27 thg 3, 2014

Có thể đòi lại đất đã cho nếu chỉ có giấy viết tay

Nếu việc tặng cho đất giữa bố bạn và người em không thực hiện đúng thủ tục thì dù người này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất 100m2 hay chưa, bố bạn vẫn có thể khởi kiện đòi lại.



Theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.


Theo bạn viết, mảnh đất của ông bà nội đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (kể cả thửa đất 100m2 bố bạn mua) nên ông bà có quyền thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng…


Tuy nhiên, trong mảnh đất của ông bà có 100m2 do bố bạn mua, sau đó để ông nội đứng tên. Do vậy, nếu bố bạn có đầy đủ căn cứ, giấy tờ hợp pháp (hợp đồng mua bán, giấy giao nhận tiền và đất ở…) để chứng minh việc nhờ ông nội đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có thể khởi kiện để đòi lại quyền sử dụng mảnh đất 100m2 mà gia đình chú bạn đang sinh sống.


Bạn cho biết bố đã chia cho người em mảnh đất 100m2  trước khi người này lập gia đình. Theo Điều 467 Bộ luật dân sự về tặng cho bất động sản, “tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu”.


Do vậy, việc bố bạn tặng cho người em mảnh đất chỉ có hiệu lực khi việc tặng cho được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Nếu thực hiện theo đúng thủ tục và người này đã được sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất 100m2 này thì bố bạn không thể đòi lại được.


Nếu việc tặng cho đất giữa bố bạn và người em không thực hiện đúng thủ tục thì dù người này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất 100m2 hay chưa, bố bạn vẫn có thể khởi kiện đòi lại.


Về việc chia di sản thừa kế do ông nội để lại


Dù Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông nội bạn nhưng về nguyên tắc, thửa đất thuộc quyền sử dụng chung hợp nhất của ông bà. Do đó, khi ông nội chồng bạn mất đi thì quyền sử dụng 1/2 thửa đất trở thành di sản thừa kế của ông để lại và quyền sử dụng 1/2 thửa đất trở thành tài sản của bà nội.


Ông nội mất không để lại di chúc nên theo quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự, di sản của ông nội được chia theo pháp luật.


Theo quy định tại Điều 676, “hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Theo đó, những người được hưởng di sản thừa kế của ông nội bạn gồm 4 người: bà nội chồng bạn và 3 người con (hai trai, một gái). Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.


Nếu có tranh chấp về chia di sản thừa kế do ông nội để lại thì những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất có thể khởi kiện yêu cầu tòa án cấp huyện nơi có thửa đất phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Việc khởi kiện chỉ phân chia di sản thừa kế có thể tiến hành trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày ông nội qua đời.


Về việc bà nội lập di chúc


“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 646 Bộ luật Dân sự). “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình…” (Điều 631). Theo đó, bà nội bạn có quyền lập di chúc để định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bố bạn.


Như đã nói ở trên, 1/2 diện tích thửa đất do ông nội đứng tên thuộc quyền sử dụng của bà nội. Do vậy, bà nội bạn chỉ có quyền lập di chúc định đoạt cho bố bạn 1/2 diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của bà và phần bà được hưởng từ 1/2 diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của ông để lại.


Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội




Có thể đòi lại đất đã cho nếu chỉ có giấy viết tay

25 thg 3, 2014

Mỹ sẽ đánh thuế Bitcoin

Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) vừa thông báo sẽ đánh thuế các giao dịch liên quan đến Bitcoin và coi đó là một loại tài sản, không phải tiền tệ.


Đây là tin tức có ảnh hưởng đáng kể đến loại tiền ảo đang ngày càng phổ biến như Bitcoin. Thông báo trên không thể hiện quan điểm ủng hộ hay phản đối của Chính phủ Mỹ, nhưng là dấu hiệu cho thấy giới chức nước này đang để ý đến Bitcoin.


Theo IRS, các giao dịch có giá trị từ 600 USD trở lên sẽ bị đánh thuế như tài sản thông thường. Các giao dịch này gồm thanh toán bằng Bitcoin, khoản lời từ đầu tư Bitcoin và thu nhập khi tạo ra tiền ảo này từ máy tính (đào Bitcoin). Nếu trả lương nhân viên bằng Bitcoin, công ty cũng sẽ phải trả thuế thu nhập liên bang trên khoản này.


“Khoản thanh toán sử dụng tiền ảo cũng sẽ phải công bố thông tin như các tài sản khác”, IRS cho biết. Cơ quan này thừa nhận Bitcoin có chức năng như tiền tệ, nhưng không phải loại tiền được pháp luật công nhận.


Rất nhiều Chính phủ trên thế giới đang tìm cách kiểm soát Bitcoin, như Anh, Đức, Nhật Bản và Singapore. Thông báo của IRS là một trong những nỗ lực đầu tiên của Mỹ nhằm điều tiết tiền ảo này, CNN cho biết.


IRS cho biết Bitcoin cần phải được định giá tại “giá trị thị trường hợp lý” ở thời điểm mua. Tuy nhiên, việc này tương đối khó khăn do giá Bitcoin thường xuyên biến động. Hôm qua, mỗi đồng tiền ảo có giá 580 USD. Theo IRS, người nộp thuế cũng có thể dựa vào giá tại các sàn giao dịch lớn trên thế giới, như Bitstamp, Bitfinex và BTC-E.


Động thái của Mỹ trái ngược hẳn với Anh, khi đầu tháng, giới chức nước này tuyên bố chuẩn bị bãi bỏ thuế giao dịch Bitcoin. Dù vậy, đồng tiền này cũng đang đối mặt với rất nhiều vấn đề pháp lý trên thế giới. Trung Quốc không cho phép các tổ chức tín dụng nước này giao dịch, bảo lãnh phát hành hay cung cấp bảo hiểm bằng Bitcoin. Thái Lan và Nga cấm sử dụng tiền ảo để mua bán. Việt Nam là nước mới nhất lên tiếng không công nhận Bitcoin.



Mỹ sẽ đánh thuế Bitcoin

Có thể kiện khi mua nhầm đất quy hoạch

Theo Điều 132 Bộ luật Dân sự, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.



Theo khoản 2 Điều 29 Luật Đất đai, trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.


Điều này có nghĩa là, trong trường hợp nhà đất đã có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch thì chủ sở hữu nhà đất không được phép thực hiện việc chuyển nhượng nhà và đất mà phải tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


Theo Điều 132 Bộ luật Dân sự, khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.


Điều 410 Bộ luật Dân sự về hợp đồng dân sự vô hiệu cũng nêu rõ: “Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.


Như vậy, trường hợp căn nhà bạn định mua đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chủ nhà cố ý che giấu thông tin để bạn đặt cọc thì việc chủ nhà nhận đặt cọc bán nhà trong khi đất đã có quyết định thu hồi là vi phạm pháp luật đất đai. Theo các quy định vừa viện dẫn thì giao dịch đặt cọc mà bạn đã thực hiện sẽ bị vô hiệu. Bạn có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối. Trong trường hợp việc đặt cọc bị tòa án tuyên vô hiệu thì bạn sẽ lấy lại được khoản tiền cọc.


Ngược lại, trường hợp căn nhà bạn định mua tuy vướng quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì quyền chuyền nhượng nhà và đất của chủ sở hữu nhà chưa bị hạn chế, miễn là việc chuyển nhượng đó được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Lúc này, mong muốn lấy lại tiền cọc của bạn sẽ phụ thuộc vào việc thỏa thuận, thương lượng giải quyết vụ việc của hai bên.


Thạc sĩ, luật sư Phạm Thanh Bình




Có thể kiện khi mua nhầm đất quy hoạch

19 thg 3, 2014

Những sai lầm chết người khi sử dụng thẻ tín dụng

Dùng thẻ tín dụng nhưng vẫn giữ thói quen cũ với thẻ ATM như: rút tiền mặt, quẹt thẻ tẹt ga mà quên mình đang tiêu bằng tiền đi vay… có thể khiến bạn tiền mất tật mang.


1. Để thẻ tín dụng ở khắp mọi nơi


Khác thẻ ATM (thẻ ghi nợ nội địa), thẻ tín dụng (credit card) không cần nhập mã PIN (mật khẩu) khi thanh toán tại quầy. Hơn nữa, chỉ cần có đủ thông tin ở mặt trước và mặt sau thẻ tín dụng, người dùng (không phân biệt chủ thẻ hay không), vẫn có thể thanh toán trực tuyến. Do đó, các tổ chức phát hành luôn khuyến cáo người sử dụng tuyệt đối giữ bí mật thông tin chủ thẻ.


Tuy nhiên, giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng chi nhánh nước ngoài có thị phần khá lớn cho biết, tình trạng cho mượn thẻ tín dụng của người Việt Nam rất phổ biến. “Cho người nhà mượn thẻ để thanh toán nhưng đôi khi họ lại vứt thẻ linh tinh. Một số người thậm chí còn chụp ảnh chiếc thẻ mà quên không làm mờ các chữ số in trên đó. Tất cả đều rất nguy hiểm”.


Theo một thống kê gần đây, khoảng 70% thông tin cá nhân bị đánh cắp do khách hàng lơ là, không quan sát thẻ khi thanh toán. Nhiều người vẫn giữ thói quen đưa thẻ cho nhân viên quẹt trong khi kẻ gian hoàn toàn có thể chụp lại mặt trước và sau và lấy cắp thông tin để trục lợi.



2. Quên rằng mình đang tiêu tiền đi vay


Quẹt thẻ ATM thì bạn đang chi tiêu bằng tiền của mình có sẵn trong đó. Ngược lại, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, thực chất bạn đang tiêu bằng số tiền đi vay trước của ngân hàng. Tuy nhiên, không ít khách hàng, đặc biệt là những người trẻ, lại thường quên điều này khi đứng trước những cạm bẫy mua sắm.


Sau tối đa 45 ngày, người dùng phải hoàn trả lại tiền đã tiêu nhưng thực tế cho thấy, không ít người chỉ thanh toán số dư tối thiểu thay vì toàn bộ số tiền mua sắm trong tháng. Hiện lãi suất các ngân hàng tính đều khá cao, từ 20-30% một năm. Do đó, bạn chỉ nên chi tiêu bằng thẻ tín dụng khoản tiền mà mình chắc chắn sẽ hoàn lại trong tháng. Nếu không, bạn sẽ dính sâu vào những nợ nần.


3. Mở quá nhiều thẻ tín dụng


Lại một thói quen xấu của thẻ ATM ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng của bạn. Do công ty thay đổi ngân hàng trả lương, các chương trình miễn phí phát hành thẻ nhiều… nên việc một người cùng lúc có gần chục thẻ ATM là điều bình thường. Tuy nhiên, với thẻ tín dụng, nếu mở quá nhiều sẽ là một cái bẫy rất lớn đối với mọi người sử dụng vì nó sẽ ảnh hưởng đến ví tiền của bạn.


Theo lãnh đạo một ngân hàng, mỗi người chỉ nên có tối đa 2 thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng – tiêu chí quan trọng để có thể vay tiền ngân hàng từ nay về sau – sẽ không tốt nếu các nhà băng biết bạn mở quá nhiều thẻ tín dụng.


Nếu được cấp hạn mức khá lớn, bạn chỉ cần mở một thẻ. Không nên vì nghe những quảng cáo “miễn phí phát hành”, “miễn phí thường niên”… của các nhân viên tư vấn mà tự làm khó cho mình. Bên cạnh đó, phí thường niên thường chỉ miễn phí năm đầu tiên và phí dịch vụ liên quan đến thẻ tín dụng của mọi nhà băng thường đắt hơn rất nhiều so với thẻ thông thường.


4. Không nhớ ngày thanh toán


Vì không bao giờ phải trả lại tiền đã tiêu cho ngân hàng khi dùng thẻ ATM nên nhiều người thường quên lịch thanh toán khi dùng thẻ tín dụng. Phí trả chậm cũng không hề thấp. Chưa kể, lãi suất sẽ bắt đầu được tính với các khoản chi tiêu trong tháng.


Quan trọng hơn, bạn sẽ bị nhảy nhóm nợ xấu nếu đến hạn chưa thanh toán dư nợ tối thiểu trong kỳ. Do đó, để khắc phục tình trạng này, nên để nhắc nhở trên điện thoại hoặc chủ động thanh toán ngay khi có lương, có khoản thu nhập.


5. Rút tiền mặt


Vai trò chính của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải để rút tiền mặt. Tuy nhiên, không ít người vẫn quên khuấy điều này dù tất cả các nhà phát hành đều tính phí rút tiền mặt khá cao (từ 3-4% số tiền rút). Chưa kể, khoản tiền này sẽ được xem như khoản vay cá nhân với lãi suất được tính ngay từ thời điểm rút tiền.


Tuy nhiên, cũng không loại trừ một số người mở thẻ tín dụng chỉ để rút tiền, bất chấp phí rất đắt. Cách thức này chỉ nên dùng trong trường hợp hạn hữu bởi sẽ khiến bạn dễ dàng rơi vào vòng xoáy nợ nần.



Những sai lầm chết người khi sử dụng thẻ tín dụng

Cách đầu tư khôn ngoan khi lãi suất hạ

Gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn số một với những người thích ăn chắc mặc bền. Nhưng nếu khẩu vị rủi ro lớn, nhà đầu tư có thể tận dụng đợt sóng đang diễn ra trên thị trường chứng khoán.


3 năm trở lại đây, trần lãi suất tiết kiệm liên tục hạ nhưng không ít người gửi tiền vẫn cảm thấy bối rối trước các lựa chọn bỏ tiền vào đâu. Theo các chuyên gia, những người vẫn quen gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng phần lớn có khẩu vị rủi ro rất thấp và mục tiêu chính là để bảo toàn đồng vốn. Phần nhiều trong đó là những người lớn tuổi, hưu trí, hoặc không có kiến thức đầu tư kinh doanh, muốn dành tiền để tích lũy và rất ngại đầu tư. Nếu bạn thuộc đối tượng này, muốn “ăn chắc mặc bền” thì gửi tiền vào ngân hàng vẫn là lựa chọn sáng suốt nhất, ngay cả khi lãi suất giảm. Hai tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,24% và so với cùng kỳ năm ngoái cũng chỉ tăng hơn 5%. Lãi suất ngắn hạn 6% một năm vẫn đủ bù đắp nếu người gửi tiền hay so sánh với lạm phát.


