18 thg 6, 2014

Thẻ tín dụng - bạn đồng hành thời bão giá

Với mức thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng, việc dành ra một khoản tiền để phòng thân lúc “trái gió trở trời” không hề đơn giản, nhất là sống ở các thành phố lớn. Khi đó, thẻ tín dụng cho phép ứng trước tiền gấp đôi mức lương thật sự là “cứu cánh” chủ thẻ trong trường hợp có việc cần, đột xuất…




Là nhân viên một cơ quan đầu ngành của TPHCM, nhưng anh Nguyễn Văn Cường, ngụ quận 9 luôn trong cảnh “thiếu trước hụt sau”. Mức lương nhà nước chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng của cả 2 vợ chồng chỉ vừa đủ trang trải sinh hoạt trong gia đình. “Tháng nào có vài cái đám cưới hoặc nội ngoại 2 bên có việc đột xuất phải gửi tiền về quê phụ giúp là 2 vợ chồng lại cuống cuồng vay mượn. Làm tháng nào xào tháng đó” – anh Cường than.


Nhu cầu vay tiền cao


Anh Cường không phải trường hợp cá biệt. Sống ở thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, mức chi tiêu sinh hoạt của một gia đình trẻ xung quanh khoảng 10 triệu đồng/tháng rất khó để dư dả. Hàng tháng, ngoài tiền thuê nhà, tiền xăng xe, ăn uống sinh hoạt trong ngày, gia đình còn phải chi rất nhiều khoản không tên như đám cưới, sinh nhật, tân gia…


“Dù cố gắng tiết kiệm nhưng để dư một khoản tiền kha khá là chuyện không dễ. Mỗi khi có việc gấp, tôi thường phải vay mượn bạn bè, thậm chí “vay nóng” với mức lãi suất tính theo ngày, theo tháng” – chị Minh Anh, công nhân khu chế xuất Tân Thuận, quận Thủ Đức, TPHCM bộc bạch.

Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, nhiều đơn vị kinh doanh đã áp dụng các hình thức cho mua trả góp, hỗ trợ lãi suất hoặc cho vay tiêu dùng với hạn mức tín dụng nhất định. Từ mua xe máy, tivi, laptop đến điện thoại di động… đều được trả góp với lãi suất không hề rẻ, nhưng được khách hàng đón nhận bởi đáp ứng nhu cầu mua sắm, chi tiêu không cần nhiều vốn ban đầu. Nhiều công ty tài chính tung ra các sản phẩm cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng với lãi suất một số khoản lên tới 60-70%/năm, và vẫn có khách hàng. Nhu cầu thực tế là có thật, thậm chí nhiều khách hàng  sẵn sàng mua trả góp với mức lãi suất cao để “nâng chất” cuộc sống của mình. Tuy nhiên việc tìm đến nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng (NH) đến nay vẫn chưa nhiều do tâm lý e ngại, xem NH như một kênh “xa xỉ”.


Cấp vốn từ thẻ tín dụng


Trên thực tế, vay vốn từ ngân hàng được xem là một kênh hiệu quả và an toàn nhất dành cho người lao động. Nhiều ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm tín dụng với điều kiện đăng ký khá đơn giản để thu hút khách hàng.


Mới đây, NH Techcombank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng Dreamcard mà điểm nổi trội là khách hàng được rút tiền mặt ứng trước gấp 2 lần lương hoặc dùng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ.

“Đây là bước đột phá của NH trong việc cấp tín dụng tín chấp cho khách hàng, vay tiền không cần tài sản đảm bảo với mức thu nhập chỉ từ 4 triệu đồng/tháng trở lên” – đại diện Techcombank cho biết.


Theo tìm hiểu, thẻ tín dụng Dreamcard được thiết kế dành cho nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình thấp, thường là công nhân, cán bộ công nhân viên nhận lương qua thẻ Techcombank. Chủ thẻ có thể rút tiền bất kỳ thời gian nào từ hàng ngàn cây ATM của Techcombank và các NH khác trên cả nước. Thanh toán hóa đơn mua sắm, hàng hóa dịch vụ bằng cách cà thẻ tại hơn 24 triệu điểm chấp nhận thẻ của tổ chức thẻ quốc tế JCB (hợp tác với Techcombank) trên toàn thế giới. Số tiền hoàn trả mỗi tháng chỉ từ 10% tổng số tiền chi tiêu.


Ngoài ra, phần thủ tục đăng ký cũng được NH Techcombank đơn giản tối đa để thu hút khách hàng sử dụng. Khách hàng chỉ cần nhận lương qua tài khoản Techcombank từ 3 tháng trở lên, không cần tài sản đảm bảo và bản photo CMND, hộ khẩu (tạm trú) cùng mẫu đăng ký phát hành thẻ.


Có thể thấy thẻ tín dụng là giải pháp hữu hiệu cho khách hàng giải quyết nỗi lo cần tiền mặt ứng trước đối với chi tiêu hàng ngày, hay cần mua hàng hóa ưu đãi khuyến mãi trong khi tiền túi chưa sẵn có. Xu hướng tiếp cận với tín dụng ngân hàng cũng đang dần phát triển để nỗi lo canh cánh vay nóng, trả lãi khủng không còn ám ảnh những người dân có thu nhập trung bình.




Thẻ tín dụng - bạn đồng hành thời bão giá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét