nếu phát hiện ngoại tệ mang theo có tờ tiền giả thì không được để chung với các tờ tiền thật khác mà cần bỏ riêng tờ này vào bao thư có ghi rõ bên ngoài để nhằm giảm thiểu số lượng các dấu vân tay in trên tờ tiền và tránh xài nhầm. Sau đó báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý.



Tuổi trẻ




Ra nước ngoài sợ nhất mang nhầm… ngoại tệ giả

Cơ quan điều tra "tóm" bầu Kiên diễn ra như thế nào?


18h30, gần 60 trinh sát ập vào Ngân hàng ACB, phát hiện ông Kiên đang nép vào một góc ở tầng 4 tối om. Đi qua người chỉ huy cao nhất của công an ở đây, ông Kiên hỏi: “Anh ở C nào?”.


Cơ quan điều tra cho biết với sự nhạy cảm của một “quái kiệt” trong giới kinh doanh tài chính, bầu Kiên đã linh cảm có sự điều tra về việc làm ăn của mình. Ông ta chạy đến nhiều mối quan hệ, kể cả với các ngành nội chính để thám thính đơn vị nào đang điều tra. Sau này, ông tâm sự với các điều tra viên thời gian đó thấy nóng ruột, thấp thỏm nhưng hỏi đâu cũng thấy mọi người bảo không có, hoặc không thấy nên nghĩ: “Chắc mình quá lo xa”.

Một yếu tố thành công của cơ quan điều tra chính là chọn đúng tội danh chắc chắn nhất để tiến hành khởi tố. Các tài liệu chứng cứ xác minh ông Kiên phạm tội kinh doanh trái phép do cơ quan điều tra thu thập được đã thuyết phục được đại diện của 3 ngành tư pháp trung ương trong cuộc họp chiều 20/8/2012.


Được sự nhất trí cao của 3 ngành, khoảng 17h cùng ngày, thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh ký quyết định khởi tố bị can, bắt Nguyễn Đức Kiên về tội Kinh doanh trái phép. Ngay sau đó VKSND Tối cao đã phê chuẩn. Lúc này, các lực lượng tham gia bắt giữ đã tập trung đầy đủ. Gần 60 cán bộ của Cục C46 và lực lượng cảnh sát cơ động của Bộ Công an chia làm 3 tổ nhận lệnh làm nhiệm vụ đặc biệt.


Thời điểm bắt giữ được ấn định vào khoảng 18h30 tại Ngân hàng ACB. Ban chuyên án chọn lúc này bởi khi đó các cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã về hết. Việc bắt giữ sẽ nhanh gọn hiệu quả, không gây hoang mang dư luận.


18h, đúng theo nhận định, ông Kiên về trụ sở của ngân hàng ACB, bệ vệ vào thang máy lên phòng làm việc trên tầng 3. Đúng giờ G, lệnh bắt được ban chuyên án phát đi. Cục trưởng C46 Nguyễn Đức Thịnh trực tiếp có mặt tại chỗ chỉ huy.


Tuy nhiên, bất ngờ xảy ra là khi các trinh sát chạy lên phòng làm việc của Kiên trên tầng 3 thì không thấy ông ta đâu cả. Theo lệnh của tướng Thịnh, tất cả lực lượng truy bắt khẩn trương di chuyển lên các tầng, kiểm tra từng phòng làm việc có cửa mở. Trên tầng 4 đèn tắt tối om, các trinh sát phát hiện bầu Kiên đang nép vào một góc sau khi biết bị công an vây bắt.



Khi bị dẫn giải xuống tầng 1 để làm thủ tục bắt giữ, đi qua người chỉ huy cao nhất của lực lượng công an ở đây (tướng Thịnh mặc thường phục), ông Kiên không biết nên hỏi: “Anh ở C nào? C nào bắt tôi đây?”.


Ông Kiên từng tâm sự với các điều tra viên, bây giờ vào trại dù vẫn phải thường xuyên làm việc với cơ quan điều tra nhưng dẫu sao không phải đối phó với thương trường, không phải lo bịt chỗ này, giăng kín chỗ kia để che chắn cơ quan pháp luật. Hàng ngày dậy sớm tập thể dục, chiều lại tập, đều đặn như vậy bất kể ngày nóng hay lạnh. Ông gầy đi thấy rõ, bụng không to như trước.


Ông Kiên bị huyết áp cao và tiểu đường. Vào trại giam, cuộc sống đơn giản nhưng có nề nếp, thể dục đều đặn, kết hợp với uống thuốc nên các căn bệnh vẫn hành hạ ông ta giờ lui dần. Hàng tháng, các điều tra viên phối hợp với cán bộ của trại giam kiểm tra sức khỏe định kỳ cho ông Kiên. Kết quả ngày càng tốt, các chỉ số về huyết áp và tiểu đường đều ổn định.


Đang trong thời gian tạm giam đảm bảo nghiệp vụ công tác nên ông Kiên không được tiếp xúc với gia đình. Vì thế để đủ các đồ dùng thuốc men có lúc các điều tra viên, cán bộ trại giam phải chia sẻ. Trong một lần cán bộ điều tra vào lấy lời khai, ông Kiên đã xin một tờ giấy trắng để viết thư cảm ơn với nội dung: “Tôi được cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết lãnh đạo Bộ Công an quan tâm và chỉ đạo cơ quan y tế kiểm tra tình hình sức khỏe của tôi. Tôi rất cảm ơn ông đã quan tâm, hiện nay sức khỏe của tôi bình thường, huyết áp và tiểu đường đã ổn định hơn trước. Tôi được y tế trại thăm khám và cấp thuốc để trị bệnh. Một lần nữa tôi cảm ơn sự quan tâm của ông và mong ông trực tiếp xem xét trường hợp của tôi”.


Các điều tra viên kể rằng, trong các buổi hỏi cung, bị can Kiên lịch sự và nhã nhặn trong việc trả lời các câu hỏi. Khi điều tra viên đưa ra chứng cứ và lập luận về từng hành vi sai phạm của bầu Kiên và đồng bọn, ông ta đều thừa nhận. Thế nhưng đến khi ghép các hành vi đó vào tội danh theo đúng điều luật của Bộ Luật Hình sự thì ông ta nói rằng chỉ sai hành vi chứ không phải phạm tội.


Một lãnh đạo Cục Cảnh sát kinh tế cho rằng cũng nên cảm thông bởi đó là tâm lý bình thường của bị can. Ông Kiên có thể thông thuộc các mánh lới về làm ăn kinh tế nhưng nhận thức pháp luật thì không phải ai cũng rõ cả. Vấn đề của cơ quan điều tra chính là củng cố tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của Kiên và đồng bọn.


Theo tướng Thịnh, vụ bắt giữ bầu Kiên có ý nghĩa rất quan trọng với vấn đề an ninh tài chính – ngân hàng của đất nước. Cơ quan điều tra đã trả lời được với công luận: Không có vùng cấm cho tội phạm, dù bất cứ ở lĩnh vực nào. Mặt khác qua vụ án đã góp phần quan trọng buộc các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt hoạt động về phát hành cổ phiếu tiền ảo; sở hữu chéo; thâu tóm ngân hàng; vượt trần lãi suất…



Theo Tiền Phong, An ninh thế giới




Cơ quan điều tra "tóm" bầu Kiên diễn ra như thế nào?

21 thg 2, 2014

Pháp luật không bảo vệ nạn nhân “tín dụng đen“?

Từ việc thế chấp nhà để vay tiền với lãi suất cao, người vay đã trở thành nạn nhân của một vụ lật lọng, thế nhưng cơ quan điều tra (CQĐT) lại xác định việc này chỉ là “tranh chấp dân sự” khiến cho những nạn nhân của “tín dụng đen” chỉ còn biết kêu trời.


Một vụ vay lãi “cắt cổ”


Theo phản ánh của vợ chồng anh Phan Viết Thuần (trú tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội), năm 2010 vợ chồng anh cần vốn để phục vụ việc kinh doanh nên đã vay của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Trực, bà Vương Tú Hồng (trú tại Bồ Đề, Long Biên) một khoản tiền lớn với lãi suất 2.000 đồng/01ngày/01triệu đồng (tương đương lãi suất 72%/năm).


Để vay được tiền, bên cho vay yêu cầu vợ chồng anh Thuần phải thế chấp tài sản bằng hình thức “ký hợp đồng chuyển nhượng 03 khu nhà đất” thuộc quyền sử dụng của vợ chồng anh Thuần, trong đó có khu nhà đất tại thôn Hồi Quan (Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh). Tháng 01/2011, anh Thuần đã trả hết gốc và lãi số tiền vay trên và nhận lại sổ đỏ 03 thửa đất đã thế chấp.


Khoảng tháng 03/2011, vợ chồng anh Phan Viết Thuần lại phải vay 1,3 tỷ đồng của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Trực với lãi suất như trước và để đảm bảo cho khoản vay, vợ chồng anh Thuần phải giao sổ đỏ các thửa đất mà vợ chồng anh sử dụng cho chủ nợ. Đến tháng 02/2013, vợ chồng anh Thuần đã trả được cho vợ chồng ông Nguyễn Hữu Trực khoảng hơn 1,85 tỷ đồng, bao gồm cả gốc và lãi.


Tuy nhiên, khoảng tháng 4/2013, anh Phan Viết Thuần nhận được tin có người đến đòi nhà đất của gia đình anh tại thôn Hồi Quan ( Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh). Vì vậy, vợ chồng anh Thuần đã đi kiểm tra thông tin. Vợ chồng anh “ngã ngửa” khi được biết, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Trực đã sử dụng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà trước đây anh Thuần ký “làm tin”, và làm hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất từ vợ chồng anh Thuần sang vợ chồng ông Nguyễn Hữu Trực. UBND TX.Từ Sơn cũng đã chấp thuận sang tên quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Trực.


Theo phản ánh của anh Thuần, điều ngang ngược là trong khi đã âm thầm chuyển quyền sử dụng đất sang tên mình nhưng vợ chồng ông Trực vẫn vô tư nhận tiền gốc và lãi do vợ chồng anh Thuần trả.


Ngay sau khi biết sự việc, vợ chồng anh Thuần đã có đơn tố cáo gửi CQĐT. Nhưng, trong lúc CQĐT còn chưa xác minh thì ngày 01/09/2013, một nhóm người lạ mặt huy động cả máy xúc, máy ủi đến san phẳng nhà anh Thuần rồi đánh vợ anh Thuần đến mức phải nhập viện cấp cứu.