Tuy nhiên, để hưởng lợi tối đa với phương án này, bạn nên chọn ngân hàng có nhiều sản phẩm gửi tiết kiệm linh hoạt và các nhân viên tư vấn nhiệt tình, chủ động gọi điện nhắc nhở khi có biến động về lãi suất, thị trường. Riêng những khách gửi tiền tỷ (đồng), hầu hết đã được các nhân viên giao dịch gọi điện nhắc nhở và tư vấn phương án chuyển sổ, cầm cố… để có lợi nhất khi lãi suất giảm. Ngay cả với những người gửi số tiền nhỏ hơn, giao dịch viên tại một số nhà băng vẫn khá chăm chút.


Trần lãi suất cao nhất (ở mọi kỳ hạn) hiện quanh 8% một năm, cá biệt vài nơi có thể là 8,5-9% một năm. Do đó, nếu muốn tỷ lệ sinh lời của khoản tiền sau một năm cao hơn mức này, bạn nên tìm đến các kênh đầu tư khác.


Ngay từ ngày 17/3, khi lãi suất chưa chính thức hạ, một vài người đã kịp đổi sổ tiết kiệm sang kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cũ. Tuy nhiên, chị Minh (Lê Đức Thọ, Cầu Giấy) chưa kịp làm việc này. Do đó, trong ngày đầu tiên lãi suất hạ, chị lập tức tất toán sổ tiết kiệm dù chưa đến hạn để đi mua vàng hoặc đôla. Chị cho rằng lãi suất thấp, để đến hết kỳ hạn cũng không được hưởng lãi suất cao. Nghĩ giá vàng sắp tới có thể tăng tiếp khi chênh lệch giá trong và ngoài nước chỉ hơn một triệu đồng, chị bèn tất toán sổ tiết kiệm để mua vàng. “Nếu sắp tới Ngân hàng Nhà nước mua vàng vào, khoản chênh có thể tăng, nhờ vậy giá trong nước có thể cao hơn”, chị Minh nói.



Trong khi đó, thị trường chứng khoán đang khởi sắc. Theo ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, để có mức lợi nhuận trên 10% là hoàn toàn khả thi. “Với những người theo trường phái chắc ăn, bạn nên đầu tư vào những mã cổ phiếu của doanh nghiệp có nền tảng tốt, tính ổn định cao. Ít nhất bạn sẽ hưởng cổ tức từ những mã này và thị giá có thể tăng đôi chút”, ông nói.


Trong trường hợp không phải một nhà đầu tư am hiểu, có nhiều thông tin “độc” trên sàn chứng khoán, ông Khánh khuyên bạn nên tìm đến những nhà tư vấn uy tín. “Hiện có rất nhiều những mã cổ phiếu thuộc dạng an toàn, lợi nhuận không quá cao nhưng chắc chắn trên 10% – cao hơn lãi suất ngân hàng. Với những người không ưa mạo hiểm lớn, có thể chọn cách đó”, ông nói.


Đương nhiên, nếu “khẩu vị rủi ro” của bạn lớn hơn và chấp nhận thiệt hại lớn thì có thể lướt sóng. Không chỉ với chứng khoán mà các tài sản khác như vàng, việc không có kinh nghiệm và thông tin thiếu tin cậy đều có thể khiến bạn sa ngã.


Nhiều chuyên gia vẫn khuyến cáo, nếu thực sự có khoản tiền nhàn rỗi và không đặt áp lực tiền đẻ ra tiền quá lớn, bạn có thể chọn đầu tư vàng bởi kim loại này vốn giữ giá tốt nhất so với tiền đồng hay mọi loại ngoại tệ khác trong dài hạn. Ngược lại, nếu đầu tư ngắn hạn và không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn nên tránh xa.


Đây cũng là lời khuyên của Tiến sĩ Alan Phan khi nói đến vàng. Ông cho rằng trong 3 năm tới, vàng có rất nhiều rủi ro so với các kênh khác nên sẽ không “nhảy” vào. Thực tế cũng cho thấy, giá vàng trong năm 2013 đã giảm tới 25% so với năm trước đó.


Với đôla Mỹ, tỷ giá chính thức trong cả năm 2013 chỉ tăng 1%, nếu tính toán theo giá thị trường cũng chỉ tăng khoảng 1,3%. Sang 2014, theo cam kết của Thống đốc, nếu điều chỉnh, tỷ giá có thể chỉ biến động không quá 2%. Như vậy, nếu đầu tư vào đôla, khả năng sinh lời chỉ quanh mức này, do đó các chuyên gia khuyên người dân không nên tham gia.


Chia sẻ nhận định giá vàng tương lai khó tăng nhưng anh Ngọc (Bạch Mai, Hà Nội) quyết định không chọn chứng khoán. Theo anh, hiện chứng khoán tăng điểm và có thể sẽ dừng lại nhưng bất động sản thì vẫn đi ngang. “Đây có thể sẽ là cơ hội vì giá thị trường sắp tới có thể tăng, khả năng sinh lời tốt”, anh phân tích.


Phân tích của anh Ngọc nhận được sự đồng tính của không ít chuyên gia. Hiện bất động sản đang là tảng băng lớn và việc đánh tan khối băng này sẽ là mục tiêu hàng đầu của không chỉ doanh nghiệp mà cả cơ quan quản lý. Do đó, cơ hội để đầu tư vào kênh này không phải nhỏ.



Cách đầu tư khôn ngoan khi lãi suất hạ

4 thg 3, 2014

Nhân viên Techcombank khóc sụt sùi trước tòa vì thương cha mẹ

Vốn là cán bộ ngân hàng, Tuấn đã lợi dụng chức danh của mình để chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng, để rồi phải trả giá.



Nguyên là cán bộ ngân hàng Techcombank, chi nhánh Hưng Yên, phòng giao dịch Yên Mỹ, Tuấn có tương lai rộng mở. Thế nhưng vì lòng tham, Tuấn đã lợi dụng chức danh của mình để chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng, để rồi phải trả giá.

Lê Quang Tuấn (1987, Yên Mỹ, Hưng Yên) là chỗ quen biết với Phạm Chung Anh (Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thế nên, Tuấn nhờ Chung anh tìm người cho mình vay tiền với mục đích đáo hạn ngân hàng. Tin tưởng Tuấn, Chung Anh giới thiệu Tuấn gặp Hoàng Ngọc Thạch (Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội) để vay tiền.


Theo đó, Thạch cho Tuấn mượn 4,5 tỷ đồng trong thời hạn 30 ngày. Sau khi ký giấy thỏa thuận xong, Thạch nhờ Trung, nhân viên của mình chuyển số tiền trên vào tài khoản của Tuấn với nội dung “anh Trung chuyển tiền cho Tuấn”. Nhận được điện thoại thông báo đã chuyển tiền của Trung, Tuấn trực tiếp đi rút số tiền trên. Thế nhưng đến hạn trả nợ, Tuấn chỉ trả được 270 triệu đồng, sau đó biến mất.



Đứng sau vành móng ngựa thi thoảng Lê Quang Tuấn, lại đưa tay gạt vội những giọt nước mắt đang rơm rớm. Đôi vai run lên bần bật khi người cha già đứng trước HĐXX biện hộ cho hành vi của con.


Lý giải cho hành vi của mình, Tuấn nói: Không có ý định chiếm đoạt tiền của anh Thạch, chỉ vì không có tiền trả nên Tuấn mới trốn tránh.


“Tại sao lại vay nhiều tiền thế, vay để làm gì”, vị chủ tọa hỏi.


Tuấn trả lời giọng sụt sùi: “Bị cáo vay để trả nợ. Hồi còn làm cán bộ ngân hàng, bị cáo cho một khách hàng mượn tiền. Chưa kịp lấy được tiền, người khách ấy chết, bị cáo nợ lần nhiều quá nên mới hành động như vậy”.


Rồi vị chủ tọa cất lời: “Cha mẹ bị cáo cho ăn học bao năm, chưa báo hiếu được cái gì thì lại gây ra tội lỗi tày trời này”. Nghe câu nói ấy, bị cáo Tuấn và những người thân không kìm được nước mắt.


Sau giờ nghị án, HĐXX tuyên phạt Lê Quang Tuấn 15 năm tù về tội Lợi dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản.


Vtc.vn



Nhân viên Techcombank khóc sụt sùi trước tòa vì thương cha mẹ

3 thg 3, 2014

“Nhiều ngân hàng cho vay lãi suất thấp hơn huy động”

Năm nay, Ngân hàng Nhà nước xác định một trong những ưu tiên hàng đầu là tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng giảm hơn nữa nhằm hỗ trợ khu vực sản xuất, kinh doanh.



“Mặt bằng lãi suất cho vay VND và USD đều ổn định và hợp lý, nhiều ngân hàng đã cho vay VND ở mức dưới 6%/năm, thấp hơn cả lãi suất huy động”, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho hay.


Hai tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước mua vào 4 tỷ USD, thanh khoản dồi dào nhưng tín dụng vẫn âm 1,66% so với 31/12/2013. Ngân hàng Nhà nước khẳng định với báo giới: sẽ đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12% – 14% trong 2014.


Thưa bà, có nhiều lo ngại rằng, những khó khăn của 2013 tiếp tục đeo bám sự ổn định kinh tế vĩ mô và sẽ tác động không thuận tới điều hành chính sách tiền tệ trong 2014. Quan điểm của bà như thế nào?


Mặc dù năm 2014, Chính phủ chưa thể giải quyết triệt để những khó khăn trong điều hành kinh tế vĩ mô nhưng qua hai tháng đầu năm, đã có những tín hiệu tích cực.


Đó là, môi trường kinh tế thế giới đang có nhiều dự báo tích cực và Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ đó, đặc biệt là khu vực xuất khẩu.


Ở trong nước, tăng trưởng kinh tế hai tháng qua có nhiều dấu hiệu tốt như chỉ số công nghiệp xây dựng tăng 5,4% so với cùng kỳ và tăng 1,4% so với cuối 2013.


Cũng so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đã loại bỏ yếu tố giá cũng tăng 6,2%; giải ngân vốn FDI tăng 6,7%. Đặc biệt, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đang ở mức 52,1 điểm, tăng tháng thứ 5 liên tiếp.


Ngoài ra, chỉ số CPI của 2 tháng qua chỉ tăng 1,24% so với cuối 2013, trong đó tháng 1 tăng 0,69%, tháng 2 tăng 0,55%, được cho là mức tăng thấp so với thông lệ.


Riêng với điều hành chính sách tiền tệ, ở các năm trước, cứ vào dịp trước và sau Tết, hệ thống thường căng thanh khoản nhưng năm nay, thị trường ổn định.


Trong điều kiện vừa phải kiềm chế lạm phát trong khi đã mua vào 4 tỷ USD, đưa ra thị trường một lượng tiền VND ước 150 nghìn tỷ đồng trong tháng 1/2014, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp trung hòa linh hoạt qua giao dịch OMO. Nhờ đó, thanh khoản các ngân hàng được đảm bảo, không có một ngân hàng nào phải vay tái cấp vốn.


Gần đây, một số ngân hàng đưa các gói vốn giá rẻ nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng, số đó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, phần lớn là lãi suất vẫn còn cao, bà nói gì về vấn đề này?


Năm nay, Ngân hàng Nhà nước xác định một trong những ưu tiên hàng đầu là tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng giảm hơn nữa nhằm hỗ trợ khu vực sản xuất, kinh doanh. Hiện tại, chúng tôi đang giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên.



Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hối thúc các tổ chức tín dụng giảm lãi vay, kể cả khoản vay cũ về dưới mức 13%/năm; điều chỉnh giảm thêm 1%/năm đối với lãi vay gói 30 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất thị trường đang ổn định và có xu hướng giảm.


Sau Tết, khi tiền trở lại hệ thống, thanh khoản dư thừa, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn 1 – 2 tháng với mức 0,3% – 0,5%/năm, các kỳ hạn dài hơn có giảm nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 0,1%/năm.


Đây là điều kiện quan trọng để các ngân hàng hạ lãi suất tiền vay và nhờ đó, đường cong lãi suất đúng quy luật hơn: kỳ hạn ngắn thì lãi suất thấp, kỳ hạn dài lãi suất cao hơn.


Ngoài ra, mặt bằng lãi suất cho vay VND và USD đều ổn định và hợp lý, nhiều ngân hàng đã cho vay VND ở mức dưới 6%/năm, thấp hơn cả lãi suất huy động.


Ngày 28/2, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thống đốc cho biết là tín dụng 2 tháng qua âm 1,66% so với 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để đảm bảo mức tăng tín dụng hợp lý?


Tính đến 20/2/2014, tín dụng toàn hệ thống giảm 1,66% so với cuối 2013, trong đó, tín dụng VND giảm 1,94%, tín dụng ngoại tệ tăng 0,11%. Mức giảm này phù hợp với tính quy luật những năm gần đây vào dịp Tết: 2 tháng đầu của 2012 giảm 1,88% và 2 tháng đầu 2013 giảm 0,23%.


Xác định đây là thách thức không nhỏ nên ngay từ đầu năm, trên cơ sở mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng định hướng từ 12% – 14% và tình hình thị trường, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng đơn vị; đồng thời, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải xây dựng kế hoạch thực hiện để đảm bảo chỉ tiêu.


Theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý xong 8 trong số 9 ngân hàng yếu kém, còn một đơn vị được dự kiến cho phép nước ngoài tham gia 100 vốn để tái cơ cấu, tại sao đến nay chưa có thông tin chính thức?


Việc tái cơ cấu 9 ngân hàng được xác định ở thời gian trước thì hiện nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đôn đốc họ thực hiện phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.


Riêng còn một ngân hàng đề xuất tái cơ cấu theo phương án có sự tham gia 100% vốn nước ngoài thì Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc.


Theo Nghị định 01 về góp vốn mua cổ phần của các tổ chức nước ngoài được Chính phủ ban hành từ đầu năm nay, đã có cơ chế mở, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém trong nước được vượt tỷ lệ quy định nhưng Thủ tướng phải xem xét từng trường hợp.


Với trường hợp nói trên, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ có quyết định sớm nhất có thể.