Nhưng, việc côn đồ ngang nhiên hủy hoại tài sản của công dân và việc chuyển nhượng tài sản đầy khuất tất trên đã không được các cơ quan chức năng thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh quan tâm.


Tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật, gia đình anh Thuần chờ đợi CQĐT thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh sẽ khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ những khuất tất trong việc chiếm đoạt tài sản thế chấp. Thế nhưng ngày 18/11/2013, CQĐT Công an thị xã Từ Sơn đã có quyết định không khởi tố vụ án hình sự.


Cần xử lý nghiêm


Theo Luật sư Trần Văn Toàn (Văn phòng Luật sư Khánh Hưng), tình trạng cho vay tiền với lãi suất cao và nắm giữ tài sản của người vay là rất phổ biến hiện nay. Thông thường, người cho vay buộc bên vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, thậm chí phải giao tài sản khi nhận tiền.


Nếu không trả đủ cả gốc và lãi thì có thể có nguy cơ mất nhà vì các giấy tờ pháp lý thể hiện một giao dịch mua bán chứ không thể hiện giao dịch thế chấp. Do thời điểm năm 2012, 2013 rất khó vay tiền nên nhiều người đã phải chấp nhận mạo hiểm như trên để vay tiền với lãi suất “cắt cổ”. Đây chính là thủ thuật chủ yếu của giới cầm đồ, cho vay nặng lãi để lách luật.


Còn theo Luật sư Lê Văn Kiên, rất dễ nhìn thấy sự vô lý trong các hợp đồng chuyển nhượng tài sản mà thực chất là thế chấp, vì giá trị ghi trên hợp đồng rất nhỏ trong khi giá trị thật sự của tài sản là rất lớn, như trường hợp của gia đình anh Phan Viết Thuần, bản hợp đồng mua bán ghi giá trị mua bán là 250 triệu, trong khi giá thị trường nhà đất này khoảng 6 tỷ.


Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng tháng 10/2010 nhưng đến tháng 6/2012 mới chuyển quyền cũng đã phần nào thể hiện thỏa thuận về việc “cầm cố tài sản” của các bên.  Do đó, những dấu hiệu cho vay nặng lãi và kể cả việc chiếm đoạt tài sản của người vay cần phải được điều tra, làm rõ.


Thế nhưng, đến nay nạn nhân của vấn nạn tín dụng đen vẫn kêu cứu, còn cơ quan chức năng thì cho rằng chính nạn nhân có lỗi, nên tình trạng “khoanh tay đứng nhìn” vẫn cứ diễn ra khiến nạn nhân của tín dụng đen chỉ còn biết kêu trời.

Bắt trưởng Phòng TN&MT Vũng Tàu và chủ tịch HĐQT địa ốc An Khang

Sáng 21-2, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48 - Bộ Công an) đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của ông Vũ Quốc Tuấn – trưởng Phòng tài nguyên và môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).


Sáng cùng ngày, một mũi điều tra viên khác của C48 đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Ngô Thị Minh Phượng (55 tuổi), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc An Khang (trụ sở tại 115 Nguyễn Thái Học, phường 7, TP Vũng Tàu).


Được biết, ông Vũ Quốc Tuấn (45 tuổi) bị khởi tố về hành vi “cố ý làm trái”, còn bà Ngô Thị Minh Phượng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo. Lệnh khởi tố, bắt tạm giam, khám xét được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ký ngày 18-2 và Viện KSND tối cao phê chuẩn ngày 20-2.


PV TTO đã chứng kiến việc khám xét nhà riêng đối với ông Tuấn và bà Phượng. Theo đó, sáng cùng ngày ông Tuấn và bà Phượng được mời lên làm việc tại trụ sở của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an TP Vũng Tàu trên đường Hoàng Hoa Thám. Sau đó, xe của C48 đưa ông Tuấn về phòng làm việc tại trụ sở UBND TP Vũng Tàu (89 Lý Thường Kiệt, TP Vũng Tàu) lúc 9g30.


Tại đây, các cán bộ của C48 đã làm việc với ông Tuấn đến 12g mới đưa về nhà riêng số 43/2 Phạm Ngọc Thạch, phường 9, TP Vũng Tàu khám xét. Đến 12g30, việc khám xét mới xong. Cùng thời điểm trên, một tổ công tác khác đã đến nhà riêng của bà Ngô Thị Minh Phượng tại 563/51 Nguyễn An Ninh, phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu đọc lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với bà Phượng.


Theo kết quả điều tra bước đầu, việc khởi tố, bắt giam ông Tuấn và bà Phượng có liên quan đến dự án Trung tâm thương mại và khu nhà ở cao cấp (Metropolian) tại đường 51B, phường 11, TP Vũng Tàu do Công ty cổ phần địa ốc An Khang làm chủ đầu tư.


Theo kết quả điều tra ban đầu, với chức danh chủ tịch HĐQT công ty này, bà Ngô Thị Minh Phượng đã chỉ đạo nhân viên, cấp dưới huy động và sử dụng vốn trái phép, có dấu hiệu lừa đảo khách hàng mua đất. Số tiền vốn Công ty An Khang huy động lên đến 390 tỉ đồng. Còn ông Vũ Quốc Tuấn đã có hành vi sai trái khi xác định vị trí đất của dự án để tính thuế cho Công ty An Khang, số tiền thuế nhà nước thất thoát lên tới hàng chục tỉ đồng. Ngoài việc khởi tố, bắt giam hai người này, C48 – Bộ Công an còn khởi tố điều tra thêm bốn người có liên quan khác.