Vneconomy



“Nhiều ngân hàng cho vay lãi suất thấp hơn huy động”

Nhân viên ngân hàng giúp doanh nghiệp làm giả hồ sơ chiếm đoạt hơn 380 tỉ đồng

Cho nhân viên tận tình hướng dẫn làm giả hồ sơ, cung cấp cả phần mềm chấm điểm tín dụng để tham khảo, các bị can nguyên là nhân viên VietinBank Đông Anh tạo điều kiện để DN chiếm đoạt hơn 380 tỉ đồng.


Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra bổ sung vụ án “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại VietinBank Đông Anh (Hà Nội), đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bốn bị can nguyên là lãnh đạo và cán bộ tín dụng tại VietinBank Đông Anh, 12 giám đốc, tổng giám đốc và hai nhân viên các công ty tư nhân tham gia phi vụ chiếm đoạt tài sản này.


Theo kết luận điều tra, năm 2008 Nguyễn Thành Hưng thành lập Công ty TNHH một thành viên xây dựng Thủy Tiên để kinh doanh vật liệu xây dựng, cầm đồ, cho thuê xe tự lái và năm 2009 chuyển sang kinh doanh bất động sản. Do trước đó Hưng có công huy động tiền gửi vào VietinBank Đông Anh nên được Trần Kim Hòa, nguyên phó giám đốc VietinBank Đông Anh, tạo điều kiện cho vay vốn.


Theo quy định, ngân hàng hạn chế việc vay tín dụng trong mua bán bất động sản và mỗi công ty chỉ được vay một lượng tiền nhất định nên để giúp Hưng vay được nhiều tiền, Hòa đã chỉ đạo Nguyễn Xuân Thủy (40 tuổi), nguyên trưởng phòng giao dịch Bắc Thăng Long thuộc VietinBank Đông Anh; Hồ Thị Kim Ngân (26 tuổi), Đinh Công Khánh (34 tuổi), nguyên cán bộ tín dụng VietinBank Đông Anh, hướng dẫn cho các nhân viên của Hưng hợp thức hóa hồ sơ vay vốn. 16 công ty đều do Hưng chỉ đạo thành lập mới hoặc do Hưng cử người tham gia làm giám đốc, kế toán trưởng…


Trần Kim Hòa biết rõ các công ty mà Hưng sử dụng tư cách pháp nhân để vay vốn thực tế không có hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn chỉ đạo cán bộ dưới quyền hướng dẫn cho nhân viên của Hưng làm giả giấy tờ, hợp thức hóa hồ sơ vay vốn; tiếp nhận hồ sơ vay và đề xuất, giải quyết duyệt cho vay mà không kiểm tra thẩm định theo quy định.



Cụ thể, các bị can tại VietinBank Đông Anh đã hướng dẫn Nguyễn Vũ Tùng (35 tuổi), nhân viên Công ty TNHH MTV xây dựng Thủy Tiên, ngồi tại phòng giao dịch Bắc Thăng Long làm giả báo cáo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, hợp đồng mua bán, phiếu xuất nhập kho; hướng dẫn Tùng chỉnh sửa số liệu trong báo cáo tài chính để phù hợp với những quy định chấm điểm cho vay của VietinBank.


Thậm chí Đinh Công Khánh còn cung cấp cả phần mềm chấm điểm vay vốn tín dụng của VietinBank cho Tùng để căn cứ vào đó làm giả tài liệu cho hợp lý. Đối với các giấy tờ không làm giả được tại ngân hàng thì Tùng yêu cầu nhân viên ở nhà làm và chuyển sang ngân hàng để Tùng hoàn thiện hồ sơ.


Vay tiền ngân hàng để… cho vay lấy lãi


Sau khi giải ngân, VietinBank Đông Anh không kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay theo quy định mà vẫn ký xác nhận khống vào biên bản kiểm soát vay vốn sau vay thể hiện việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Số tiền rút được từ ngân hàng, Nguyễn Thành Hưng và đồng phạm sử dụng cho việc kinh doanh bất động sản, cho vay lấy lãi và chi tiêu hết. Riêng Trần Kim Hòa được Hưng cho mượn một ôtô để sử dụng và mua tặng một sim điện thoại trị giá 30 triệu đồng.


Theo tuổi trẻ



Nhân viên ngân hàng giúp doanh nghiệp làm giả hồ sơ chiếm đoạt hơn 380 tỉ đồng

2 thg 3, 2014

Quy định thừa kế với người định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà khi được nhận thừa kế nhà đất sẽ không được cấp Giấy chứng nhận, nhưng được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho.



Theo Điều 126 Luật Nhà ở năm 2005 và Điều 121 Luật Đất đai năm 2003, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.


Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc một trong các đối tượng nói trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ 6 tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.


Do vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn có thể về Việt Nam làm thủ tục khai nhận thừa kế và đăng ký quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản mà bạn được hưởng thừa kế. Nếu bạn chưa có điều kiện về Việt Nam thì bạn có thể ủy quyền cho người khác thay mặt bạn thực hiện các công việc nói trên. Văn bản ủy quyền phải bao gồm các nội dung như: thông tin người ủy quyền, người nhận ủy quyền, căn cứ, nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền và phải được chứng thực bởi cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước bạn đang cư trú.


Trường hợp bạn không thuộc một trong các đối tượng nói trên thì quyền lợi của bạn được pháp luật quy định như sau:


Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng nói trên nếu được nhận thừa kế nhà đất sẽ không được cấp Giấy chứng nhận, nhưng được phép chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà và quyền sử dụng đất thừa kế, theo đó:


a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại Điều 148 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;


b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại khoản 6 Điều 113 của Luật Đất đai và khoản 2 Điều 126 của Luật Nhà ở; trình tự, thủ tục tặng cho thực hiện theo quy định tại Điều 152 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;


c) Trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để cập nhật vào sổ địa chính và theo dõi.


Trường hợp bạn chưa có điều kiện về Việt Nam thì bạn cũng có thể làm văn bản ủy quyền cho người thân ở Việt Nam để thay mặt bạn thực hiện việc chuyển nhượng hoặc tặng cho nhà và quyền sử dụng đất cho người khác theo quy định của pháp luật.


Công ty Luật Bảo An, Hà Nội




Quy định thừa kế với người định cư ở nước ngoài

Thị trường bất động sản và những chiêu trò làm hàng

Ở chính đâu đó lại đang thì thầm chờ đợi một cơn sốt mới trên thị trường bất động sản (BĐS). Những thông tin nhà đất lại đang được bàn tán từ các quán cà phê phố cổ Hà Nội tới các quán nhậu hạng sang quận 3 TP Hồ Chí Minh.


Phải chăng bong bóng BĐS không vỡ mà lại phình to ra? Lại có cơ hội để đầu tư một vốn bốn lời chăng?

Những chiêu trò để bán hàng ế?