Bắt trưởng Phòng TN&MT Vũng Tàu và chủ tịch HĐQT địa ốc An Khang

Truy tố giám đốc lừa đảo ngân hàng hơn 20 tỷ đồng


Sau khi ngân hàng giải ngân cho công ty chưa được 2 tháng thì đến tháng 8-2011, Công ty Minh Quân ngưng hoạt động và không có tiền chi trả cho ngân hàng.



Chiều 20-2, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, đã chuyển sang Tòa án nhân dân cùng cấp để xét xử đối với 3 bị can gồm: Vũ Văn Khanh (47 tuổi), nguyên giám đốc; Vũ Văn Chương (51 tuổi), nguyên phó giám đốc; Đặng Minh Quang (49 tuổi), nguyên kế toán trưởng Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Minh Quân, trụ sở tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom (gọi tắt Công ty Minh Quân) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 20 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) chi nhánh Đồng Nai.


Theo cáo trạng, do cần vay số tiền 78 tỷ đồng để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng tài sản thế chấp của công ty Minh Quân chỉ có 37 tỷ đồng nên vào tháng 3-2011, Khánh đã chỉ đạo Chương, Quang dùng thủ đoạn gian dối mua 2 hóa đơn giá trị gia tăng của 2 doanh nghiệp có trụ sở tại TPHCM với giá 10 triệu đồng, rồi viết khống số lượng hàng hóa nông sản Công ty Minh Quân đã mua trị giá gần 77 tỷ đồng. Sau đó, hợp thức hóa các chứng từ nhập hàng và mang thế chấp tại Ngân hàng VIB Chi nhánh Đồng Nai để vay gần 60 tỷ đồng.


Tuy nhiên, sau khi ngân hàng giải ngân cho công ty chưa được 2 tháng thì đến tháng 8-2011, Công ty Minh Quân ngưng hoạt động và không có tiền chi trả cho ngân hàng nên ngân hàng phát mãi toàn bộ tài sản của công ty chỉ được 38 tỷ đồng. Bằng thủ đoạn trên, ba bị can trên đã lừa đảo và chiếm đoạt Ngân hàng VIB chi nhánh Đồng Nai số tiền 20,8 tỷ đồng.



Sài gòn giải phóng




Truy tố giám đốc lừa đảo ngân hàng hơn 20 tỷ đồng

20 thg 2, 2014

Thủ tục chia thừa kế cho con ngoài giá thú

Luật Hôn nhân và gia đình cho phép con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Do vậy, cần làm thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế.



Trong câu hỏi bạn không nêu rõ Giấy khai sinh của con bạn có ghi về phần cha của cháu bé hay không nên có thể xảy ra một trong hai trường hợp như  sau:


1. Giấy khai sinh của cháu bé ghi rõ phần cha


Trong trường hợp này, mặc dù hai bạn không phải là vợ chồng nhưng cha cháu bé vẫn được pháp luật thừa nhận. Theo đó, khi cha chết thì cháu bé sẽ được hưởng thừa kế tài sản theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.


Trường hợp, cha cháu bé lập di chúc (di chúc hợp pháp) định đoạt cho cháu bé một phần hoặc toàn bộ di sản: Cháu bé sẽ được hưởng di sản của cha để lại theo nội dung di chúc.


Nếu cha cháu bé chết mà không để lại di chúc hoặc tuy có lập di chúc nhưng di chúc có một phần/toàn bộ không hợp pháp: Di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.


Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Khi đó, cháu bé sẽ được hưởng một phần di sản của cha để lại (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).


2. Giấy khai sinh của cháu bé bỏ trống phần cha


Trong trường hợp này cha cháu bé chưa được pháp luật thừa nhận là cha đẻ, mặc dù cháu bé được phía bên nội thừa nhận. Do vậy, để cháu bé được hưởng di sản thừa kế thì cha cháu bé lập di chúc (di chúc hợp pháp) định đoạt cho cháu bé một phần hoặc toàn bộ di sản. Khi đó, cháu sẽ được hưởng di sản của cha để lại theo nội dung di chúc.


Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình, “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do vậy, bạn hoặc cháu bé (trường hợp cháu bé đã đủ 18 tuổi) cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế.


Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, để làm thủ tục nhận cha cho con, bạn/cháu bé phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Kèm theo Tờ khai phải xuất trình: giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của cháu bé; các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con (nếu có).


Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận, cha là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.


Khi đăng ký việc nhận cha, các bên phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha đã chết. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.


Trường hợp có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha – con (gia đình người cha không đồng ý) thì bạn/cháu bé (đủ 18 tuổi) phải làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án xác định cha cho con.


Trường hợp nếu không có chứng cứ để xác định quan hệ cha con thì phải tiến hành giám định AND (cha cháu bé chết thì có thể giám định qua họ hàng như: ông – cháu, bà – cháu, anh – em, chị – em,…). Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là TAND cấp huyện nơi người cha cư trú trước lúc chết (theo khoản 4 Điều 27, điểm a khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004).


Sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha, cháu bé sẽ được hưởng di sản thừa kế của cha cháu để lại bằng với các đồng thừa kế khác (thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).


Công ty Luật




Thủ tục chia thừa kế cho con ngoài giá thú

Bệnh nghiện tiền

Không hài lòng với khoản tiền thưởng cuối năm, tôi rời công ty. Tôi 30 tuổi, chưa có con, không nợ nần và cũng không định làm từ thiện. Tôi có một ham muốn: có nhiều tiền hơn.



8 năm trước đó, tôi bắt đầu đặt chân lên sàn chứng khoán tại Credit Suisse First Boston (CSFB) để bắt đầu kỳ thực tập mùa hè của mình. Trước đó, tôi đã luôn muốn trở nên giàu có, nhưng khi bắt tay vào làm thì tôi đã thay đổi cách nhìn về sự giàu có. Tôi đã đến Phố Wall sau khi đọc về cách Michael Lewis kiếm lời 225.000 USD chỉ sau 2 năm lên sàn chứng khoán trong cuốn “Trò Bịp Bợm trên Phố Wall”. Đó có vẻ như một sự may mắn. Vào mỗi dịp tháng một và tháng hai, tôi lại nghĩ về khoảng thời gian đó vì đó là thời điểm quyết định phân bố lợi nhuận của các công ty, và khi vận may xuất hiện.


Nhờ bố, tôi đã biết được tầm quan trọng của sự giàu có. Bố tôi là phiên bản hiện đại của Willy Loman, một người chào hàng với những ảo tưởng viễn vông. Ông luôn nói rằng: “Hãy tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào nếu tôi kiếm được 1 triệu đô”. Trong khi ông mơ về việc chào bán những viễn cảnh tương lai, thì trên thực tế ông chỉ bán tủ bếp. Và đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Đôi khi chúng tôi chỉ dựa vào tiền lương y tá của mẹ tôi để sống qua ngày.


Bố tôi tin rằng tiền chính là lời giải cho các vấn đề của ông. Ở cái tuổi 22, tôi cũng cho là như vậy. Lần đầu lên sàn giao dịch, thấy đủ các loại nào là tivi màn hình phẳng phát sáng, màn hình máy tính công nghệ cao và tháp điện thoại với đủ phím số và nút bấm giống như buồng lái máy bay chiến đấu, khi đó, tôi đã biết chính xác những gì tôi muốn làm trong suốt phần đời còn lại của mình.


Các nhà giao dịch thì giống như đang chơi điện tử bên trong một con tàu vũ trụ, và nếu bạn giành chiến thắng thì bạn đã có điều mà tôi mong muốn nhất – đó chính là giàu có.


Và thật là tuyệt diệu vì tôi đã làm được điều đó tại Phố Wall. Trong khi tôi luôn cầu tiến và đầy tham vọng tại Đại học Columbia thì tôi cũng là một gã nghiện rượu, hút cần sa, thường xuyên sử dụng Cocaine, Ritalin và thuốc lắc. Dần dần tôi tự hủy diệt bản thân dẫn tới bị đình chỉ học tại Columbia vì tội ăn trộm, bị bắt hai lần và bị sa thải khỏi một công ty Internet vì tội gây gổ đánh nhau.


Bố cũng nổi cơn thịnh nộ với tôi. Giờ tôi vẫn có thể hình dung được khuôn mặt nhăn lại vì giận phừng phừng của ông khi mắng tôi. Tuy nhiên, tôi đã được nhận vào thực tập tại CSFB. bằng cách không ghi những sai lầm của mình vào sơ yếu lý lịch vì tôi đã quyết tâm không thể bỏ lỡ cơ hội cuối cùng này. Lúc đó, bên cạnh vấn đề thực tập thì người bạn gái – đội trưởng đội bóng chuyền Columbia – cũng không kém phần quan trọng. Nhưng ngay cả khi yêu cô ấy thì đôi khi say rượu tôi vẫn quan hệ với những người phụ nữ khác.


Ba tuần sau khi tôi bắt đầu kỳ thực tập, cô ấy đã có một quyết định khôn ngoan – đó chính là rời khỏi tôi. Cô ấy nói với tôi: “Em không thích con người hiện giờ của anh”. Tôi không thể trách cô ấy nhưng tôi đã suy sụp tới mức nằm liệt giường. Trong tuyệt vọng, tôi đã gọi điện cho một tư vấn viên mà tôi từng cố tránh mặt. Tôi mong muốn được giúp đỡ.


Cô đã giúp tôi nhận ra rằng tôi dùng rượu và ma túy chỉ để chứng tỏ bản thân không còn là một đứa trẻ và khuyên tôi từ bỏ chúng. Tiếp đó là khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Không có rượu và ma túy, tôi cảm thấy lồng ngực như muốn toác ra, không thể che chắn nổi trái tim của mình. Cô cho rằng việc tôi lạm dụng ma túy và rượu là một triệu chứng của một “căn bệnh tinh thần”. CSFB không nhận tôi vào làm toàn thời gian nên tôi đã về lại Đại học Columbia học nốt năm cuối.


Sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận vào làm tại Ngân hàng Bank of America, nhờ có sự giúp đỡ của một giám đốc quản lý sẵn sàng tạo cơ hội vào một người kiên trì gọi điện cho ông trong suốt ba tuần liền. Sau một năm giã từ những cơn nghiện, tôi đã trở nên nhạy bén, minh mẫn và chăm chỉ hơn.


Cuối năm đầu tiên đó, tôi đã rất phấn khích khi kiếm được 40.000 USD. Lần đầu tiên trong đời, tôi không phải kiểm tra số dư tài khoản trước khi rút tiền. Nhưng một tuần sau đó, một nhà giao dịch chỉ hơn tôi bốn năm kinh nghiệm đã được CSFB tuyển dụng với mức lương 900.000 USD. Sau sự ngạc nhiên xen lẫn ghen tị ban đầu với khoản tiền gấp 22 lần của tôi, thì tôi bắt đầu thấy thích thú với câu hỏi các khoản lời có thể lớn đến mức nào.


Tiền bạc và quyền lực


Trong vài năm tiếp theo, tôi làm việc như một kẻ  điên và bắt đầu thăng tiến trên bậc thang danh vọng ở Phố Wall. Tôi đã trở thành một nhà giao dịch hối đoái và trái phiếu, một trong những vai trò hấp dẫn hơn trong kinh doanh. Chỉ bốn năm sau khi tôi làm việc tại Bank of America, Citibank mời tôi về làm trong 2 năm với mức lương 1,75 triệu USD một năm, và tôi đã tận dụng cơ hội này để thăng tiến. Tôi bắt đầu hẹn hò với một cô gái tóc vàng xinh đẹp và thuê một căn hộ trên phố Bond với giá 6.000 một tháng.


Tôi cảm thấy mình thật quan trọng. Ở tuổi 25, tôi có thể vào bất cứ nhà hàng sang trọng nào ở Manhattan dù là Per Se hay Le Bernardin, chỉ cần gọi một trong những nhà môi giới – những người luôn muốn lấy lòng những nhà giao dịch bằng đủ trò với những khoản chi không giới hạn. Nếu muốn, tôi có thể có một ghế tại hàng hai trong trận đấu bóng rổ giữa hai đội danh tiếng nhất nước Mỹ chỉ bằng cách bắn tin cho một nhà môi giới.


Sự thỏa mãn không chỉ về tiền bạc, mà đó chính là quyền lực. Tôi khôn khéo và thành công, vì thế người khác sẽ có nghĩa vụ làm cho tôi được vui vẻ.


Tuy nhiên, tôi vẫn bị sự đố kỵ dày vò. Trên bàn giao dịch, tất cả mọi người ngồi cùng nhau, từ nhân viên tập sự cho tới giám đốc quản lý. Khi anh chàng ngồi cạnh bạn kiếm 10 triệu USD, thì 1 hay 2 triệu USD không còn làm bạn thích thú nữa. Nhưng dù sao thì tôi cũng khá hài lòng với sự tiến bộ của bản thân.


Nhà tư vấn tâm lý của tôi lại không cảm thấy hứng khởi như tôi. Bà nói cái cách mà tôi dùng tiền giống hệt như cách tôi đã nghiện rượu và ma túy để làm bản thân cảm thấy mạnh mẽ – và có lẽ thay vì kiếm thêm nhiều tiền thì tôi nên tập trung chữa lành vết thương bên trong tôi. “Vết thương bên trong”? Tôi cho rằng đó là điều xa vời và tiếp tục làm cho một quỹ đầu tư.


Hiện nay, khi được làm việc kề vai sát cánh với các nhà tỷ phú, tôi đã trở thành một quả cầu lửa tham lam khổng lồ. Tôi nghĩ về cách các đồng nghiệp có thể mua đảo quốc Micronesia nếu họ muốn, hoặc trở thành thị trưởng của thành phố New York. Họ không chỉ có tiền, họ còn có quyền lực – quyền lực đó không chỉ dừng lại ở việc đặt một bàn ở tiệm Le Bernardin. Các thượng nghị sĩ phải ghé thăm văn phòng của họ và trung thành với họ.


Tôi muốn có một tỷ USD. Thật đáng kinh ngạc khi nghĩ rằng chỉ trong vòng 5 năm, tôi lại chuyển từ trạng thái phấn khích khi nhận 40.000 USD đầu tiên đến thất vọng khi “chỉ” được trả 1,5 triệu USD trong năm thứ hai làm việc tại quỹ đầu tư.


Rời xa cơn nghiện


Nhưng cuối cùng, chính những ông chủ giàu có vô lý của tôi đã giúp tôi nhìn thấy mặt trái của sự giàu có không giới hạn. Khi tôi tham gia một cuộc họp với một trong số họ, và một vài nhà giao dịch khác, họ đã nói về các quy định của quỹ đầu tư mới. Hầu hết tất cả mọi người trên Phố Wall cho rằng đó là một ý tưởng tồi.


Tôi hỏi”“Nhưng đó chẳng phải là tốt hơn cho toàn bộ hệ thống sao?” Phòng họp bỗng trở nên yên lặng, và ông chủ nhìn tôi một cách khinh miệt. Tôi vẫn nhớ y nguyên câu nói của ông ta, “Tôi không có thừa chất xám để nghĩ về lợi ích của toàn hệ thống. Tất cả những gì mà tôi quan tâm chỉ là điều này sẽ ảnh hưởng đến công ty chúng ta như thế nào mà thôi”.