Theo Sở Xây dựng Hà Nội, chỉ số giá giao dịch căn hộ chung cư phân khúc trung cấp trong quý IV/2013 đã tăng nhẹ. Cụ thể, tại quận Ba Đình tăng từ 81 lên 83%, quận Đống Đa tăng từ 75 lên 79%, Hà Đông tăng từ 66 lên 69%, Hoàng Mai tăng từ 71 lên 72%, Long Biên tăng từ 81 lên 82%, Tây Hồ tăng 82 lên 84%…


Đáng chú ý, ngay những ngày năm mới, tại một số sàn giao dịch BĐS lớn khu vực Hà Đông, Linh Đàm, lượng người đến giao dịch mua bán căn hộ chung cư, nhà đất thổ cư từ 1-2 tỷ đồng cải thiện rõ rệt so với cùng thời điểm năm trước.


Nhiều dự án giá rẻ cũng “nóng” lên đôi chút như chung cư CT1B Tân Tây Đô (699 triệu đồng/căn); chung cư CT12 Văn Phú; Nam Xa La (giá từ 560 – 980 triệu đồng/căn); XPHomes (giá từ 800 triệu đồng – 1,2 tỷ đồng/căn)… Thậm chí nhiều dự án chung cư đang tái diễn cảnh khách mua phải trả thêm vài chục triệu đồng cho người mua trước hoặc “cò”.



Các dự án xuất hiện “tiền chênh” có thể kể đến như Dự án CT11 và CT12 Khu đô thị mới Kim Văn Kim Lũ (đường Nguyễn Xiển mới) do Xí nghiệp Xây dựng số 1 Lai Châu mở bán. Hiện giá bán các căn hộ này được chào dao động quanh mức 11,5 – 14,5 triệu đồng/m2 với mức giá chênh 30 – 70 triệu đồng/căn.


Trước đó, các căn hộ tại Chung cư Đại Thanh (Khu đô thị Xa La) hay VP5 Linh Đàm cũng đã làm “nóng” thị trường Hà Nội với mức giá chênh vài chục triệu đồng/căn. Các dự án chung cư giá rẻ khác, như Văn Phú Victoria (Khu đô thị Văn Phú – Hà Đông) cũng có giá chênh 15 – 25 triệu đồng/căn đối với các căn hộ có diện tích dưới 70 m2. Dự án CT2 Trung Văn (huyện Từ Liêm) của Vinaconex 3 giá chênh căn hộ diện tích nhỏ lên tới 50 triệu đồng/căn.


Thêm nữa, hàng loạt các dự án chung cư hạng sang công bố kế hoạch tăng giá bán trong những tháng tới. Chủ đầu tư Dự án Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, Hà Nội )cho biết, đợt mở bán thứ 3 sẽ kết thúc vào ngày 15-3 tới đây. Chủ đầu tư đang cân nhắc kế hoạch tăng giá bán trong đợt mở bán tiếp theo.


Nhưng đó chỉ là vài chiêu làm hàng của các chủ đầu tư dự án nhà ở. Mọi dữ liệu cho thấy thị trường BĐS vẫn còn chưa thấy đáy. Mớ giá đỗ này ngâm ủ đã lâu, chắc sẽ bốc mùi.


Thấy que hương cháy đừng tưởng mặt trời lên


Nói cho đúng, thị trường BĐS gồm các thành phần: các chủ đầu tư dự án, các nhà đầu tư thứ cấp và người tiêu dùng. Theo những con số thống kê của Bộ Xây dựng, hiện các chủ dự án còn tồn kho hàng hóa trị giá 94.000 tỷ đồng, dĩ nhiên con số này chưa được các nhà nghiên cứu cho là đã chính xác. Bởi vì rất nhiều các dự án đã có hợp đồng bán hoặc hợp tác kinh doanh nhưng rất có thể không bao giờ thành bởi nhiều lý do, có thể từ khả năng dự án vẫn đang xanh cỏ, không nên nổi nhà, có thể người cam kết mua nhà viện nhiều lý do để không thực hiện hợp đồng, hoặc có thể chỉ là cam kết của các nhà đầu tư thứ cấp trên giấy mà chưa hề được thể hiện bằng các khoản tài chính đảm bảo.


Tuy nhiên, số lượng tồn kho của các chủ dự án chưa ghê gớm bằng số lượng tồn kho của các nhà đầu tư thứ cấp, những người bỏ vốn mua nhà, mua đất để mong kiếm lời. Những khu đô thị hoang vắng, những khu nhà ở bây giờ dành cho bò, những khu đô thị đang trở thành mục tiêu của các nhà săn ma, của các phóng viên ưa thích những chuyện quái dị có mặt ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S của chúng ta. Không ai thống kê khối lượng tồn kho này, nhưng phong trào bán cắt lỗ của các nhà đầu tư thứ cấp đang trở nên sôi động, dĩ nhiên là sôi động về phía bán, hoang vắng về phía người mua. Đã có chuyên gia dự đoán, số lượng BĐS tồn kho của các nhà đầu tư thứ cấp lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng.


Mới đây, ngay khi dự án Berriver Long Biên (số 390 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên) đang chào bán với giá 28 triệu đồng/m2 (căn hộ hoàn thiện nội thất, đã bao gồm VAT) thì trên thị trường các nhà đầu tư thứ cấp tại chính dự án này đang rao bán vơi mức giá chỉ 25,5 triệu đồng/m2. Thành phần thứ ba là người tiêu dùng. Đúng là do những nhu cầu nhà ở có thật và đã đến mức bức xúc, nhiều người tiêu dùng đã bắt đầu mua nhà. Nhưng số lượng những người có nhu cầu mua nhà và có khả năng tài chính để mua nhà có khổng lồ đến mức tiêu thụ hết núi hàng tồn kho và thêm một núi hàng mới sẽ ra thị trường vào năm nay hoặc một vài năm nữa. Câu trả lời là: Không. Không nên nghĩ đơn giản là nếu ngân hàng cho vay với thủ tục đơn giản, người có nhu cầu nhà ở sẽ kéo nhau đi mua nhà. Cho vay, khác với cho không, người mua nhà cũng vẫn phải trả, không chỉ vốn mà cả lãi. Do vậy chỉ có người có khả năng tài chính mới dám mua nhà.


Thị trường căn hộ chung cư đang chuẩn bị chào đón một lượng lớn căn hộ sẽ hoàn thiện trong năm 2014. Các dự án nổi bật dự kiến hoàn thiện và bàn giao nhà trong năm 2014 có thể kể tới như Mipec Riverside, Berriver Long Biên (quận Long Biên), Golden Place (Mỹ Đình, huyện Từ Liêm), Golden Land (75 – Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân),      Eurowindow MultiComplex (quận Cầu Giấy), Golden Silk (quận Hoàng Mai), CT2A Tân Tây Đô (huyện Hoài Đức)…


Phần lớn trong số này đã được đặt mua, một số còn lại đang được chủ đầu tư tiếp tục chào bán. Trên thị trường tự do, trừ những khách thực sự mua để ở, nhiều nhà đầu tư thứ cấp do những sức ép tài chính đang chào bán “cắt lỗ” với mức lỗ lên đến vài trăm triệu đồng/căn. Hai dự án bị “cắt lỗ” mạnh nhất thị trường hiện nay là Golden Land (75 – Nguyễn Trãi) và Golden Place (Mỹ Đình, Từ Liêm) với mức tương ứng 800 triệu đồng/căn và 500 triệu đồng/căn. Hầu hết những căn hộ bị “cắt lỗ” là loại căn hộ cao cấp, giá bán cao, diện tích lớn (trên 120 m2). Thông tin về các căn hộ bán cắt lỗ, khách hàng có thể tìm kiếm trên Internet.