Tôi cảm thấy như mình bị thụi một quả vào bụng. Ông ta sợ mất tiền dù ông ta có rất nhiều. Từ lúc đó, tôi bắt đầu nhìn Phố Wall với một con mắt khác. Tôi bắt đầu để ý những lời lẽ cay độc mà các nhà giao dịch lên án chính phủ. Tôi nghe thấy sự giận dữ trong giọng nói của họ khi các loại thuế bị nâng cao hơn. Những nhà giao dịch này xem thường bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai đe dọa đến khoản lời của họ.


Bạn đã bao giờ thấy những gì một người nghiện làm khi lên cơn thèm thuốc chưa? Anh ta sẽ làm bất cứ điều gì – đi bộ 20 dặm trong gió tuyết, cướp đoạt của chính bà mình – để thỏa mãn cơn thèm đó. Phố Wall cũng như thế. Trong những tháng trước khi tiền lời được trao, các sàn giao dịch bắt đầu giống như một khu phố trong bộ phim dài tập “The Wire” khi heroin cháy hàng.


Tôi luôn ghen tỵ với những người kiếm được nhiều hơn tôi, nhưng bây giờ, lần đầu tiên, tôi rất xấu hổ thay cho họ, và cả cho tôi. Số tiền tôi kiếm được trong một năm nhiều hơn số mà mẹ tôi kiếm được trong cả cuộc đời bà. Tôi biết điều đó là không công bằng và không đúng. Vâng, tôi thông minh và nhanh nhạy với những con số. Tôi có khả năng buôn bán. Nhưng cuối cùng tôi lại không thực sự làm bất cứ điều gì. Tôi chỉ là một giao dịch viên phái sinh, và tôi nhận ra rằng thế giới cũng chẳng thay đổi gì nhiều nếu phái sinh tín dụng không còn tồn tại. Trái ngược hẳn với sự tồn tại của những y tá. Những điều tưởng chừng bình thường giờ đây lại bị biến đổi một cách méo mó.


Gần đây tôi vừa đọc xong ba tập trong bộ sách của Taylor Branch về Mục sư Martin Luther King Jr và phong trào dân quyền, và hình ảnh những người biểu tình đòi quyền tự do bước ra khỏi xe buýt gia nhập đoàn biểu tình đã khắc sâu vào tâm trí tôi. Tôi muốn nói với bản thân mình rằng nếu tôi sống trong những năm 60, tôi chắc chắn sẽ lên chiếc xe đó.


Rồi tôi lại tự lừa dối bản thân rằng bất công đầy rẫy khắp nơi, tình trạng nghèo đói tràn lan, số lượng nhà tù ngày càng nhiều, xâm hại tình dục chưa được kiểm soát, hay khủng hoảng béo phì vẫn đang tiếp diễn. Nhưng tôi không những không giúp trong việc giải quyết bất kỳ vấn đề nào trên thế giới mà còn kiếm lời từ chúng.


Trong vụ khủng hoảng tài chính năm 2008, tôi xúc được cả đống tiền bằng cách bán khống các cổ phiếu phái sinh của những công ty có tính rủi ro cao. Khi thế giới sụp đổ, thì tôi có lời. Tôi lường trước được sự sụp đổ, nhưng thay vì cố gắng giúp đỡ những người bị tổn thương nhiều nhất – những người không có một triệu USD trong ngân hàng – tôi lại làm giàu từ điều đó. Người bạn gái đã nói với tôi vài năm trước rằng “Em không thích con người hiện giờ của anh”. Cô ấy đã đúng và giờ vẫn đúng. Chỉ là bây giờ, tôi cũng không thích con người của chính mình.


Khái niệm “Nghiện giàu có” đã được nhà xã hội học và nhà viết kịch Philip Slater mô tả trong một cuốn sách năm 1980, nhưng các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về “nghiện” lại không mấy quan tâm đến khái niệm này. Cũng như nghiện rượu dẫn đến say rượu, “nghiện giàu có” cũng nguy hiểm cho tất cả mọi người. Chính những con nghiện giàu có chứ không phải ai khác là nguyên nhân rạn nứt đất nước tuyệt vời của chúng ta.


Những con nghiện này cũng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và hủy diệt tầng lớp trung lưu. Chỉ có một kẻ nghiện giàu có mới cảm thấy hợp lý khi nhận 14 triệu USD tiền bồi thường – gồm 8,5 triệu USD tiền lời – như CEO của McDonald, Don Thompson đã làm vào năm 2012, trong khi công ty của ông ngay sau đó đã xuất bản một cuốn sách hướng dẫn nhân viên làm thế nào để tồn tại với thu nhập thấp. Chỉ một kẻ nghiện giàu có mới có thể kiếm được hàng trăm triệu USD với tư cách là giám đốc một quỹ đầu tư và sau đó lại đi vận động hành lang duy trì một kẽ hở thuế để ông ta hưởng một mức thuế thấp hơn thư ký của mình.


Mặc dù tôi đã nhận ra những điều đó nhưng rất khó để từ bỏ. Tôi sợ mình sẽ cháy túi và không còn nhận được tiền lời trong tương lai. Trên hết, tôi sợ rằng sau 5 hay 10 năm nữa, tôi sẽ cảm thấy mình như một thằng ngốc từ bỏ cơ hội để biến mình thành thực sự quan trọng. Và điều làm cho việc từ bỏ trở nên khó khăn hơn là người khác sẽ nghĩ tôi là kẻ điên khi tôi quyết định ra đi.


Năm 2010, khi mâu thuẫn trong tôi đã lên tới đỉnh điểm, tôi đòi hỏi mức thưởng cuối năm 8 triệu USD, chứ không chỉ 3,6 triệu được chia. Các ông chủ nói họ sẽ đáp ứng yêu cầu tăng thưởng nếu tôi đồng ý ở lại thêm vài năm nữa. Và thế là tôi bỏ đi.


Năm đầu tiên thực sự rất khó khăn. Tôi đã trải qua cái tôi chỉ có thể mô tả là rút lui – bừng tỉnh vào mỗi đêm, hoảng loạn về việc hết nhẵn tiền, đọc tất cả các tiêu đề của các bài báo để xem đồng nghiệp cũ thăng tiến ra sao. Dần dà mọi thứ cũng trở nên dễ dàng hơn. Tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi đã có đủ tiền, và nếu tôi cần kiếm thêm thì tôi vẫn có thể. Nhưng bệnh nghiện giàu có của tôi vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Đôi khi tôi vẫn mua xổ số.


Trong ba năm kể từ khi tôi quyết định từ bỏ, tôi đã kết hôn, thuyết trình trong các nhà tù và trung tâm giam giữ vị thành niên về cách cai nghiện, dạy một lớp viết luận cho nữ sinh trong trại trẻ mồ côi, và thành lập tổ chức phi lợi nhuận Groceryships để giúp các gia đình nghèo phải vật lộn với bệnh béo phì và chứng nghiện đồ ăn.


Tôi sống hạnh phúc hơn nhiều. Tôi cảm thấy mình đang đóng góp thực sự cho xã hội. Và theo thời gian, quan điểm méo mó trong tôi đã mất dần. Tôi nhận thấy câu thần chú của Phố Wall rằng “Chúng ta thông minh hơn và chăm chỉ hơn bất kỳ ai, vì vậy chúng ta xứng đáng được tất cả số tiền này” chính là một cách bao biện để hợp lý hóa chứng nghiện giàu có. Từ khoảng cách hiện nay tôi có thể thấy những gì tôi trước đó không thể thấy, rằng Phố Wall là một nền văn hóa độc hại cổ súy sức mạnh của những người liều mạng phấn đấu để cảm thấy mình trở nên mạnh mẽ và có quyền lực.


Tôi thấy mình may mắn. Những trải nghiệm với ma túy và rượu giúp tôi nhận ra việc theo đuổi giàu có cũng là một chứng nghiện. Những năm tháng có sự hỗ trợ của tư vấn viên đã giúp tôi chữa lành những phần mà tôi thấy bị phá hủy và không thích hợp, do đó bản thân đã được trang bị đầy đủ để ra đi.


Có hàng chục các nhóm hỗ trợ khác nhau, như nhóm hỗ trợ người bừa bộn hay nhóm hỗ trợ người nghiện game online, tồn tại để giúp đỡ những người nghiện đủ các loại, nhưng lại không nhóm hỗ trợ người nghiện giàu có. Tại sao? Bởi vì nền văn hóa của chúng ta ủng hộ và thậm chí ca ngợi loại nghiện này. Nhìn vào trang bìa các tạp chí trên bất kỳ sạp báo nào đều là khuôn mặt của những người nổi tiếng và CEO, những người siêu giàu là thần thánh của nền văn hóa. Tôi mong muốn tất cả chúng ta cùng hợp lực trong khả năng của mình để ngăn không cho những người nghiện giàu có có thể gây ảnh hưởng tràn lan trên đất nước của chúng ta.


Nhìn chung, tôi cho rằng nếu một người giàu có và tin rằng họ có “đủ” thì họ không phải là một người nghiện giàu có. Theo kinh nghiệm của tôi thì đối với những người trên Phố Wall, cảm giác “đủ” là rất hiếm. Khi một anh chàng than phiền về công việc của mình nhưng sau một năm lại có thể thêm 2 triệu USD vào tài khoản 20 triệu USD của anh ta, thì có vẻ anh ta chính là một người nghiện giàu có.


Gần đây tôi nhận được một email từ một nhà giao dịch cho quỹ đầu tư nói rằng dù ông kiếm được hàng trăm triệu USD mỗi năm, ông vẫn cảm thấy bế tắc và trống rỗng, nhưng lại không đủ can đảm để ra đi. Tôi tin rằng ngoài kia cũng có những người như tôi.


Và nếu bạn đồng tình với những gì tôi viết, nhưng lại quá e dè để từ bỏ thì hãy bước một bước nhỏ trên con đường đúng đắn này. Chúng ta hãy tạo ra một quỹ, nơi mà tất cả mọi người đồng ý trích 25% tiền lời hàng năm của mình vào đó, và chúng ta sẽ sử dụng quỹ này để giúp đỡ một số người thực sự cần số tiền mà chúng ta đã dễ dàng có được. Đoàn kết lại, chúng ta có thể tạo ra những đóng góp thực sự cho thế giới.


Sam Polk




Bệnh nghiện tiền