Ở phân khúc đất nền dự án, dù quy định mới của Bộ Xây dựng cho phép chủ đầu tư các khu đô thị mới được phân lô, bán nền, nhưng vẫn không nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Với thị trường đất thổ cư, khảo sát tại một số quận, huyện của Hà Nội cho thấy: Dù giá đã giảm hơn một nửa so với thời điểm 2010-2011, nhưng vẫn ít người mua. Thậm chí, có khu đất giới thiệu bán cả năm trời, chủ đất giảm giá liên tục vẫn chưa bán được.


Thêm nữa, hàng loạt các dự án BĐS dưới danh nghĩa nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp, nhà tái định cư vẫn được khởi công xây dựng rầm rộ với những ưu đãi của Nhà nước để đến năm 2020 đạt mức 140.000 căn hộ. Bán đi đâu cho hết?


Những lời khuyên dành cho khách hàng


Dĩ nhiên những lời tư vấn này chỉ dành cho những người có ý định mua BĐS. Với đối tượng là các nhà đầu tư thứ cấp, thời điểm này không nên đầu tư vào BĐS. Lý do đơn giản. Một thị trường đang khủng hoảng thừa, hàng hóa đổ đi không hết, nhiều chủ hàng còn bỏ của chạy lấy người thì không có lý nào để ra tiền ôm đống hàng ế đó về nhà. Giá BĐS hiện nay đẫu đã trở về mặt bằng giá của năm 2006, nghĩa là trung bình đã giảm khoảng 30% nhưng vẫn còn quá cao so với mức thu nhập của người dân và quá cao so với giá trị thực của BĐS. Theo dự đoán của chính các chủ đầu tư, giá BĐS đến cuối năm 2014 sẽ còn giảm thêm từ 10% đến  20% nữa tùy theo dự án.


Đối với những người đang bức xúc về nhà ở, có khả năng và có nhu cầu mua nhà, lời khuyên của chúng tôi là không nên lao vào các dự án nhà giá rẻ, giá bình dân. Tiền nào của ấy. Chất lượng nhà ở của các dự án này quá thấp cùng với vị trí không thuận lợi sẽ là rào cản không chỉ cho những dự định chuyển đổi sau này mà còn không thuận lợi cho sinh hoạt gia đình. Có lợi nhất là nên tìm kiếm các căn hộ bán tháo của các nhà đầu tư thứ cấp tại các dự án nhà ở đã chuẩn bị giao nhà cho người mua với mức giá thấp hơn giá gốc khoảng 30%.





 TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Giá nhà có thể xuống thấp hơn nhưng không nhiều

Tôi cho rằng giá nhà đã có thể mua. Năm 2014 giá nhà có thể xuống thấp hơn nữa nhưng tôi nghĩ không nhiều vì nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục. Phân khúc nhà giá rẻ, bình dân vẫn sẽ được quan tâm và bán chạy nhất. Giá nhà 10-15 triệu đồng/m2 là loại nhà phù hợp đối với những người có thu nhập trung bình. Tầng lớp thu nhập thấp hơn thì vẫn sẽ phải mua giá nhà đó nhưng phải đi vay thêm. Còn tầng lớp thu nhập cao thì vẫn quan tâm đến những căn hộ cao cấp. Tôi được biết như khu chung cư Phú Mỹ Hưng giá nhà không hề thấp nhưng người nước ngoài vẫn đến mua khá đông. Những ai cần mua nhà có thể tìm hiểu và lựa chọn, quyết định mua vì giá nhà hiện nay là phù hợp.


Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Đất Xanh: Người dân có nhiều sản phẩm để lựa chọn


Tất nhiên những khó khăn của thị trường BĐS năm 2013 sẽ tiếp diễn trong năm 2014 nhưng mức độ sẽ giảm đi 60% – 70%. Biểu hiện cụ thể là trong những tháng cuối năm 2013, thanh khoản trên thị trường đã được cải thiện rất nhiều so với đầu năm, bên cạnh phân khúc trung bình và thấp, phân khúc BĐS trung và cao cấp đã có giao dịch xuất hiện. Một điểm quan trọng nữa đó là các ngân hàng đã quay trở lại cho khách hàng vay mua nhà và cho doanh nghiệp vay để thực hiện dự án. Mặt khác, các chủ đầu tư cũng đã đưa BĐS về giá trị thực, xác lập mặt bằng giá mới, đó chính là cơ hội cho thị trường. Ba yếu tố này sẽ làm cho thanh khoản trên thị trường được cải thiện và đó cũng là cơ hội cho người dân sở hữu một căn nhà cho mình vì họ có nhiều sản phẩm để lựa chọn.




ANTĐ


Thị trường bất động sản và những chiêu trò làm hàng

Vay tiêu dùng gánh lãi suất...74%/năm

Gần đây liên tục xảy ra các tranh chấp giữa người vay và các công ty tài chính. Người vay “tố” công ty mập mờ không nói rõ các điều khoản, lãi suất cao, phạt nặng, trong khi công ty tài chính cho rằng mình làm đúng quy định trong hợp đồng.


Xảy ra việc này theo các chuyên gia có lỗi ở cả hai phía. Khách hàng được chào mời vay vốn với điều kiện dễ dàng đã nhắm mắt vay mà không tìm hiểu kỹ các điều kiện. Trong khi đó nhân viên tư vấn các công ty tài chính thường “ém” đi các điều khoản bất lợi để dụ người vay.


Mập mờ điều khoản


Sau khi trả góp được bốn kỳ cho khoản vay mua điện thoại, chị C.K.Diễm (Q.5, TP.HCM) được nhân viên Công ty PPF gọi điện thoại mời vay thêm 12 triệu đồng. Khoản vay này chị Diễm được yêu cầu ra bưu điện nhận tiền. Tại bưu điện, chị đã ký một số giấy tờ theo yêu cầu rồi nhận tiền mà không đọc kỹ. Sau một thời gian, chị được công ty gửi bản hợp đồng chi tiết. Lúc này đọc kỹ hợp đồng chị mới giật mình vì lãi suất lên đến 6,17%/tháng, tương đương 74,04%/năm, dù trước đó chị Diễm được nhân viên tư vấn nói lãi suất chỉ hơn 4%/tháng.



Chưa hết, dù thực nhận 12 triệu đồng nhưng số nợ vay theo hợp đồng lên đến 12,929 triệu đồng, do công ty cộng cả số tiền bảo hiểm vào tổng số tiền vay. Theo cách tính của công ty, mỗi tháng chị phải trả 1,359 triệu đồng, thời gian vay 15 tháng, tính ra tổng số tiền chị phải trả lên đến 20,385 triệu đồng! Thấy tiền lãi quá cao, một tháng sau chị Diễm yêu cầu trả tiền lại thì nhân viên công ty làm dữ với những lời lẽ rất nặng nề, buộc chị nộp 17 triệu đồng nếu trả tiền ngay. “Chỉ trong một tháng mà phải trả thêm đến 5 triệu đồng để chấm dứt hợp đồng là quá vô lý” – chị Diễm nói và cho biết không còn cách nào khác đành phải duy trì khoản vay đến đáo hạn.


Chị Đ.T.M.Linh (Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) cho biết vay của Công ty tài chính PPF số tiền 11 triệu đồng, đã thanh toán 1 triệu đồng nhưng sau đó công ty gửi bản hợp đồng khác hẳn, số tiền vay cao hơn do cộng cả phí bảo hiểm vào và yêu cầu phải trả góp cho cả số tiền bảo hiểm này. Thấy mập mờ, chị Linh yêu cầu công ty phải cho người xuống làm rõ nhưng không được đáp ứng, chị liền ngưng thanh toán. Công ty đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng và yêu cầu chị phải trả số tiền gần 20 triệu đồng. Do chị Linh không đồng ý trả, nhân viên Công ty tài chính PPF đã đến nhà dùng vũ lực để đòi nợ. Bức xúc, chị Linh lên Công ty PPF khiếu nại, nhưng công ty đổ lỗi cho đơn vị đòi nợ và nói không chịu trách nhiệm.


Nhiều khách hàng khác tại TP.HCM cũng phản ảnh khi chào mời vay vốn thì nhân viên tư vấn Công ty PPF nói rất sơ sài về lãi suất cũng như các điều khoản và nhất định không cho xem trước hợp đồng. Họ cũng bức xúc vì mức phạt chậm thanh toán quá cao, chậm bốn ngày bị buộc đóng 250.000 đồng. Có trường hợp đã phải đi trốn nợ.


Ông Trương Văn Hải (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) phản ảnh trường hợp con trai ông vay 21 triệu đồng của Công ty PPF từ tháng 9-2012, sau 14 tháng đã trả được hơn 28 triệu đồng, không còn khả năng trả nợ nên đã đi khỏi địa phương. Do công ty liên tục thúc nợ, ông Hải nói muốn gặp mặt để trả trực tiếp thì công ty không chịu, yêu cầu ông phải trả thông qua bưu điện.


Không vay tiền cũng bị đòi nợ


Anh Nguyễn Duy Phương phản ảnh bị một người xưng là nhân viên Công ty tài chính PPF liên tục gọi vào số điện thoại của anh để đòi số tiền hơn 20 triệu đồng của một người tên Hùng đã vay từ tháng 9-2013. “Số điện thoại tôi đăng ký từ tháng 11-2012, không hề biết gì chuyện vay nợ, cũng không phải tên Hùng nhưng giải thích kiểu gì họ cũng không nghe. Có khi 21g đêm vẫn gọi đòi nợ, mỗi lần gọi từ một số máy khác nhau” – anh Phương bức xúc nói.


Trả lời chúng tôi bằng văn bản, Công ty PPF thừa nhận có nhầm lẫn trường hợp anh Phương, đồng thời giải thích là do một khách hàng tên Nguyễn Văn Hùng đã cung cấp số điện thoại của anh Phương với thông tin đây là số điện thoại của vợ anh Hùng. Sau khi nhận được thư khiếu nại, công ty đã xóa số điện thoại anh Phương ra khỏi thông tin liên quan đến khách hàng Nguyễn Văn Hùng.


Về phản ảnh của các khách hàng cho rằng lãi suất quá cao, đại diện Công ty PPF cho rằng đã áp dụng lãi suất thỏa thuận tùy thuộc từng khoản vay, trong đó có khả năng tài chính của người vay và các yếu tố khác. Công ty cũng khẳng định luôn thông báo rõ về lãi suất cho người vay trước khi giao kết hợp đồng. Chẳng hạn với trường hợp chị C.K.Diễm, công ty khẳng định đã tư vấn cho chị về lãi suất và các điều khoản khác. Chính khách hàng đã ký giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ, trong đó có liệt kê chi tiết về lãi suất, phí bảo hiểm, số tiền trả góp hằng tháng cũng như đã ký vào từng trang của hợp đồng vay vốn.


Dù nhiều người vay bức xúc rằng không được thông báo rõ ràng về việc phải mua bảo hiểm và cũng không muốn mua bảo hiểm vì làm tăng gánh nặng trả nợ, nhưng đại diện công ty vẫn khẳng định đó là khoản bảo hiểm… tự nguyện, công ty chỉ “thực hiện nhiệm vụ giới thiệu dịch vụ”, còn quyền quyết định thuộc về người vay.


Phải tìm hiểu kỹ


Theo các chuyên gia, lãi suất cho vay tại các công ty tài chính rất cao do đây là loại hình cho vay tín chấp, người vay không phải thế chấp tài sản, điều kiện vay cũng dễ dàng hơn ở ngân hàng. Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết từng nhận được hàng ngàn hồ sơ mà người vay giả mạo bảng lương, KT3 để vay tiền công ty tài chính rồi bỏ trốn. Rủi ro cao nên bên cho vay phải đưa lãi suất lên cao để bù đắp. Mặt khác, do món vay nhỏ, chỉ khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng/món nên chi phí cũng cao hơn.


Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng xảy ra tranh chấp giữa công ty tài chính và người vay có nguyên nhân từ hai phía. Phía công ty tài chính cần cho vay nên khi tư vấn chỉ nói những thông tin có lợi cho người vay và lờ đi những thông tin bất lợi. Chưa kể hợp đồng không rõ ràng, nhiều điều khoản không được ghi rõ trong hợp đồng hoặc ghi lập lờ, sau đó người vay vi phạm thì bị phạt rất nặng.


Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu phân tích các ngân hàng được quản lý bởi hệ thống pháp luật rất chặt chẽ, được thanh kiểm tra thường xuyên, còn các công ty tài chính hoạt động trong khuôn khổ thoáng hơn rất nhiều. Hơn nữa, các hợp đồng dạng này được soạn theo hướng có lợi về bên cho vay, người vay không tìm hiểu kỹ, nhắm mắt ký sẽ dễ rơi vào “bẫy tín dụng”, vay dễ trả khó. Theo ông Hiếu, rất nhiều người không đủ điều kiện vay ngân hàng đã tìm đến các công ty tài chính vì các công ty này cho vay theo dạng tín chấp, phù hợp với người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, lãi suất vay tín chấp rất cao và người vay thường không nhận biết được lãi suất thật. “Nên nhờ người có hiểu biết pháp luật tư vấn, đồng thời kiểm tra chéo thông tin, thậm chí tra cứu trên mạng trước khi quyết định vay để tránh bị sập bẫy” – ông Hiếu tư vấn.


Bị khách hàng hành hung?


Đối với trường hợp chị Đ.T.M.Linh, Công ty PPF cho rằng chính nhân viên công ty bị bạo hành khi đòi nợ, chứ không phải là người dùng vũ lực đòi nợ như chị Linh phản ảnh.


Theo Công ty PPF, chị Linh ký bốn hợp đồng vay vốn với công ty, trong đó có hai hợp đồng đã hoàn tất và hai hợp đồng còn lại đang trong tình trạng trễ hạn thanh toán hơn năm tháng. Do chị Linh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng quy định nên cả hai hợp đồng tín dụng còn lại đã bị chấm dứt trước thời hạn. Công ty PPF đã gửi thông báo và yêu cầu chị trả toàn bộ số tiền còn lại nhưng đến nay chị Linh chưa thanh toán.


Theo Tuổi Trẻ


Vay tiêu dùng gánh lãi suất...74%/năm